Chiều ngày 10.1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổng kết và trao giải cuộc thi bút ký “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, đồng chí Hoàng Khánh Hùng - UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ trao giải nhất cho tác giả đạt giải
Cuộc thi bút ký “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế” có ý nghĩa thiết thực với đời sống văn hóa và văn học nghệ thuật của vùng đất cố đô trong tiến trình thực hiện nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về “ Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045” và nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về “Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc săc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 2015 tầm nhìn đến năm 2030”. Góp phần xây dựng văn hóa con người Việt Nam và con người Thừa Thiên Huế, đề cao giá trị chân thiện my, đồng thời cổ vũ, động viên và ghi nhận sự tham gia đóng góp của các văn nghệ sĩ, nhà báo chuyên và không chuyên trên địa bàn tỉnh và khắp cả nước.
Cuộc thi được phát động từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2022, và đã nhận được 70 tác phẩm của 51 tác giả dự thi. Ngoài những nhà văn chuyên nghiệp, những tác giả ở Huế, còn có nhiều tác giả ở các độ tuổi khác nhau, sinh sống ở nhiều vùng miền trên cả nước. Trong đó, có những người Huế xa quê đã có những hồi ức và những trải nghiệm khi trở về quê hương; có những tác giả từ xa đến Huế hay ghé Huế trong sự tình cờ.
![]() |
Đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ phát biểu tại buổi trao giải |
Các tác phẩm dự thi mang đậm chất xứ Huế như: Người uống nước sông Hương, Thơm lắm nghề hương, Dưới bóng quê hương chợt lòng mưa nắng, Làng ngư bên phá Tam Giang, Ngự Hà- Sự hồi sinh kỳ diệu… Nhiều mảng đề tài được tiếp cận, phản ánh rất đa dạng, như: vẻ đẹp và tiềm năng của đầm phá Tam Giang; những giá trị di sản, văn hóa; những tập tục văn hóa làng, sự gắn kết gia đình người Huế qua các thế hệ, cách ứng xử trong gia đình, dòng tộc; hay không gian vườn quê; vẻ đẹp của vùng cao A Lưới và nét đặc sắc văn hóa vùng cao; cho đến hình ảnh những ngôi nhà vườn xứ Huế, những không gian xanh trong lòng thành phố vừa cổ kính vừa hiện đại…
![]() |
Đồng chí Hoàng Khánh Hùng - UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao giải Nhì cho hai tác giả đạt giải |
Các tác phẩm bút ký đề cập, khai thác những nội dung, khía cạnh tuy khác nhau nhưng có điểm chung là đều mong muốn giữ gìn, bảo tồn và phát triển để Huế ngày càng đẹp hơn, trong sự hài hòa với thiên nhiên của vùng đất Cố đô và đề xuất phương án hướng đến để góp phần xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa và du lịch đặc sắc của cả nước.
![]() |
Trao giải Ba cho các tác giả đạt giải |
Sau 2 vòng dự thi, Ban Giám khảo đã công tâm và trách nhiệm, chọn được 13 tác phẩm xuất sắc để trao giải; đồng thời Ban Tổ chức cuộc thi cũng đã lựa chọn 19 tác phẩm hay để xuất bản ấn phẩm “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”.
Tác phẩm Dưới bóng quê hương chợt lòng mưa nắng của tác giả Lệ Hằng được trao giải Nhất; hai tác phẩm Sóng Mỹ Hòa đủ để bạc đầu của Trần Băng Khuê, Người uống nước sông Hương của Bạch Diệp đạt giải Nhì; giải Ba được trao cho 4 tác phẩm: Mắt xưa còn xanh màu biếc của Nguyễn Hữu Tấn, Làng ngư bên phá Tam Giang của tác giả Đăng Vũ, Thơm lắm nghề hương của Trang Thùy, Lên ngàn tìm tiếng ríu ran của tác giả Hải Hạc Phan; cùng 6 tác phẩm được trao giải Khuyến khích.
![]() |
Trao giải Khuyến khích cho các tác giả đạt giải |
Phát biểu tại buổi trao giải, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đánh giá cao sự nỗ lực của Ban tổ chức để cuộc thi lần thứ nhất thành công. Đồng thời, yêu cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ngành văn hóa tiếp tục có những giải pháp, định hướng để cuộc thi được tiếp nối và mở rộng, có nhiều người tham gia hơn và chất lượng hơn. đồng thời mong muốn các tác giả cũng như đội ngũ văn nghệ sĩ với lòng yêu Huế sẽ tiếp tục phát huy khả năng, sở trường của mình để có nhiều tác phẩm hay hơn nữa, xuất sắc hơn nữa để tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng đất cố đô, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
![]() |
Phương Anh
Tối 1/5, tại Sân khấu Bia Quốc Học, Huế, Lễ bế mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V, năm 2013 đã diễn ra trong một không gian lộng lẫy, trang nghiêm, mang vẻ đẹp cung đình xứ Huế.
Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, chiều ngày 1/5 tại công viên Phan Bội Châu, 19 Lê Lợi - Huế, đã diễn ra Lễ tế tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh Nghề truyền thống.
Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, vào lúc 6 giờ, ngày 1/5 tại bờ sông Hương, công viên trước trường Hai Bà Trưng đã diễn ra lễ khai mạc Hội đua thuyền trên Sông Hương.
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc đặc biệt chào mừng 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc 30/4 và ngày Quốc thế lao động 1/5 của Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 30/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học.
