Bức "La Joconde" hay còn gọi là nàng Monna Lisa
Suốt gần 60 năm qua, khởi nguồn từ Tạp chí Văn - thời kỳ chiến tranh miền Nam, qua thời hậu chiến và hôm nay, dịch giả Trần Thiện Đạo hầu như ít “vắng mặt” trên các kênh thông tin báo chí. Với “Cửa sổ nhìn ra văn chương thế giới” (NXB Thông tin, 2003), Văn nghệ với những nụ cười giòn” (NXB Hội nhà văn, 2004), Từ chủ nghĩa hiện sinh đến thuyết cấu trúc” (NXB Tri thức, 2008) đã là nên một chân dung đặc biệt về dịch giả, nhà phê bình Trần Thiện Đạo 2. Trần Thiện Đạo có một vị trí đặc biệt trên tờ Văn miền Nam trước 75. Văn đã mang đến cho độc giả Việt Nam một cửa sổ văn chương nhìn ra thế giới. Các tên tuổi nổi tiếng như: Richard Wright, Hermann Hesse, Frank Kafka, Bertold Brecht, Marcel Proust, André Gide, Thomas Mann, Simone de Beauvoir, J.P. Sartre, Albert Camus, Alain Robbe Grillet…đã có mặt trên tờ Văn vào hồi đó. Và có thể nói, dịch giả Trần Thiện Đạo đóng vai trò chủ chốt trong việc chuyển dịch này. Bạn đọc Việt Nam đã làm quen với dịch giả Trần Thiện Đạo qua các bản dịch: Cậu hoàng con (Le petit prince) của Saint Exupéry, Giao cảm (Noces), Bề trái và bề mặt (L’envers et l’endroit), Sa đọa (La chute) của Albert Camus, Kín cửa (Huis Clos) của Jean Paul Sartre, Phấn đấu cho một nền Tiểu thuyết mới (Pour un nouveau roman) của Alain Robbe Grillet, Im lặng của biển cả (Le silence de la mer) của Jean Bruller Vercors, Zadig của Voltaire, Ao quỷ (La mare au diable) của George Sand... Khác với thế hệ trẻ sống lưu vong ở Pháp, Trần Thiện Đạo không mang bi kịch bị “bứt rễ” khỏi cội nguồn văn hóa dân tộc, hay như cách nói của Linda Lê: “Viết bằng một thứ ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ thì chẳng khác gì làm tình với một xác chết”. Thông thạo hai thứ tiếng Pháp - Việt, đặc biệt với quan niệm dịch thuật “phải tôn trọng văn phong của tác giả và đảm bảo độ chính xác”, Trần Thiện Đạo đã mang đến cho bạn đọc Việt Nam những bản dịch đáng tin cậy. 3. Ngoài các tác gia kinh điển nói trên, dịch giả Trần Thiện Đạo luôn theo dõi và cung cấp cho bạn đọc Việt Nam một số gương mặt tiêu biểu của văn chương đương đại Pháp như: Françoise Sagan, Michel Houellebecq, Marc Le-vy… Ngày 14-11-2010, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Song Hương đã mời dịch giả Trần Thiện Đạo diễn thuyết về chủ đề: Văn hóa và văn chương Pháp đương đại. Với tư cách là một người sống và trải nghiệm qua nhiều biến cố của xã hội Paris, ông đã cung cấp nhiều thông tin thú vị về chủ nghĩa hiện sinh cũng như thuyết nữ quyền của Simone de Beauvoir. Ngoài ra, dịch giả còn đề cập đến thái độ của công chúng Pháp đối với văn chương Việt Nam. