Chiều ngày 11/11, trong chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” đã diễn ra Tọa đàm khoa học triển vọng hợp tác báo chí truyền thông Việt Nam - Lào: Thách thức và giải pháp.
Tại buổi toạ đàm
Tham dự tọa đàm, về phía Việt Nam có: Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại diện Ban Đối ngoại Trung ương; Đại diện Lãnh đạo các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh giáp Lào. Về phía Lào có: Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Phosy Keomanivong; Đại diện Đại sứ quán Lào; Tổng Lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng; Lãnh đạo hai tỉnh Salavan và Sekong của Lào; Đại diện Hãng Thống tấn Lào.
Tại buổi tọa đàm, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông Đặng Khắc Lợi cho biết, chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước. Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, báo chí Việt Nam đã và đang từng bước phát triển để phù hợp với xu thế của công nghệ, thông tin và truyền thông đồng thời kết hợp chặt chẽ nhiều loại hình, phương tiện và tăng độ bao phủ cả trong nước và quốc tế, từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thông tin, truyền thông trong tình hình mới.
|
Đại biểu tham dự tọa đàm |
Báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước các khó khăn, thách thức mới, trong đó có sự ảnh hưởng vừa tích cực vừa có nhiều biến động trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thách thức, cơ hội của tiến trình chuyển đổi số trên thế giới và tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Trước tình hình đó, thực hiện chuyển đổi số các cơ quan báo chí truyền thông chính là sự thay đổi về tổng thể và toàn diện kể cả phương thức, cách làm việc, mô hình tổ chức, hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí, là sự thay đổi quan trọng về nhận thức và thái độ của lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nhiều người xem không gian mạng là cuộc sống thứ hai, sáng tạo ra các nội dung có ảnh hưởng đến cộng đồng. Song song, các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới đang ngày càng phát triển ở Việt Nam, cho phép người dùng đăng tải nội dung miễn phí và khai thác quảng cáo. Điều này cũng góp phần gia tăng tình trạng tin giả, sai sự thật. Các nền tảng trực tuyến xuyên biên giới là nơi thông tin sai lệch truyền tải rất nhanh.
|
Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông Đặng Khắc Lợi phát biểu tham luận tọa đàm |
Tham luận về “Kết quả hợp tác Việt Nam - Lào trong đào tạo báo chí, truyền thông”, Vụ Truyền thông đại chúng, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Phongsa Somsava, cho biết về tình hình phát triển báo chí Lào hiện nay: Lào có 113 ấn phẩm; Khu vực tư nhân có 13 số, khu vực công có 99 số, trong đó có 11 số là nhật báo; Có tổng cộng 168 đài phát thanh, trong đó có 9 đài ở trung tâm (7 đài FM, 2 đài AM), 75 đài địa phương và 77 đài mạng. Ngoài ra, nó đã được phát sóng qua vệ tinh và Internet, chiếm 100% diện tích cả nước và nhiều nước trên thế giới nghe được, hiện nay đài còn có thể phát sóng qua hệ thống truyền thông trực tuyến. Ngoài ra, Đài Phát thanh Quốc gia còn phát sóng các chương trình bằng tiếng Việt.
Lào có tổng cộng 49 đài truyền hình, ở cấp Trung ương có 4 đài, 3 đài tư nhân, 3 đài quốc tế, 4 đài mạng trung ương và 29 đài địa phương, trong đó 3 đài vẫn phát sóng trên mặt đất, up-link qua vệ tinh. , một số tỉnh đang phát sóng qua truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và 6 đài kỹ thuật số; Ngoài ra còn có văn phòng đại diện báo chí của Việt Nam tại Lào như VTV, TTXVN, VOV…
Ông Duangkeo Kongkham, Trưởng phòng Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, đã chia sẻ về “Thách thức của thông tin, truyền thông Lào trong bối cảnh hiện nay”. Theo ông Duangkeo Kongkham hiện nay, các phương tiện truyền thông là cơ quan truyền thông chính dưới sự quản lý của chính phủ bao gồm: Đài phát thanh quốc gia Lào, Đài truyền hình quốc gia Lào, Kênh 1 và Kênh 3. Tin tức Lào, Báo Nhân dân và báo nước ngoài. Ngoài ra còn có đài quân đội, quân đội truyền hình, truyền hình bảo vệ hòa bình, báo quân đội, báo bảo vệ hòa bình. Còn truyền thông tư nhân thì có Laostra TV, Memv Lao.
|
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại buổi toạ đàm |
Trao đổi tại tọa đàm, Ông Khamvo VATSANGA, Giám đốc Sở Ngoại giao tỉnh Sê Kông với chủ đề “Triển vọng hợp tác Lào-Việt về thông tin và truyền thông” của tỉnh Sê Kông. Theo ông Khamvo VATSANGA, hiện nay, các công nghệ trên thế giới phát triển nhanh chóng nhảy vọt và các quốc gia cũng sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trọng tâm của sự phát triển này là phát triển công nghệ số được ứng dụng vào trên mọi lĩnh vực, dẫn đến hội nhập, kết nối, dịch vụ mới và trao đổi thương mại không biên giới.
