Tôn Nữ Thu Hồng - nữ thi sĩ Huế duy nhất có tên trong 'Thi nhân Việt Nam'

15:09 24/10/2011
KHÚC CẦM Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân xuất bản năm 1942 là cuốn sách khám phá và đánh giá đầu tiên đối với phong trào Thơ Mới.

Nhà thơ Thu Hồng - Ảnh: sachxua.net

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Việc lựa chọn tác giả và tác phẩm đương thời là một việc hết sức khó khăn, thế nhưng với cảm thụ sâu sắc, Hoài Thanh và Hoài Chân đã lựa chọn được những tác phẩm thơ hay nhất trong vườn hoa Thơ Mới để bày soạn cho người yêu thơ thưởng thức. Sự chọn lựa ấy được xác nhận là rất tinh tế, các tác phẩm được chọn ngay lập tức thuyết phục được công chúng bạn đọc cả nước lúc bấy giờ và nhiều thế hệ yêu thơ Việt Nam sau này nữa.

Trong số các nhà thơ được tuyển chọn vào tập Thi nhân Việt Nam, thi sĩ gốc Huế có bốn người được chọn: Phan Văn Dật (sinh 1909) ở làng Phú Xuân - Hương Trà, với ba bài thơ: Tiễn đưa, Bi xuân nương, Nàng con gái họ Dương; Mộng Huyền (sinh 1919) ở Huế với tác phẩm Vườn hoang; Nguyễn Đình Thư (sinh 1917) ở Phước Yên, Quảng Điền với các bài thơ: Đến chiều, Sang ngang, Tống biệt, Vương tình, Thiệt thà; Tôn Nữ Thu Hồng với ba bài: Tơ lòng với đẹp, Êm đềm, Mảnh hồn thơ.

Tôn Nữ Thu Hồng sinh ngày 19.7.1922, quê làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Bà thuộc dòng dõi Hoàng tộc nhà Nguyễn, trước học ở Tourane, sau vào học tại trường Đồng Khánh (Huế). Cuộc đời của nữ thi sĩ đúng là nghiệp dĩ chân mệnh tài hoa. Năm 18 tuổi (1940), bà cho xuất bản tập Sóng thơ. Tập thơ in đẹp (chưa rõ tên nhà xuất bản), có tựa của Đạm Phương nữ sĩ, và tranh vẽ bìa của nữ họa sĩ Mộng Hoa. Năm 1941, bà và thơ của bà được Hoài Thanh -Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam. Năm 1968, bà lại được Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng giới thiệu trong bộ sách Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển trung), xuất bản tại Sài Gòn. Cuốn sách cũng cho biết la nữ sĩ Tôn Nữ Thu Hồng đã chết trong một trường hợp bi đát vào năm 1948, khi mới 26 tuổi (theo Wikipedia).

Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết về nữ thi sĩ Tôn Nữ Thu Hồng như sau:

Người ta vẫn nói giọng Huế phải nghe từ miệng con gái Huế mới có duyên. Lần thứ nhất trên thi đàn ta được nghe giọng một người con gái Huế, mà lại là người trong Hoàng tộc: Tôn Nữ Thu Hồng.

Giá Thu Hồng chịu làm những câu trơn tru mà trống rỗng, chắc chẳng khó gì. Ai mà không làm được những câu trơn tru, trống rỗng? Nhưng người có cái ý muốn rất đáng quý là diễn đúng hình dáng riêng của hồn mình. Có phải vì thế mà giọng nói của người có vẻ ngọng ngịu rất ít có trong thơ ta. Ngọng ngịu khi ôn lại quãng đời thơ ấu đã đành; ngọng ngịu cả khi ca ngợi cảnh trời:


Cảnh đẹp cứ dàn thêm bước bước
Lời ngợi khen mỗi phút lại thay thay


Và nữa:

Ở xứ này, nói đến những thiếu nữ làm thơ người ta thường mỉm cười. Hình như thơ là một cái gì to chuyện lắm. Thu Hồng đã tránh được cái mỉm cười mỉa mai ấy vì người rất bình dị, rất hồn nhiên, không lúc nào ra vẻ muốn làm to chuyện”.

