Trang thơ đầu tay 2-87

15:19 01/10/2012


Nguyễn Thiên Sơn - Trần Hữu Phiện

Ảnh: internet

NGUYỄN THIÊN SƠN

Tiếng hát của người câu cá

Hạnh phúc của anh nơi biển cả
Nơi chấm phao lay động giữa vô cùng
Chẳng phải đi tìm sự an nhàn, anh là kẻ thích
                        khám phá những điều huyền bí

Giây phút rung lên niềm hân hoan trước con cá
                        mắc câu giãy giụa
Sự chờ đợi căng như dây đàn
Kết quả của trăm lần giật trượt và sự kiên trì
                        móc sửa mồi câu
Những sinh vật của đại dương không hề khờ dại
Anh phải tỉnh táo để khỏi bị đánh lừa
Chắc gì phao chìm là anh giật
Đôi khi chỉ rung hờ, thậm chí lúc bất chợt nằm ngang
Anh đã giật vung mạng với tính toán tuyệt vời
                        và nụ cười hồn hậu

Bài ca của kẻ lần đầu chiến thắng
Bài ca qua trăm lần bão tố xanh với những chồi non
Bài ca của những nhà thơ khêu bấc đèn sáng
                        lấp lánh trong dạt dào biển cả
Bí ẩn của thiên nhiên anh là kẻ nắm bắt
Nên anh hát
Bài hát của người đi câu hy vọng trào lên muôn đợt sóng…



TRẦN HỮU PHIỆN

Màu xanh đất lửa

Không xa lắm, mà nay tôi mới đến
Với đồng đội tôi bên cửa biển này
Đêm - vầng trăng đỏ bầm bệt lửa
Ngày - gió Lào lồng lộn bụi đỏ bay…

Sau cơn bão, nhà tạm che tôn, giấy
Đất khát khao một chút gió lành,
- Ai chưa đến cứ tưởng rằng nơi ấy
Gió dịu dàng muôn thuở với màu xanh!

- Xin hãy nhớ: đất này là đất lửa
Biển mặn nồng và nắng gió luyện tôi
Vị chè chát, hạt tiêu nồng xé lưỡi
Rừng cao su dâng nhựa quý cho đời;

Những người lính sống bên cửa biển
Như dừa xanh, quen nắng gió mặn mòi
Nhận vào mình biết bao là dữ dội
Để xanh, mãi đời, đồng đội mến yêu ơi…

                                         Cửa Tùng, 3-1986

Mái tóc bàn tay

                              Tặng Huyên

… Mỗi ngày thức đón bình minh
Là em chải mái tóc xanh mượt mà
Lược hồng gỡ rối đường tơ
Cho suôn sẻ nỗi đợi chờ trong em
Cho mềm thêm sợi tóc mềm
Cho bền chặt như tình duyên của mình…

Mỗi lần về được với em
Tay anh làm lược cài trên mái đầu
Chải đi mưa nắng dãi dầu
Dày thêm nỗi nhớ thương nhau những ngày
Em ngồi yên lặng, thơ ngây
Mà thương chiếc lược - bàn tay - con người
Xưa, nay mái tóc - cuộc đời
Vấn vương cả một biển trời thương yêu…

Anh đi lại nhớ những chiều
Khi sao sắp mọc, tiếng diều sắp thôi
Là sau khung cửa em ngồi
Gió lùa mái tóc, bồi hồi đợi ai…

                                           1984

(SH23/01-87)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • CHƠN ĐỨCLTS: Trường Trung cấp phật học Huyền Không thuộc hệ phái nguyên thuỷ Thừa Thiên Huế dịp tết Nguyên Đán Ất Dậu 2005 đã phát động cuộc thi sáng tác thơ văn nhằm khuyến khích Tăng Ni sinh trên con đường “Duy tuệ thị nghiệp”.Sông Hương trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Cuộc đi cuộc về” của CHƠN ĐỨC được giải nhất trong cuộc thi này.

  • LTS: Đây là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, hồi đó ký tên là Chiêm Thanh, in ở báo Mai, số tháng 11/1964. Ngày ấy tác giả mới 27 tuổi. Truyện mang hơi hướm của văn học hiện sinh rất phổ biến thời bấy giờ: Một nỗi cô đơn đến xa lạ, cùng với niềm kiêu hãnh thầm kín về chính bản thân mình, và tình yêu cũng trở thành một chỗ ẩn náu không an toàn trước một chủ thể đã tự khẳng định trong sự đề kháng như một thứ tự do tuyệt đối.Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu lại truyện ngắn “Vườn cỏ ngủ yên” để bạn đọc hiểu rõ hơn con đường văn học đầy trăn trở của tác giả.

  • CAO THỊ VÂN ANH          Kính viếng cô yêu dấu!Từ khi là một cô bé con tôi đã mong Tết về. Tôi mong Tết về không phải là vì được nghỉ mấy ngày Tết rong chơi ngoài đồng cùng lũ bạn trong xóm, càng không phải là do bữa cơm ngày Tết của nhà tôi có bánh chưng và nhiều món ăn ngon khác hẳn với ngày thường. Tôi mong Tết đến là vì một lý do rất đơn giản: - Năm nào cũng vậy, cô tôi sẽ lại trở về quê vào một ngày giáp Tết.

  • Ý GIANGKhông biết vì sao cứ về chiều là nó buồn. Mà vì sao lại buồn nhỉ. Nó cứ đi đi lại lại mà miệng cứ lầm bầm cái gì đó chẳng có ai hiểu nổi. Mà chính nó cũng không hiểu nữa cơ mà.

  • TRÂN GIANGCây cải mẹ trồng nay đã hóa thành cây cải dạiLặng lẽ giữa đồng, ngơ ngác trổ hoaCon vô tình, chiều thơ thẩn bước quaNghe mùi cải cay nồng trong sống mũi

  • LÊ THỊ DIỄM HẰNG(Nhóm nghiên cứu - phê bình lý luận trẻ)

  • Nguyễn Văn Luân - Phan Thị An (Khoa Văn ĐHSP Huế)

  • LÊ THỊ QUANG HYPhải chi anh đừng đếnPhải chi em đừng đếnÁnh mắt tìm ánh mắtXốn xang trước xuân thì

  • LTS: Như đã thông báo ở cuộc toạ đàm “Văn học trẻ Huế - nhìn lại và phát triển”, chuyên mục Trang viết đầu tay trên Sông Hương từ nay sẽ xuất hiện đều đặn trở lại và dành cho những trang sáng tác đầu đời của các tác giả tuổi dưới ba mươi. Chuyên mục chờ đón tất cả những sáng tác đầu tiên của các tác giả trẻ trên khắp mọi miền đất nước. Tác phẩm gửi về cho chuyên mục này xin ghi rõ “Bài gửi Trang viết đầu tay” và có vài dòng thông tin về tác giả.Dưới đây, xin giới thiệu ba tác giả trẻ đến từ các trường đại học ở Huế và ở Hà Nội.

  • ...Dáng mong manh, dáng ngời ngờiCó mang dáng mẹ một đời bận conLòng trong trắng, mắt mỏi mònHừng hừng sau những mấy ngàn mây che...

  • ...Ôi thời gian của những tháng ngày quaTa vô tình hái hoa và bắt bướmĐể bây giờ nuối tiếc quãng đường đi...

  • LÊ PHƯƠNG THẢOSân ga thưa thớt bóng người. Vài chiếc xe đang nằm đợi khách trên nền gạch bỏng rát. Nắng hầm hập đỏ lửa. Quán xá vắng vẻ khách, bà chủ quán miệng móm mém nhai trầu, tay cầm quạt, quạt phành phạch để cố xua đi cái nóng đang bám lấy người.

  • Ngô Thị Thục Trang - Đinh Ngọc Anh - Lê Thị Quỳnh Thư - Hoàng Thị Huyền Trang - Lê Thế Lạp - Nguyễn Thị Huỳnh Nga

  • NGÔ HỮU KHOATruyện ngắn

  • Lâu nay Trang viết đầu tay luôn là một không gian thoáng đãng dành để “trưng bày” những cây bút có triển vọng trên khắp đất nước. Từ đấy, khá nhiều tác giả đã tìm được mình trong cuộc dấn thân đầy bi lụy. Số báo này, Sông Hương xin giới thiệu hai khuôn mặt hoàn toàn vô ưu trong nếp nghĩ và trong sáng trong cách thiền định; như một chút tình mong hồi âm tới tâm hồn vốn rất nhạy cảm của những bạn thơ.

  • ĐẶNG NHƯ PHỒN - TRẦN VĂN LIÊM

  • PHAN ĐÌNH ĐẢMTruyện ngắn

  • NGUYỄN LIÊM - NGUYỄN ĐỨC DUY

  • BẠCH DIỆPLGT: Cách đây hơn 20 năm, tôi được mời đi sáng tác về ngành Công an cùng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ. Đi cùng chúng tôi là một nữ công an trẻ xinh đẹp, hát  hay, tên là Bạch Diệp. Rồi cuộc mưu sinh cơm áo dằng dặc, tôi không còn biết Bạch Diệp trôi dạt về đâu nữa. Tình cờ mới đây, tôi nhận được điện thoại của Diệp: “Diệp vẫn còn sống đây. Vẫn ở Huế...”. Mới hay Bạch Diệp mở một gallery tranh nhỏ ngay đầu cầu Trường Tiền. Gặp lại Bạch Diệp, điều ngạc nhiên nhất đối với tôi là em làm thơ. Một thứ thơ mới mẻ, đầy tâm trạng. Xin giới thiệu với bạn đọc chùm thơ mà theo Bạch Diệp thì “còn non lắm”...                                                            NGÔ MINH

  • Bỗng dưng đi dọc phốGặp trong ánh mắtChủ những căn nhàNhư thể vỡ oà những điều họ nghĩ...