Trong thời gian qua, tại các tỉnh phía Nam của nước CHDCND Lào đã thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết đã quan tâm đến việc chuyển sang hiện đại hóa như: Xây dựng hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống họp từ xa trực tuyến, hệ thống quản lý văn phòng hiện đại, hệ thống thông truyền công vụ, hệ thống thu thập văn bản công, hệ thống mạng công vụ, hệ thống quản lý dân cư, hệ thống quản lý cán bộ công chức, hệ thống chứng minh nhân dân, hệ thống đặt chỗ trước hành khách, hệ thống hải quan điện tử, hệ thống thuế điện tử, hệ thống quản lý thông tin tài chính khu vực công, hệ thống quản lý một cửa, các trang web và ứng dụng di động khu vực công. Tuy nhiên, yêu cầu của công việc còn nhiều, việc phát triển quản lý chính quyền điện tử chưa được tập trung, chưa có kết nối trao đổi thông tin, còn hạn chế về kinh phí và chuyên môn kỹ thuật mà khu vực công cần ưu tiên tập trung phát triển Chính phủ điện tử với tốc độ nhanh hơn.
Tọa đàm khoa học triển vọng hợp tác báo chí truyền thông Việt Nam - Lào: Thách thức và giải pháp,với mong muốn thông qua những góc nhìn của các chuyên gia, các nhà quản lý của hai nước và việc trao đổi với các quý vị đại biểu, khách mời và các diễn giả sẽ phần nào cung cấp thêm thông tin hữu ích, hé mở những giải pháp thiết thực để tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho bà con vùng biên giới, để thông tin và truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đẩy mạnh đầu tư thương mại, phát triển du lịch, kinh tế đường biên giữa các tỉnh biên giới giữa Việt Nam và Lào.
Phương Anh
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có thông báo công bố giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2006-2009).
Tối ngày 14/12,Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn tỉnh đã tổ chức đêm thơ Thanh Hải, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT vừa có thông báo về việc trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thường niên 2010. Trong đợt xét tặng giả thưởng thường niên này, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã có một mùa bội thu giải thưởng với 6 tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.
Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960 - 20-12-2010), chiều 14/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu sách “Nhánh tùng vườn An Hiên”.
Ngày 14/12/20120 tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn của Hội Nhà văn tỉnh với nhà thơ, giáo sư Bruce Weigl.
Tối 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm thơ “Quê mẹ” nhâ kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1920 - 2010) và 9 năm ngày mất (2002-2010) của nhà thơ Tố Hữu, chương trình diễn ra tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chào mừng 59 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và 53 năm ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 10/12/2010, tại Khu làng nghề truyền thống Huế, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật 2010.
Sáng ngày 10/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động.
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức đêm thơ nhà giáo với chủ đề “ Cõi hạnh phúc”, diễn ra vào tối ngày 19/11 tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 14/11, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Văn hóa và văn học Pháp đương đại” do Giáo sư, dịch giả Trần Thiện Đạo trình bày.
Nhân kỷ niệm 93 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2010), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”, diễn ra vào tối ngày 7/11, tại Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10, Đại hội chính thức Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã diễn ra đúng vào dịp Hội tròn 60 tuổi.
Sáng ngày 19/10, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế năm 2009- 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng 14/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ trao tặng thưởng cho các văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1975-2010.
Chiều ngày 10/10, tại Café sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh miền Trung Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức Tọa đàm về cuốn tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê.
Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Thừa Thiên Huế chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, diễn ra vào sáng ngày 4/10 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội VHNT Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh 5 vùng đất Kinh đô Xưa và Nay, diễn vào sáng ngày 28/9 tại 47 Bà Triệu, Hà Nội.
Hội NSNA Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật và Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Khai mạc Triển lãm Ảnh Nghệ thuật "Bắc miền Trung hôm nay" lần thứ 17 năm 2010, diễn ra vào tối ngày 20/9 tại tiền sảnh Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Du lịch Thanh Hóa.
Ngày 13/9, ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký ban hành Quyết định số 1693/QĐ-UBND về việc tặng thưởng văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975-2010.
Sáng ngày 10/9, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, 23 Nhật Lệ.