Nhà thơ Đinh Thu, tên thật Đinh Ngọc Thu, tuổi con Rồng, quê Tây Thượng, Thừa Thiên Huế.
"Ánh sáng thiên nhiên 2" của Phạm Hoàng Anh
Mỗi ngày anh chuyển động trên chiếc xe đạp hơn nửa thế kỷ này, những vòng quay ấy tưởng chừng như chu kỳ của con lắc thời gian, của cỗ máy xơ cứng. Nhưng ngoài những vòng quay và sự mã hóa, còn cuộc mã hóa cao hơn, chính là mật mã linh hồn. Thơ Đinh Thu là một dạng thức khác biệt của sự mã hóa đó; ngoài hình ảnh thần bí trong bài thơ “Đêm Phước Tích” đã được đông đảo độc giả yêu thích qua trang thơ của TCSH số 178, tháng 12/2003.
Sông Hương số này giới thiệu đến độc giả một số bài thơ của Đinh Thu. Cũng như cuộc đời, trong thơ anh ẩn chứa những nỗi niềm sâu kín thấm đẫm chất lãng mạn, một sự lãng mạn cô đơn tưởng chừng đã biến mất trong cuộc sống hiện tại.
Hoàng Diệp Lạc (gt)
ĐINH THU
Tự tình
Tôi xa lạ như một điều nói dối
Chỉ có nụ cười là đáng tin thôi
Mới quen em thời gian ngắn ngủi
thích quên mà hóa nhớ
người ơi!
Nhưng làm thế nào em hiểu được tôi
Người mơ mộng quá nửa đời phiêu lãng
Con tàu cũ không tìm ra bến cảng
Đừng giận tôi
và trời biển mênh mông
Tôi đã già như mũi tên đồng
Em thì trẻ cứ như tranh tố nữ
Ước chi tôi giỏi trăm nghìn ngoại ngữ
Viết cho em bức thư dài
dịch một chữ thôi.
Nhưng làm thế nào mà em hiểu được tôi
Người thợ giấu mình sau cổ máy
Dáng vẻ xù xì dễ gì em nhận thấy
Tâm hồn tôi
và lay động bên trong
Tôi đã già như đá dưới lòng sông
Em thì trẻ cứ như hoa hàm tiếu
Ước chi tôi hóa thân vào đàn sếu
Bay ngang nhà em
vỡ giọng kêu vài tiếng
em ơi!
Nhưng làm thế nào em hiểu được tôi
Người làm thơ giấu mình sau trang sách
nếu biết được tôi xin em đừng trách
cả thơ tôi
và tôi nữa nghe không!
Tôi đã già như một gốc thông
em thì trẻ cứ như tờ giấy trắng
Ước chi tôi được làm mây che nắng
Đường em về rợp bóng mát em ơi!
Nhưng làm thế nào em hiểu được tôi.
Điên
Đừng nói: yêu, thương, ghét, hờn.
Im đi tốt hơn
Cho tâm bình yên cô độc
Muốn phá vỡ bức tường thành nát mục
Quay đầu về chiêm bái nét thời gian
Còn trong tôi bao ý nghĩ điên cuồng
Em hãy giữ
và xem như kỷ niệm
Trăng sao không bịn rịn
Khỏi cần ai phải hát ru tôi
Đập vỡ gương soi - tôi chán mặt lắm rồi.
Nào! nào!
Hãy thở nhẹ như phép màu huyền thoại
Đời không vui
tấm thân quằn quại.
Vết chém trong hồn sâu lắm, em ơi!
Khóc cho người, đừng khóc cho tôi
Nước mắt chảy chẳng thành suối mát
Cổ dài cơn khát
Gió không đọng vào bóng đêm
Xin một lần thiếp ngủ dưới chân em.
Điên! điên! điên!
Người Vật Thần
Có những người từ trước tôi quen biết
Bỗng lạ như bị đánh tráo linh hồn
Họ ngày ấy tôi tin và nể phục
Sao lúc này thấy mặt muốn buồn nôn
Ngày về nhìn nước sông quê yêu dấu
Mát tuổi thơ giờ lợn cợn bùn đen
Giếng làng cổ đã lâu rồi đá lấp
Trong mắt tôi đắp mấy lớp váng phèn
Xưa miếu thiêng Giao Thừa nghe gió rít
Bà thì thào gió dậy rước Ngài lên
Nay miếu đổ, nhà lầu xây lấn đất
Gốc đa già nhớ Thần Thánh lênh đênh
Có phải thế mà lòng tôi chìm đắm
Biết tìm đâu một điểm tựa gối đầu
Bạn trách tôi uống rượu hay nhắm mắt
Quán giữa làng hồn say ở nơi đâu?
(SH318/08-15)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI