Trang Thế Hy: Đại thụ tỏa bóng làng văn

15:13 11/11/2014

Nhà văn Trang Thế Hy đã bước vào tuổi 90. Một đời viết kéo dài suốt 70 năm, ông không viết nhiều nhưng hễ công bố tác phẩm là làng văn phải “giật mình”

Nhà văn Trang Thế Hy. (Ảnh do NXB Trẻ cung cấp)

Ông già héo queo như cây kiểng còi là cách Trang Thế Hy tự gọi mình, trong khi nhiều người thường trìu mến gọi nhà văn là ông Tư Sâm. Đã hơn 20 năm ông rời xa chốn phồn hoa Sài Gòn để “đi chỗ khác chơi”. “Chỗ khác” ở đây là mảnh vườn rợp mát bóng dừa, nơi ông sinh ra ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Nguyên văn câu này được ông nói vào tháng 10-1992, khi nhận cuốn sổ hưu trên tay: “Tôi sẽ rời thành phố để đi chỗ khác chơi vì đã hoàn thành nhiệm vụ”. Trang Thế Hy ít khi đăng đàn diễn thuyết bởi như ông tâm niệm, con người ta mất 2 năm để học nói nhưng mất đến 60 năm để học lặng im.

Cái nhìn chân, thiện

Độc giả đọc kỹ tác phẩm của Trang Thế Hy sẽ nhớ câu nói mà sau này giới viết văn Nam Bộ thường trích dẫn - bắt nguồn từ chú Tư Chơi, nhân vật trong truyện ngắn Chút hào quang từ mảnh vỡ của một ngôi sao buồn ông viết năm 1989, khi anh nhà văn về Sài thành tìm chất liệu sống, đã học được bài học đau đớn từ một ngôi sao sắp hết thời: “Khi nào biết mình viết hết được rồi thì phải đi chỗ khác chơi, đừng bẹo hình bẹo dạng ở chỗ trường văn trận bút và tuyệt đối đừng để những người hâm mộ mình đọc những câu lếu láo, nhớ chưa?”.

Câu nói của nhân vật chú Tư Chơi đó thực ra đã là triết lý làm nghề, đồng thời cũng là phương châm sống mà nhà văn Trang Thế Hy hằng tâm niệm.

Mừng thọ ông tròn 90 tuổi, NXB Trẻ in liền một lúc 4 cuốn sách của cây bút Nam Bộ đặc biệt này: 3 tập truyện ngắn Mưa ấm, Tiếng khóc và tiếng hát, Nợ nước mắt cùng tập thơ song ngữ Đắng và ngọt. 13 bài thơ của Trang Thế Hy được 2 dịch giả Nguyễn Bá Chung và Martha Collins dịch sang tiếng Anh, còn 11 bài thơ của Rabindranath Tagore được Trang Thế Hy chuyển ngữ sang tiếng Việt.

Trang Thế Hy: Đại thụ tỏa bóng làng văn

Bộ sách gom lại hầu hết tác phẩm lưu trữ và sưu tầm của nhà văn được mệnh danh là “người hiền của làng văn Nam Bộ”. Độc giả nghẹn ngào xúc động với “Anh Thơm râu rồng” và cuộc chiến đấu sinh tử khốc liệt của những người tù chính trị nơi hầm giam, với cả ký ức thơ ấu tức tưởi và cuộc sống đọa đày của dân đen dưới chế độ cũ. Trải qua giai đoạn chiến tranh, với Bà mẹ già và thúng khổ qua, Con cá không biệt tăm…, độc giả thấy được những chiêm nghiệm của ông trước thời cuộc, trước đổi thay, trước bao nhiêu vấn đề hậu chiến.

Vượt lên trên hiện thực đầy rẫy những khói lửa đạn bom và khổ đau, trang văn của Trang Thế Hy luôn tồn tại cái nhìn chân, thiện như ánh mắt nhân từ, hiền hậu và bao dung với con người, với cuộc đời.

Lượm lặt những mảnh “con người” nhất

Triết lý sống và viết của nhà văn lão làng thể hiện rất mạnh mẽ không chỉ trong Chút hào quang từ mảnh vỡ của một ngôi sao buồn mà ở nhiều câu chuyện khác, như Con mèo hoang và nhà thơ có gia cư hay Nợ nước mắt. Bằng một giọng kể từ tốn, những câu chuyện mang đầy tính triết lý về sự sống, về tình người đã đi vào lòng độc giả rất đỗi gần gũi, giản dị, với ngôn từ, câu chữ đặc sệt Nam Bộ.

Nhà văn Lê Quang Trang, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM, khẳng định: “Cuộc đời của nhà văn lão làng Trang Thế Hy cực kỳ chìm nổi. Tuổi trẻ, ông đi theo kháng chiến, vào rừng và sống với tư cách của người cầm bút chân chính. Cả đời ông đã luôn tuân thủ ngặt nghèo triết lý sống và viết một cách nghiêm túc nhất”.

Theo nhà văn Lê Quang Trang, Trang Thế Hy viết không nhiều, chủ yếu là truyện ngắn, khoảng 50 truyện, một số bút ký, thơ dịch và một tập thơ mỏng gồm 13 bài. Song, các sáng tác đều chứng tỏ ông thực sự là người kiệm chữ, sâu sắc, ý tứ nghiêm cẩn, kiến thức rộng nhưng luôn khiêm tốn, hòa đồng.

“Với những sáng tác đã công bố vừa mang nặng tính triết lý nghề nghiệp nhưng đồng thời lại chọn được cho mình một ngôn ngữ riêng, rất gần gũi với người đọc và đặc thù Nam Bộ, Trang Thế Hy xứng đáng là bậc thầy đáng kính trong văn đàn miền Nam” - nhà văn Lê Quang Trang nhận xét.

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP HCM, đánh giá: “Nhà văn Trang Thế Hy luôn khẳng định bút lực của mình ở những tác phẩm gắn bó chặt chẽ với đề tài cuộc chiến tranh nhân dân. Ông vẫn luôn giữ được giọng văn hiền từ và tâm niệm nhiệm vụ của mình là đi lượm lặt những mảnh “con người” nhất đang bị lãng quên, bị bỏ lại, bị văng đâu đó trong cuộc đời xô bồ với hàng ngàn vấn đề thời sự nóng bỏng và đau đớn”.

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu cho biết đến khi nhận sổ hưu, Trang Thế Hy xuôi về vườn, không viết nữa nhưng lạ là ông vẫn theo dõi thời sự và cực kỳ gắn bó với các lớp viết văn đi sau. Những người viết khác rất khó làm được như vậy. “Thế nên, làng văn Nam Bộ quý trọng nhân cách của một nhà văn, học hỏi từ ông tinh thần của một người cầm bút thật sự và coi ông như một người bạn văn lão làng, tràn đầy kiến thức và tình nhân ái” - nhà thơ bày tỏ.

Người hiền của văn học Nam Bộ

Nhà văn Trang Thế Hy, tên thật là Võ Trọng Cảnh, còn có các bút danh khác: Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn, Minh Phẩm. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn TP HCM, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và hiện là Chủ tịch danh dự Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre).

Sáng mai, 12-11, tọa đàm Nhà văn Trang Thế Hy, người hiền của văn học Nam Bộ sẽ diễn ra tại NXB Trẻ (161B Lý Chính Thắng, quận 3) với sự phối hợp tổ chức của Hội Nhà văn TP HCM và Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu. Khách mời - nhà văn Lê Quang Trang, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM và các nhà văn, nhà thơ: Nguyễn Duy, Ý Nhi, Ngô Thị Kim Cúc, Lê Thanh My... - sẽ trao đổi xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của ông. Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu là người dẫn chuyện buổi tọa đàm này.

Nguồn: Hòa Bình - NLĐ
 
 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.

  • HỒ THẾ HÀ

    Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    • Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.

  • TRẦN THÙY MAI  

    Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!

  • NGUYỄN QUANG THIỀU  

    Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.

  • VŨ VĂN     

    Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.

  • ĐỖ QUYÊN  

    1.
    Du Tử Lê
    thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    (Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)

  • LƯU KHÁNH THƠ   

    Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.

  • HOÀNG THỤY ANH

    “Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.

  • ĐÔNG HÀ

    Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.

  • NGUYỄN QUANG THIỀU

    Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.

  • TRẦN HỒ  

    Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).