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một trong số nhiều bài phê bình của dịch giả Trần Thiện Đạo “ĐI TÌM HẬU DUỆ CỦA MONNA LISA” (Trần Huyền Sâm giới thiệu) Đi tìm hậu duệ của Monna Lisa Bức chân dung trưng bày ở viện Bảo tàng Louvre, Paris Q. 1, mà mọi người đều nghe nói tới qua tên gọi La Joconde, mà du khách có dịp đặt chân đến thủ đô nước Pháp đều một mực đòi xem cho bằng được, quả là một kiệt tác hội họa - vừa kì diệu vừa kì lạ. Kì diệu ở chỗ, ngoài mặt nghệ thuật điển hình cho tài năng của Leonardo da Vinci (1452-1519), bức họa còn mặc nhiên tượng trưng, tuy một cách phiến diện, cho sự nghiệp của tác giả vốn rất ư đa dạng. (*) Kì lạ ở chỗ, ngoài những chi tiết được biết (tương đối) chắc chắn về số phận của nó, nhân vật làm mẫu cho bức họa vẫn còn là một bí ẩn đối với nhiều người. Từ La Joconde… Thật tình mà nói thì cho tới nay, sau hơn nửa thiên niên kỷ, mọi hiểu biết chung quanh bức họa thảy đều bắt nguồn từ lời kể của nhà văn- kiến trúc sư GiorgioVasari (1511-1574), tác giả tập sách Đời nghệ sĩ (1550). Tập sách nhắc tới nhiều nghệ sĩ thuộc trường phái Firenze mà Pháp gọi là École florentine, thành phố Firenze này vốn là một công xưởng qui tụ hầu hết các nhà nặn tượng, điêu khắc và vẽ tranh cách tân kể từ thế kỉ XIII -khai mào thời kì gọi là Phục hưng cho tới thế kỉ XVI. Trong đó, nổi bật hơn hết là những Giotto di Bondone (1266-1337), Leonardo da Vinci, Michelangelo Buonarroti (1475-1564 - thường gọi theo Pháp là Michel-Ange... Theo nhận xét của các nhà viết sử nghệ thuật sau này, thì những chi tiết trình bày trong tập sách, nói chung, đều có thể tin được, dẫu rằng, trên thực tế, chẳng có tác phẩm tương tự nào khác để đối chiếu và kiểm chứng. Riêng về bức họa với nụ cười mím đầy bí ẩn của nhân vật trong tranh, tác giả tiết lộ: người phụ nữ do Leonardo da Vinci phóng cọ trong bức họa tên thật là Monna Lisa Gherardini. Năm 1495, vừa lên 16 đã lấy chồng, hay đúng hơn, cha mẹ gả cô cho người con nối dõi tông đường một gia đình thương gia buôn lụa, tên là Francesco di Bartolomeo del Giocondo, lớn hơn cô những 19 tuổi. Bức họa do chính ông chồng đặt hàng vào đầu năm 1503, lúc Monna Lisa đà 24 tuổi, nhưng chỉ được hoàn tất trên thớt gỗ bốn năm sau. Chắc vì vậy, vì quá thời hạn mà Leonardo da Vinci không giao hàng cho đương sự, giữ lại bức họa. Cho tới khi ông được vua François 1er (François đệ nhứt - 1494-1547) vời qua Pháp vào năm 1516, ngụ ở trang trại Clos-Lucé kề cận cung điện Amboise, bên bờ sông Loire. Nơi đây ông được cung cấp đầy đủ phương tiện để thử nghiệm phát minh khoa học của mình, cho đến ngày nhắm mắt ba năm sau. Tuy được mời với tư cách kỹ thuật gia, ông chẳng là nhà khoa học khét tiếng bấy giờ đó sao ? Ông cũng mang theo trong hành lí nhiều họa phẩm, đặc biệt có bức chân dung (sau này vin theo tên Giocondo, mới gọi là La Joconde). Điều lạ là, để tậu nó, nhà vua đã bỏ ra 4 000, vâng, bốn ngàn ducati (tiền vàng euro bấy giờ ở châu Âu), một số tiền khổng lồ, chưa từng thấy có một mạnh thường quân nào bấy giờ dám đài thọ cho nghệ nhân. Còn về người mẫu, thì