Con gái Huế trước thời kỳ Thơ Mới làm thơ viết văn không nhiều lắm, chỉ có 5 người còn được sử sách nhắc đến. Triều Nguyễn khởi thủy cho văn học nữ có Bà Huyện Thanh Quan với những câu thơ hoài cảm: “Ngàn mai lác đác chim về tổ/ Dặm liễu bâng khuâng khách nhớ nhà” (Chiều hôm nhớ nhà). Bà từng sống ở Phú Xuân 8 năm, dạy các hoàng nữ trong cung, khi trở ra Bắc công chúa Mai Am có tiễn đưa bằng bài thơ “Tống Lưu Ái Lan thất Nguyễn Thị quy Hà Nội”. Tiếp đó có bà Nguyễn Nhược Thị Bích (1830 - 1909), từng dạy hoàng tử Ưng Thị sau là vua Đồng Khánh, và hoàng tử Ưng Đăng sau là vua Kiến Phúc. Sau vụ Thất thủ kinh đô, bà làm bài thơ lục bát nhan đề “Loan dư hạn thục ca” (Xe loan vào đất Thục) thuật lại chuyện vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở. Các nữ danh sĩ khác phải kể đến Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh (sinh 1824), tự là Trọng Khanh, hiệu là Nguyệt Đình, hoàng nữ thứ mười tám của vua Minh Mạng. Khi chồng là phò mã Phạm Đăng Thuật còn sống, hai vợ chồng cùng nhau xướng họa thành tập thơ. Bà để lại một tập thơ là “Nguyệt đình thi thảo”, rất tiếc là chưa tìm thấy. Nguyễn Phúc Trinh Thận, tự là Thúc Khanh, hiệu là Mai Am (sinh 1826), có sáng tác tập “Diệu Liên thi tập”. Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa (1830), tự là Quý Khanh, hiệu là Huệ Phố, để lại tập Huệ Phố Thi tập.

Đặc biệt về sau, có Nữ sử Đạm Phương. Là một nữ học giả suốt đời đấu tranh cho sự đổi mới giáo dục con người, giải phóng phụ nữ, chấn hưng đất nước.

Đến thời kỳ Thu Hồng làm thơ, là thời buổi cái mới thôi thúc: “Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy. Cái khát vọng cởi trói cho thi ca chỉ là cái khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm - u uất, cái khát vọng được thành thật. Một nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn”... (Thi nhân Việt Nam)

Thời buổi ấy sự bảo thủ đang còn đè nặng, đến mức có người còn đòi chém cả Lưu Trọng Lư vì dám đổi mới thơ (!). Con gái Huế bấy giờ làm thơ cũng chưa nhiều lắm, vậy mà Thu Hồng làm thơ mới vượt lên tất cả, để đi vào Thi nhân Việt Nam thì thật đáng nể vì. Thậm chí, Thi nhân Việt Nam còn đánh giá Tôn Nữ Thu Hồng khá cao, xếp ngang hàng với nhiều anh tài khác: “Chung quanh đôi bạn Xuân Diệu - Huy Cận có...: Tế Hanh, Huyền Kiêu, Đinh Hùng, Phan Khắc Khoan, Thu Hồng, Nguyễn Đình Thư... Đôi nhà thơ như Lan Sơn, Thanh Tịnh, lúc nãy đã thấy một bên Thế Lữ, bây giờ lại kéo nhau về đây”.

Hơn nửa thế kỷ sau, các thế hệ học trò Huế còn thi nhau chép trong sổ tay những tư tưởng triết lý không bóng bẩy, nhưng rất dễ đi vào lòng người bởi cái chân chất hợp với tuổi học trò:

Hãy là hoa, xin hãy khoan là trái
Hoa nồng hương mà trái lắm khi chua


Chép vậy đó, rồi không biết là của ai, có kẻ nói của Xuân Diệu, có kẻ nói của Chế Lan Viên. Vậy mà thơ đó là của Tôn Nữ Thu Hồng.

Đó là dấu hiệu người đời sau ít biết đến nữ thi sĩ xứ Huế duy nhất có tên trong Thi nhân Việt Nam. Bởi vì sau đó, các công trình nghiên cứu rất ít nhắc đến tên hoặc có nhắc thì cũng không nói cho đầy đủ. Chỉ duy Việt Nam Thi nhân tiền chiến của Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng là còn lưu ý. Ngay cả trong Từ điển văn học do NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội - xuất bản 1983, cũng không có tên của nữ nhà thơ tiên phong xứ Huế ngày ấy... Mãi đến năm 1994, NXB Lao động có ấn hành cuốn “Vầng trăng đêm ấy”, là tập thơ xướng họa giữa nữ sĩ Thu Hồng và thi sĩ Nguyễn Viết Thâm. Phần đầu có đoạn thi sĩ Viết Thâm kể về mối tình của ông với nữ sĩ Thu Hồng, có thủ bút của cả hai người.

Để nhớ lại thi ca của một người, thi ca của một thời, xin giới thiệu lại những bài thơ đã được Thi nhân Việt Nam Việt Nam thi nhân tiền chiến tuyển chọn. Điều dễ nhận thấy là sau những vần thơ trong sáng trong tập Sóng thơ, bài “Lịch” (in trong Việt Nam Thi nhân Tiền chiến cho thấy nữ sĩ đã bắt đầu nhận thức được nỗi buồn hữu hạn của phận người, dẫu lúc ấy bà chỉ mới chỉ ngoài 20 tuổi.



