Chiều 31/5, nhân kỷ niệm 220 năm ngày vua Gia Long thống nhất đất nước và đặt niên hiệu Gia Long, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm khoa học”Công lao và những đóng góp quan trọng về mặt lịch sử của Hoàng đế Gia Long (1802-1820)”.
Tại buổi tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu đã tập trung thảo luận về các chủ đề: Khẳng định Nguyễn Ánh – Gia Long có công lao to lớn là hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước, khai sinh nước Việt Nam, khôi phục vương triều Nguyễn; vua Gia Long là người đặt nền móng cho các chính sách nội trị, ngoại giao của triều Nguyễn; vua Gia Long đã có công lớn trong việc xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam mang tính pháp lý quốc tế cao; về văn hóa, vua Gia Long đã có công trong xây dựng Kinh đô Huế, đặt nền tảng cho giáo dục Nho học và trọng dụng nhân tài; một số nhận định đánh giá chung về công lao và dấu ấn của vua Gia Long và một số đề xuất…
Tại buổi tọa đàm, Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho biết, sau gần 300 năm phân ly (1553-1802) đất nước dưới thời vua Gia Long mới được thống nhất về mặt lãnh thổ, còn nhiều mảng vỡ chưa được hàn gắn. Vua Gia Long đã thực hiện hàng loạt các kế sách về quản lý hành chính xã hội, xây dựng hệ thống pháp luật, chấn hưng giáo dục khoa cử và học thuật…Nhìn tổng thể, những quyết sách lớn về đối nội, đối ngoại để khắc phục một thời đất nước bị phân ly kéo dài, giữ vững nền tự chủ trong hòa bình, tập trung xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thống nhất, thực sự đã bộc lộ một tài năng đáng nể của vị khai sáng vương triều Nguyễn.
![]() |
Các đại biểu đã nêu lên ý kiến của mình về vua Gia Long, người có công lao to lớn trong việc thống nhất lãnh thổ, lãnh hải đất nước, đặt quốc hiệu, đặt nền tảng cho giáo dục, văn hóa… để lại nhiều di sản quý báu cho đất nước và cho Huế |
Nhà Nghiên cứu Trần Đại Vinh cũng đã nêu vai trò của pháp luật thời Gia Long thông qua một ví dụ cụ thể là làng Phù Bài của Thừa Thiên Huế (lưu trữ gần 2 vạn trang tư liệu Hán Nôm), trong đó có cả bản gốc chữ Hán của bộ Hoàng Việt luật lệ cùng cả một hệ thống văn bản pháp luật, hành chính liên quan. NNC Trần Đại Vinh cũng cho rằng, Vua Gia Long rất quan tâm đến việc thu phục nhân tài để chuẩn bị cho công cuộc chấn hưng văn hóa, giáo dục sau chiến tranh. Chính vua Gia Long đã tạo ra một sinh khí mới rất tích cực, sối nổi sau thời kỳ dài đất nước bị chia cắt, loạn lạc, nhiều giá trị truyền thống bị suy đồi, xuống cấp. Tiêu biểu và là sản phẩm của nền giáo dục tiến bộ đầu thời Nguyễn là Nguyễn Công Trứ, một người có nhân sinh quan và tinh thần nhập thế rất tích cực thể hiện qua thơ văn, trước tác của ông. Thời Gia Long tuy chỉ có thi hương, tuyển chọn đến bậc Cử nhân, nhưng hơn 220 Cử nhân của thời Nguyễn hầu như đều trở thành những trụ cột của thời Nguyễn, tiêu biểu như Lê Văn Đức, Đặng Văn Hòa, Trương Đăng Quế, Nguyễn Công Trứ, Hà Duy Phiên… Chấn hưng văn hóa từ giáo dục chính là từ đó.
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến – nguyên Trưởng khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Huế, chuyên gia nghiên cứu về chủ quyền biển đảo cho rằng, việc tổ chức khai thác, chiếm hữu và thực thi chủ quyền quốc gia ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xúc tiến liên tục kể từ thời các chúa Nguyễn ở thế kỷ 17; nhưng dưới góc độ công pháp quốc tế, vua Gia Long mới là người có công lớn nhất trong việc tạo dựng cơ sở pháp lý quốc tế cho Việt Nam về vấn đề xác lập chủ quyền của quốc gia đối với những quần đảo này. Lợi thế của cuộc tranh chấp pháp lý về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa hiện nay của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là để bác bỏ tuyên bố chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa của chính quyền địa phương tỉnh Quảng Đông ở Trung Hoa năm 1909, một phần lớn dựa vào thành quả có được từ tuyên bố chiếm hữu chính thức về mặt nhà nước thời vua Gia Long năm 1816, được quốc tế công nhận.
Dựa trên công pháp quốc tế, có thể khẳng định đóng góp của vua Gia Long trong vấn đề xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của quốc gia nói chung, xác lập và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các thực thể địa lý ở quần đảo Hoàng Sa nói riêng là hết sức quan trọng và vô cùng to lớn đối với vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Việt Nam, cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
Các nhà nghiên cứu tham dự tọa đàm thống nhất nhận định, vua Gia Long đã có công đặt tên Việt Nam là quốc hiệu, có công lao to lớn thống nhất quốc gia trên lãnh thổ rộng lớn tương ứng với lãnh thổ hiện nay.
Ngoài ra Hoàng đế Gia Long còn đặt nền móng cho việc phát triển kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã hội… xây dựng Kinh đô Huế. Dưới triều đại của mình, ông tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguyên Phương
Nhà văn Nguyễn Tuân đã tinh tế nhận xét: “Người Huế ăn bằng mắt trước khi ăn bằng miệng”.
