LÊ VĨNH THÁI
Minh họa: Nhím
Khi hoa vàng nở rực triền đồi
em hứa đưa tôi lên ngọn đồi
nơi có căn nhà gỗ và đàn chim từng chiều bay nhảy
có gã di gan bóc từng viên sỏi thả vào ngày
em nói
con sói đã rời bầy đi khỏi ngọn đồi
chiều tiếng hú dội lên vách núi
nó sẽ cô độc
tiếng dội chẳng bao giờ cầm được
khi tôi hỏi em con đường thông còn cây nào rì rào câu chuyện
về khúc cua ngoặt triền dốc chao chát nụ môi hôn gió qua đồi
vi vút
thời của đôi dép làm bằng chứng
đôi dép đã mục nát triền đồi
có con đường nào băng qua ký ức tôi về lại
lối nhỏ nào lắm người đi tôi ngăn lối
buộc lại hơi thở ngày tháng cũ mèm còn đọng đầy trên lá
em vẽ tôi bằng ngọn cỏ lau màu đông trắng lạnh
và nặn khuôn mặt đất
vì như thế tôi sẽ ở đó chẳng như gã cao bồi, đi săn
em nhìn đến khi chán mặt
em hứa sẽ tặng tôi mũi tên vào lồng ngực
khi hoa vàng nở rực triền đồi
và em đã thả tôi
buổi chiều trên cánh đồng tím đầy hoa dại
em chỉ con đường
và đi bằng bước chân chậm chạp
cười theo tiếng lục lạc xe ngựa
thong dong qua dốc
giờ em đã ra khỏi đường đầy xác thông
tôi đứng trên thân cây gãy mục
nghêu ngao
nhà thờ điểm chuông
tôi
vẫn đứng bằng hình hài tượng
mùa hoa vàng vẫn chưa về
thoi thỏi dốc
gió
bầy sói và gã di gan đã đi xa hơn bên kia núi
mùa hoa vàng...
Người đàn bà đốt lửa qua đêm
người đàn bà đốt lửa
đêm nối dài sợi chỉ xoắn nâu màu mắt
loang lỗ tay hoang vừa dừng điểm gắp
ố vàng chân dung người, phố
ngã ba đường cuối ngày mưa lạnh
người đàn bà đốt lửa
qua đêm
người đàn bà đốt lửa
đêm qua
ngựa cuồng chân, điên
cừu nuôi giấc thảo nguyên mưa sâu rừng ướt
lũ cò sục mảnh dưới cội sen tàn
vừa rơi khỏi chiếc bình sứ đỏ
người đàn bà nhúm lửa
tím lên dòng sông ngậm thạch xương bồ
chiều phủ đệ hoang lạnh lãnh cung
bầy tâm thần nghĩ về kiếp trước
vàng son và đêm tối
người đời màng chi cung nữ
lửa luênh loang thếp son vào bóng
người đàn bà trở về
đốt lửa
ngâm ánh mắt trong chiếc bình màu
những dấu hỏi nhảy vọt khỏi bức tường trống trải
nhiều khi muốn tự thú với con sông
từ ngày chưa cạn
trăng đêm hạ huyền
giấc mơ sớm mai vỡ đầy mưa
người đàn bà ủ than
mắt lửa
giấy trần truồng trong chiếc khung vờn những đường gân
úa nhựa trên con mắt gỗ
xoáy tròn mấy mươi vòng quay thân phận
người đàn bà sờ những vì sao lạc
trên chiếc lưng trần
cành sen vừa qua mùa hạ
ngày đi như gió
đêm khắc khoải
dài
người đàn bà
ngồi
đốt lửa
đêm...
(TCSH327/05-2016)
TRẦN HOÀNG PHỐ
HẢI BẰNG
PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi
Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.
TRẦN HOÀNG PHỐ Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh
TRẦN VÀNG SAO
LÊ VĂN NGĂN
VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn
FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56
LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Kính tặng Hà Nội - Trái tim
THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi
HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1
PHẠM TẤN HẦU Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc” J.BRODSKY
NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1
LTS: Tại nhà thờ họ Lê của làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, vào tháng 10 năm 1950 đã diễn ra Hội nghị Họp ban thành lập Hội Văn nghệ Thừa Thiên, đánh dấu sự ra đời sớm nhất của một hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Kỷ niệm 60 năm sự kiện đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy, những ngày tháng Tám, Trại sáng tác Về Nguồn đã được Hội LH VHNT tổ chức ngay tại mảnh đất Mỹ Lợi.
LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.
LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau
LTS: Ngô Minh sinh ngày 10-9-1949 tại An Thủy, Quảng Bình. Bắt đầu in thơ từ năm 1975. Được giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978…Ngô Minh đã từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhiều năm, vì thế thơ anh viết về nhiều đề tài cuộc sống, nhưng vẫn mang đầy hơi thở của một người lính: sâu đằm, bỏng cháy…