Nếu là một người hoài cổ hẳn bạn sẽ chọn lựa cách nói này: Lạc vào không gian Festival nghề truyền thống Huế 2013 như lạc vào giữa nghìn xưa. Đi dọc theo bờ con sông Hương thơ mộng, trải dài trên đường mang tên của một thi nhân, chúng ta sẽ cảm tưởng như chính mình đang chạm vào nghìn xưa, đang nghe những tiếng thì thầm của tiền nhân vọng về trong từng thớ gỗ, từng mảnh đất nung, từng tấm lụa thêu diệu kỳ....
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc “Sức sống mới” của Câu lạc bộ Âm nhạc Trung tâm văn hóa thành phố Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 29/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học.
THĂNG HOA KỸ THUẬT DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC
Chương trình trình diễn thời trang quốc tế “Sự biến đổi kỳ diệu” tại sân khấu quảng trường Quốc Học (Huế) đã thật sự chinh phục được công chúng bởi chất lượng nghệ thuật của nó. Đây là hoạt động trong khuôn khổ lễ hội quốc tế dệt may Métamorphoses -Festival nghề truyền thống Huế năm nay.
Trong không gian văn hóa Festival nghề truyền thống Huế 2013, nếu một ai đó dừng lại ở bảo tàng Văn hóa Huế (23-25, Lê Lợi) sẽ được trông thấy những điệu vũ lạ lùng. Nói điệu vũ thực ra là một cách nói bóng bẩy trước sự mềm mại, tinh tế, tài hoa của con người trong việc biến thiên nhiên thành cái đẹp để phục vụ cho cuộc sống không ngừng hướng tới cái mỹ của mình. Đó là điều nhiều người thấy trong Triển lãm quốc tế Dệt may “Hóa thân” (Metamorphoses) của các nghệ nhân quốc tế.
Người hiện đại nhìn thấy gì trong những cổ vật của người xưa? Không hẳn để nhiều nhà sưu tầm, những nghệ sỹ lớn lại đam mê cổ vật đến như thế. Trong những cổ vật luôn chưa ẩn những khía cạnh văn minh nhất định của một nền văn hóa.
Đối với người phương Tây, lý tính là yếu tố mạnh nhất trong con người của họ. Nhìn vào lich sử nghệ thuật từ hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn học... kể cả những lĩnh vực như triết học, khoa học... của phương Tây, chúng đều dựa trên căn nền của lý tính được soi rọi từ ánh sáng của khoa học. Nhìn về phương Đông, có một sự khác biệt, người phương Đông thiên về trực cảm nên nghệ thuật phương Đông ẩn chứa những vùng miền mà tư duy nghệ thuật dựa trên căn nền lý tính khó lòng khơi mở được.
Trong cuộc sống hiện đại, với sự tiến triển của khoa học công nghệ thì càng ngày người ta càng ý thức được giá trị của nghề thủ công. Ý nghĩa của nghề thủ công nằm sâu trong giá trị truyền thống, trong những vỉa tầng văn hóa được hun đúc bởi thời gian và những nỗ lực bảo lưu của con người. Đến với Festival Nghề truyền thống Huế 2013, chúng ta từng bước được cảm nhận sức mạnh truyền thống trong tâm thức của mỗi con người, mỗi vùng miền văn hóa. Rất nhiều không gian văn hóa mang đậm giá trị của nghề truyền thống được trưng ra trong kỳ Festival lần này.
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, cuộc triển lãm tranh sơn mài Màu xưa diễn ra tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế thực sự đã trở thành một không gian thu hút công chúng yêu mến nghệ thuật. Đây là một không gian đậm màu sắc hoài cổ. Khi bước vào không gian này người ta nhận thấy những nét trầm tích của Huế xưa, một Huế dịu dàng, nữ tính với những vỉa tầng văn hóa sâu đậm.
KHÁNH THÀNH BẢO TÀNG TƯ NHÂN ĐẦU TIÊN
Sáng ngày 26/4, tại nhà số 114 Mai Thúc Loan (TP Huế), Lễ khánh thành Nhà Bảo tàng tư nhân đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn - bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Huế đã được tổ chức. Đây có thể nói là một sự kiện quan trọng làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa Huế.
Đây là kỳ festival có sự tham gia của hơn 30 làng nghề với gần 200 nghệ nhân đến từ 28 tỉnh thành, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đang hứa hẹn nhiều cảm xúc và ý nghĩa.
Sáng 27/4/2013, Lễ khai mạc Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề đã diễn ra tại Công viên Tứ tượng, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013.
180 gian hàng đến từ 28 tỉnh thành
Một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam (TLLNVN) vừa được khai mạc tối 26/4 tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế.
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về Festival Nghề truyền thống Huế 2013 và các hoạt động trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (12/41973 - 12/42013), UBND thành phố Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2013 đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Festival Nghề truyền thống Huế vào chiều ngày 25/4 tại Hội trường Ủy ban MTTQ Việt Nam, số 5 đường Hà Nội, Huế.
Chiều ngày 24/ 4, tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khai mạc trại sáng tác văn học Quảng Trị - Cồn Cỏ năm 2013. Tới dự có đông đảo các văn nghệ sỹ, các phóng viên báo chí trên địa bàn tỉnh.
Chiều 11/4, Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế tổ chức buổi lễ trao tặng số tiền bán tranh từ triển lãm tranh “Hướng thiện” của họa sĩ Võ Quang Hoành cho một số cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt và các tổ chức hoạt động từ thiện trên địa bàn.
Vào chiều 02/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật của Trường Đại học Chaing Rai Rajabhat phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm các tác phẩm của các họa sĩ Thái Lan. Cuộc triển lãm cũng là dịp nhằm giới thiệu mỹ thuật và văn hóa Thái đương đại đến với cộng đồng người Việt.