Ngài thủy tổ họ Hồ Đắc làng An Truyển, xã Phú An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế vốn là gốc từ ngoài bắc vào lập nghiệp thường được dân làng gọi là Hồ Quản Lãnh.
Nói thiệt thì o Huế của tôi cũng có uy lắm đấy, đừng tưởng là o hiền. Đôi lúc vui miệng tôi hỏi o: “Vậy chớ Kho Rèn ngoài nớ nó rèn cái giống gì vậy?”, thì o không trả lời mà trừng mắt nhìn tôi!!!
Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km.
Tranh làng Sình đã trở thành nhu cầu của đời sống văn hóa, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hóa truyền thống xứ Huế.
Sáu câu chuyện dưới đây là 6 lần thoát chết của vua Gia Long do Diễn đàn lịch sử Việt
Đêm xuống, sau khi chờ cha đi ngủ, đứa bé mới trốn cha đi học hát. Người chị cột sợi dây ở ngón tay, đầu dây kia móc ở ngách cửa, lơ mơ ngủ. Khuya, cô em gái về, khẽ giật sợi dây, cánh cửa được hé ra, một bóng nhỏ loắt choắt nhanh nhẹn len vào trong, bóng đêm im lìm phủ lấy ngôi nhà, không một ai hay biết.
Từ xa xưa, nghệ vàng thuốc bắc là một trong những phương pháp bí truyền của các bà mụ xứ Huế để giúp các mỹ nữ Cung Đình lấy lại vóc dáng thon gọn và làn da hồng hào, quyến rũsau khi sinh.
Từ xưa cho tới nay, câu chuyện về những cổ vật là đồ tùy táng luôn được bao trùm bởi những lời đồn thổi nhuốm màu ma mị tâm linh. Người nào lấy trộm hoặc có được những thứ không phải của mình sẽ bị quả báo. Nhưng dù rùng rợn ma quái đến đâu, dù cho những lời nguyền quả báo có ám ảnh thế nào đi chăng nữa thì những món đồ cổ có giá vẫn luôn có sức hút đối với những kẻ khoét ngạch trộm cổ vật…
Theo Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh, khi biên soạn cuốn sách “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”, nhà văn Sơn Nam đã lặn lội từ Nam Bộ ra Huế, ngược dòng Hương Giang, lên đến ngã ba Tuần, rồi vượt sông qua bên tê tả ngạn dòng Tả Trạch để kính viếng lăng chúa Nguyễn Phúc Chu....
Nằm dưới chân nơi an nghỉ của cụ Phan Bội Châu, là ngôi mộ của hai chú khuyển. Ngày hai chú khuyển mất, chính bàn tay cụ Phan chôn cất và lập bia mộ. Gần 100 mùa xuân đi qua, câu chuyện về hai chú khuyển trung thành cũng phai nhạt trong ý niệm bao người. Đến bây giờ, nhiều người lại đặt ra câu hỏi: Vì sao lại có hai ngôi mộ ấy?
Từng lâm cảnh đầu rơi với thịt nát xương tan, người ta đồn rằng đây là những vị thần trấn yểm, bảo vệ giấc ngủ và gìn giữ kho báu mà triều thần an táng cùng Vua Gia Long dưới lòng cổ mộ!
Du khách đến Huế, dường như ai cũng muốn tham quan những cung điện vàng son một thuở bên trong những vòng tường thành rêu phong cổ kính, hay viếng thăm những lăng tẩm uy nghi của các vị vua triều Nguyễn đang giấu mình dưới bóng cổ tùng nơi vùng đồi núi chập chùng ở phía tây Kinh Thành Huế…
Lên A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế những ngày này, khắp các bản làng của đồng bào dân tộc Pa Cô đều đang rộn ràng chuẩn bị đón lễ hội A Za - ngày Tết truyền thống của đồng bào trên đỉnh Trường Sơn này. Đây cũng là thời điểm kết thúc vụ mùa cuối năm, khi những hạt lúa, bắp ngô, củ sắn… đã được thu hoạch và cất vào trong kho của mỗi gia đình; là lúc để bản làng trẩy hội, cất lên những điệu khèn, điệu múa… hay nhất đón chào Tết A Za.
Ngày 16/1/2015, tại Nhà hát Quân đội, Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Bộ Quốc phòng về văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm ( 2009-2014).
Đã từ lâu, chùa Thiên Mụ (TP. Huế) nổi tiếng với 108 tiếng chuông ngày ngày giữ nhịp thời gian, mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa mọi muộn phiền đau khổ. ấy vậy mà, nơi chốn cửa phật từ bi này còn được gán một lời nguyền nghiệt ngã.
Ngày 12/1, tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, cơ quan này đang lập hồ sơ thơ văn chữ Hán trên hệ thống công trình kiến trúc cung đình Huế để trình UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới.
Là một ngôi chùa gắn liền với những di tích và danh lam thắng cảnh của cố đô Huế, chùa Thiên Mụ nổi tiếng và thu hút du khách bốn phương không chỉ bởi những câu chuyện huyền thoại kỳ bí, mà còn một vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm, cộng với sự bình yên thơ mộng..
Cá voi được xem như một phúc thần cho cư dân vùng biển, vì vậy khi bắt gặp cá ông voi chết, ngư dân biển ở các tỉnh Quảng Bình cho đến mũi Cà Mau sẽ cử hành nghi lễ đám tang rất trọng thể. Sau đây xin giới thiệu đến bạn đọc một nghi lễ tiêu biểu tại làng Phú Tân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Chiều 26/12, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết hoạt động năm 2014 và bàn phương hướng hoạt động năm 2015.