Êm đềm


Hồi tưởng nhiều mai, dưới ánh dương,
Em vừa tỉnh giấc, dậy bên giường,
Mẹ em đôi mắt đầy âu yếm
Vây bọc chim khua, rộn giấc hường.

Vạn buổi êm trời, dịu mát hương,
Chưa bằng đôi mắt chứa yêu đương!
Mẹ hiền tựa cửa khi chờ ngóng,
Em thấy lòng vui lướt dặm đường.

Cũng có nhiều đêm gió rít vang,
Mẹ em ốm nặng thức trong màn,
Em ngồi mơ sách người xưa ước,
Nếu có thì em cũng ước tràn.

Nếu có thì em: ước mẹ lành,
Cha cho nhiều bánh với nhiều tranh,
Cây me cao quá bên vườn bắc,
Nghiêng xuống cho em bẻ một cành.

Có lắm hoàng hôn, mãi cợt đùa,
Quên rằng bãi bể sóng chiều khua,
Và nhà cơm đợi, chờ em vắng,
Em sắp hàng năm để chạy đua.

Rồi đến trăng nhô mới vội về,
Cha cười, song cũng chỉ roi đe:
“Mai mà chơi chậm thì con liệu,
Sắm sửa vài mo để đón che”.

Ai có như em, một ấu thời?
Đi tìm bướm bắt để nuôi chơi,
Búp bê đem tắm hơ cho ấm,
Lửa bén vèo! thôi cháy mất rồi.

Rõ là em cũng quá lôi thôi,
Ai chả còn ghi quãng ầu thời,
Đằng đẵng đường trường cơn gió bụi
Duy còn ôn lại những ngày vui
                       
(Rút từ Sóng thơ)


Mảnh Hồn Thơ


Em muốn thơ em hoàn toàn vui,
Đừng sầu lá rụng, khóc hoa rơi,
Đừng than thở, tiếc ngày qua chóng.
Ước nguyện đành không đạt nguyện rồi!

Ô hay! đâu thoát khỏi triền miên,
Hồn lặng trong mê, ý dậy phiền.
Đời ít khi vui, hoài cảm xúc,
Thương sen lẫn lộn sống bên bùn!
..........................
Cho nên nhiều lúc, muốn thơ cười,
Chợt nghĩ quanh mà bút bỗng rơi!
Ôm mảnh hồn thơ, đường oán hận,
Em dùng thổn thức, dãi nên lời.
                       
(Rút từ Sóng thơ)


Lịch


Lịch trên tường mỗi ban mai tay xé,
Xé dần, đem vứt xuống giỏ mây đan.
Phải đây là xác chết của thời gian?
Mỗi tờ xuống, một ngày đi biệt tích?
Tay ngần ngại cũng thôi đành vô ích,
Vì hôm nay không dính dáng ngày mai.
Lúc bình minh trong sương sớm chưa phai
Là giấy biết thân mình không thể gắng
Người đâu khác dẫu trăm ngàn cay đắng,
Vói tay dài mong níu lại ngày đi
Ý điên rồ người đeo đuổi làm chi,
Tờ mỏng quá, khác đâu ngày qua chóng!
Tình lưu luyến khiến âu sầu phấp phỏng
Lịch cùng ta nào có khác chi nhau?
Lịch hàng năm đem thay đổi một màu
Người một tuổi chớ mơ mòng lui lại
Lịch còn mãi, đời đâu dài được mãi?
Tờ rã tan ra tro bụi chôn vùi...
...
(Theo Việt Nam thi nhân tiền chiến)

(272/10-11)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HỒ HUY SƠN  

    Năm 2019, văn đàn Việt chứng kiến một cuộc chuyển giao trong đời sống văn học trẻ nước nhà. Thế hệ 8X vẫn cần mẫn viết nhưng có xu hướng trở nên lặng lẽ hơn; trong khi đó, thế hệ 9X lại đang có một sức bật không kém phần táo bạo, bất ngờ. Bài viết dưới đây nằm trong sự quan sát mang tính cá nhân, với mong muốn đưa đến người đọc những nét nổi bật trong năm qua của văn chương trẻ.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.

  • HỒ THẾ HÀ

    Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    • Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.

  • TRẦN THÙY MAI  

    Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!

  • NGUYỄN QUANG THIỀU  

    Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.

  • VŨ VĂN     

    Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.

  • ĐỖ QUYÊN  

    1.
    Du Tử Lê
    thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    (Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)

  • LƯU KHÁNH THƠ   

    Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.

  • HOÀNG THỤY ANH

    “Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.

  • ĐÔNG HÀ

    Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.

  • NGUYỄN QUANG THIỀU

    Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.