chẳng có bao nhiêu chi tiết cụ thể đáng tin cậy cho phép chúng ta dựng lên một bức chân dung khác, bằng da bằng thịt thiết thực hơn. Chỉ biết rằng Monna Lisa đã trải qua một cuộc đời ẩn náu trong khuôn khổ gia đình, nhốt mình trong ngôi nhà nằm trên đường Della Stufa, và sinh hạ cho chồng ba con, hai trai một gái. Qua đời ngày 15 tháng 07/1542, hưởng thọ 63 tuổi, mai táng trong khuôn viên nữ tu viện Sant’Ortola. Theo gia phả bên nội còn giữ đến nay cho biết, thì dòng dõi nhà họ del Giocondo tuyệt chủng ngay từ cuối thế kỉ XVII. Thể như từ đó, ngoại trừ bức chân dung, Monna Lisa Gherardini không còn để lại chút máu mủ nào nữa trên đời: mọi người đều tin như vậy cho tới vừa đây... … tới công nương Strozzi
Nhờ đó, ông được biết rằng Maddelena thời ấy lấy chồng tên là Nicolo del Garbo, sanh một mống con trai. Đứa con trai sau này cưới cô Lizabetta de Mozzi làm vợ. Các tư liệu, mà hai gia tộc de Mozzi và del Garbo lưu trữ cho đến thế kỉ XIX, qua nhiều mối quan hệ giữa giới quí tộc với nhau, được chuyển cho nhà họ Bombicci-Pontelli, có nhắc tới bức chơn dung Monna Lisa treo cùng các bức chân dung đồng tộc. Chính nhờ bà bá tước Maria Luisa Bombicci-Pontelli hiện nay là người thừa kế, tập trung và lưu trữ tư liệu các gia tộc de Mozzi, del Garbo, del Giocondo và hoàng tộc Strozzi mà Dominico Savini thiết lập quan hệ huyết thống giữa Monna Lisa và hai công nương Strozzi. Ông quyết đoán: “Điều khiến tôi lấy làm sửng sốt và sảng khoái là ở chỗ các tư liệu de Mozzi và del Garbo có nói tới bức chân dung Monna Lisa bấy giờ còn nằm trong tay họ cho tới tận thế kỉ XIX. Nó chứng tỏ rằng dòng máu Monna Lisa vẫn còn chảy trong huyết quản của họ. Cứ theo lời bà bá tước Maria Luisa Bombicci-Pontelli, thì gia tộc de Mozzi là đầu mối giao hợp giữa hai gia tộc del Giocondo và quí tộc Strozzi, và dòng máu Monna Lisa chắc chắn hiện nay còn chảy trong huyết quản hai công nương nhà họ Strozzi”. Hai công nương này là Natalia, 29 tuổi, và Irina, 24 tuổi, tôn nữ của hoàng thân Gerolamo Strozzi. Cả hai đều độc thân, sống thanh bình trong bầu khí gia đình và ngoài đời. Cô em Irina tốt nghiệp khoa kinh tế đại học Boccino - Milano, rồi thực tập trong các văn phòng chánh phủ ở London (Anh quốc) và thủ tướng Cộng đồng châu Âu ở Bruxelles (Bỉ), biết chơi dương cầm một cách tài hoa và nói được bảy thứ tiếng. Còn cô chị Natalia thì chỉ nói được năm thứ tiếng, nhưng cũng tài hoa chẳng thua gì cô em khi đánh dương cầm, mà lại còn là diễn viên xuất sắc trong các bộ phim của Alberto Sordi (Italia) hay của Claude Lelouch (Pháp), và đó là không nói tới việc cô đang tập tành đeo đuổi nghiệp văn chương. Hai chị em thay phiên nhau quản lí và điều hành đồng ruộng nho bạt ngàn Cusano miền Toscano, là nơi sản xuất loại chianti (rượu chát đỏ) nổi tiếng từ một ngàn bốn trăm năm nay, mà những Dante Alighieri (1265-1321), Giovanni Boccacio (1313-1375) hay Michelangelo Buonarroti (nhắc tới trên) và nhiều nữa đã hết lời tán thưởng. Nụ cười bí ẩn Nụ cười mím (mím, với dấu sắc) của La Joconde Leonardo da Vinci phác họa hơn nửa thiên niên kỉ trước (xem bức họa), cho tới nay, vẫn còn là một bí ẩn chưa ai giải thích được một cách thỏa đáng. Liệu rồi năm trăm năm sau, vành môi rạng rỡ nở trên gương mặt hiện nay của hai hậu duệ (xem ảnh Natalia và Irina chụp trước tháp thủy tinh viện Bảo tàng Louvre đầu tháng 03/2007 này) có hé mở chút nào tấm màn che phủ đó chăng? Hãy đợi thời gian giải đáp. TRẦN THIỆN ĐẠO (262/12-10) --------------------------- (*) Xem: Triễn lãm Leonardo da Vinci - tranh vẽ và bản thảo, trong Trần Thiện Đạo, Văn nghệ - những nụ cười giòn (Nxb Hội Nhà văn - 2004), tr. 152-158. Ngoài ra, ông còn được xem và nhìn nhận là một nhà khoa học. |
TRẦN NHẬT THƯTrong tiến trình nghệ thuật nhân loại, bên cạnh một thế giới hết sức “quan phương”, “hoàn kết” bao giờ cũng là một “thế giới lộn trái” đầy mê hoặc.
NGUYỄN XỚNXét trên quy mô toàn cầu, vào những năm cuối của thế kỷ XX, trước sự phát triển phi mã của công nghệ và ý thức máy tính, văn học đã biểu hiện nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Thực tế này được mang vào thế kỷ mới một cách dễ dàng, không hề gặp một sự kiểm soát nào.
BÙI MINH ĐỨCLGT: Công trình khảo cứu dưới đây, phần lớn đã được công bố trong Hội thảo khoa học “Tây Sơn - Thuận Hóa và Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung”. Một số báo, tạp chí đã lược trích đăng một phần bài viết. Mới đây, tác giả-bác sỹ Bùi Minh Đức (Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Mũi Học Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Đức Quốc (FachArzt HNO), nguyên Chủ nhiệm Bộ Môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Khoa Huế trước 1975) đã gửi cho SÔNG HƯƠNG công trình khảo cứu này (có sửa chữa và bổ sung) để độc giả tạp chí có đầy đủ tư liệu. Trân trọng những lý giải khoa học hết sức mới mẻ của tác giả, SÔNG HƯƠNG xin giới thiệu toàn văn công trình này.
BỬU NAM Gặp Trần Đình Sử trong một hội thảo lớn toàn quốc, hội thảo "Tự sự học" do anh đồng khởi xướng và đồng tổ chức, tôi xin anh một cuộc trò chuyện về tình hình lý luận và phê bình văn học hiện nay. Anh vui vẻ gật đầu và nói: "Gì thì gì không biết, chứ với Tạp chí Sông Hương, tôi không thể khước từ. Trước hết, đây là một tạp chí văn học đứng đắn, có sắc thái riêng, vả lại còn là tình cố hương, bởi dù gì thì gì tôi vẫn là người con của xứ Huế cố đô."
NGUYỄN TRỌNG TẠO(Nhân đọc 2 bài viết của Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Hòa)*
PHẠM PHÚ PHONGNguyễn Huy Thiệp là một trong những hiện tương văn học hiếm hoi. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay như Huyền thoại phố phường, Muối của rừng, Tướng về hưu... tên tuổi của anh đã nổi bật trong và ngoài nước.
PHONG LÊ(Nhìn từ bình diện ngôn ngữ)Dân tộc là một phạm trù lịch sử. Văn học dân tộc do vậy cũng là một phạm trù lịch sử, hình thành và phát triển theo lịch sử.
HOÀNG NGỌC HIẾN“…Tất cả những sự cách tân này cần thiết cho sau đó một chủ nghĩa cổ điển mới có thể xuất hiện…” Paul Valéry
TRẦN HUYỀN SÂMNgười ta nói “Phê bình là bà đỡ cho tác phẩm”, nhưng người ta cũng nói: “Nhà phê bình là con chó ăn theo nhà văn”.
NHỤY NGUYÊN thực hiện
Thi nhân Việt Nam hiện đại - bộ bản thảo trường thiên hoành tráng về nền thi ca Việt hiện đại dự tính 4.000 trang khổ 15,5 x 20,5 cm, bao gồm 2.200 trang tiểu luận và 1.800 trang tuyển thơ của nhà phê bình văn học Thái Doãn Hiểu.
NGUYỄN VĂN THUẤNLTS: Nhóm nghiên cứu, lý luận phê bình trẻ” bao gồm sinh viên và cán bộ giảng dạy trẻ đến từ các trường đại học ở Huế (chủ yếu là Khoa Ngữ văn - ĐHSP Huế), với sự chủ trì của Ts. Trần Huyền Sâm. Nhóm hình thành trong tháng 6 - 2008 vừa qua với sự giúp đỡ của Tạp chí Sông Hương và Nhà sách Cảo Thơm.
Trong hoạt động văn học, cùng với mối quan hệ giữa tác phẩm với hiện thực, tác phẩm với nhà văn, mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quy trình vận hành từ hiện thực - nhà văn - tác phẩm đến bạn đọc.
LTS: Ngày 19/12/2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, Hội đã có buổi ra mắt nhân dịp gặp mặt thân mật đại biểu cơ quan báo chí toàn quốc vào ngày 20/5/2008.Chúng tôi xin lược trích bài phát biểu của đồng chí Phùng Hữu Phú - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.
Thuyết phân tâm học của S.Freud và về sau là C.G.Jung và các người kế nghiệp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng của con người hiện đại, bao gồm cả nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn học nghệ thuật. Tuy vậy, ở ta, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phân tâm học trong văn học - nhất là văn học hiện đại Việt .
Trong thập niên 1970 danh từ thi pháp (poétique) trở thành thông dụng, thi pháp học dần dần trở thành một khoa học phổ biến, dính liền với ngành ngữ học, trong một khung cảnh học thuật rộng lớn hơn, là khoa ký hiệu học.
Bản chất nhận thức của văn học đã được biết đến từ lâu. Hễ nói đến văn học là người ta không quên nói tới các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.
Mới đây, trong khi tìm tài liệu ở Thư viện quốc gia, tôi tình cờ đọc bài báo thuộc thể loại văn hóa - giáo dục: “Giáo sư Vũ Khiêu - Học chữ để làm người” trên chuyên mục Trò chuyện cuối tháng báo An ninh Thế giới số tháng 9/2005, do Hồng Thanh Quang thực hiện.
(Muốn khẳng định cuộc đời của mình không ai không thêm vào đó chút ít huyền thoại) - M. Jourhandeau -
Văn học, từ xưa đến nay là sự khám phá không ngừng nghỉ về con người, đặc biệt về tâm hồn con người. Khám phá đó giúp cho con người hiểu rõ về bản thân mình hơn, cũng có nghĩa là con người sẽ biết sống tốt đẹp hơn, chất lượng sống do đó sẽ được nâng cao.
Một phương diện giúp khẳng định phong cách của bất cứ nhà văn nào, mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là nghiên cứu yếu tố ngôn từ - chất liệu cơ bản để sáng tạo nên tác phẩm văn chương mà nhà văn đã vận dụng một cách nghệ thuật.