Sáng ngày 3/8, tại Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao TP Huế, Hội nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế và Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức cuộc Toạ đàm khoa học " Hàm Nghi - Nhà vua bị lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh vua Hàm Nghi (3/8/1871 _ 3/8/2021).
Tại buổi toạ đàm, các nhà nghiên cứu tập trung thảo luận 5 chủ đề chính về đời sống của vua Hàm Nghi trong những năm tháng lưu đày. Việc kết hôn , người tình vốn là gia sư của các con vua Hàm Nghi. Các công chúa Như Mai, Như Lý, và hoàng tử Minh Đức; Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của vua Hàm Nghi, người mở đầu cho nền hội hoạ theo phong cách phương Tây của Việt Nam; Góp phần đính chính những thông tin thiếu chính xác về cuộc đời vua Hàm Nghi và các thành viên trong gia đình vua Hàm Nghi; Thông tin về việc rước hài cốt vua Hàm Nghi ở làng Thonac/Dordogne về một nơi gần lăng mộ Kiên Thái Vương; Một số ý kiến đề nghị phát huy các giá trị di sản của vua Hàm Nghi như mở tour tham quan lăng mộ vua Hàm Nghi tại Pháp, mở các tour du lịch Việt Nam như thăm Phủ Kiên Thái Vương, cung An Định, nhà bà Từ Cung, phủ Tùng Thiện Vương, vườn Lạc Tịnh viên…
Ngày 17/8/1884 Vua Hàm Nghi cử hành lễ đăng quang. Trang sử bi hùng của vua Hàm Nghi bắt đầu từ ngày 1-11-1888, Trương Quang Ngọc phản bội Cần Vương đem theo Nguyễn Đình Tình, Cao Viết Dung, Đinh Văn Xuân, Đinh Văn Châu và 10 lao động làng Thanh Lạng bí mật vào mật khu giết Tôn Thất Tiệp và bắt vua Hàm Nghi nộp cho giặc Pháp. Chúng thu 1 kiếm lệnh, 1 tráp giấy tờ, 5 thỏi bạc, 4 lượng bạc, 11 đồng tiền vàng lớn, 63 tiền vàng nhỏ. Sau đó Ngọc giao nộp cho Boulangier. Chúng đưa nhà vua về Chà Mạc rồi Thanh Lạng (3-11-1888), Đồng Cả (6-11-1888), Quảng Khê (13-11-1888), Thuận An (23-11-1888), Lăng Cô (24-11-1888), Đà Nẵng (28-11-1888). Từ Đà Nẵng, nhà vua bị đưa xuống tàu Comète vào Sài Gòn cùng với Trần Bình Thanh theo làm thông dịch và hai người hầu khác.
![]() |
Trưng bày tư liệu về những năm tháng vua Hàm Nghi ở Algerie |
Ngày 13-12- 1888 nhà vua cùng với ba người giúp việc bị chuyển qua tàu Biên Hòa - một tàu vận tải binh sĩ, khởi đầu cuộc hành trình đày sang Algérie.
Sau đó nhà vua được giao một ngôi nhà thuộc làng El- Bial, trên dãy đồi Mustapha Supérieur, cách trung tâm thủ đô Alger chừng vài cây số. Từ năm 1890, cựu hoàng thay đổi thái độ chấp nhận cuộc sống của một ông vua bị lưu đày. Ngài nổ lực học tiếng Pháp, chơi thể thao, nghe âm nhạc, tìm hiểu văn học, hội hoạ, giao du với giới trí thức phương tây. Năm 33 tuổi (1904) ngài quyết định lập gia đình với tiểu thơ Marcell Laloe ái nữ của ông Francis Laloe chánh án toà thượng thẩm Alger. Gia đình cựu hoàng có 3 người con đều học hành thành đạt .
Trong 55 năm cuộc đời bị lưu đày (1889 - 1944) và mất ở Alger, vua Hàm Nghi là ông vua trải qua nhiều biến cố lịch sử diễn ra trong nhiều thời kỳ trong nước và ngoài nước. Trong bất cứ hoàn cảnh nào ông cũng thể hiện tình yêu nước sắt son. Tình yêu nước của ông đã ảnh hưởng lớn đến nhiều phong trào đấu tranh yêu nước suốt 90 năm (1885 - 1975).
Đề tài vua Hàm Nghi những năm tháng ở chốn lưu đày - nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân được các nhà nghiên cứu, những người cầm bút trong và ngoài nước rất quan tâm. Ngoài những nhà nghiên cứu trong nước, nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi ở Pháp đã tham gia tọa đàm. Những tham luận của họ đã viết nhiều năm trước, nay được cập nhật và nhờ những bạn bè trong nước trình bày trong tọa đàm như TS Võ Quang Yến, TS Phạm Trọng Chánh, TS Nguyễn Ngọc Giao, TS Đặng Văn Giáp, BS Gérard Chapuis... Ngoài các nhà nghiên cứu văn hóa Huế, nhiều người am hiểu về cuộc đời và lăng mộ vua Hàm Nghi ở Pháp cũng góp cho việc chuẩn bị cuộc tọa đàm nhiều thông tin quý giá như ông bà Phạm Phi Long, Lê Thị Thái Thanh (Cécile Lê Phạm), góp nhiều hình ảnh quý như Tiến sĩ Amandine Dabat, bác sĩ Isabelle Capek.
Phương Anh
Vào lúc 20 giờ, tối ngày 30/4, Festival Nghề truyền thống Huế 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” đã chính thức khai mạc tại quảng trường Ngọ Môn, Huế.
Sáng 30/4, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khánh thành bức tượng “Cô gái Việt Nam” của nhà điêu khắc- hoạ sỹ Lê Thành Nhơn tại công viên Hai Bà Trưng, bên bờ sông Hương thơ mộng.
Vườn Huế, nơi dung sinh cỏ cây và tâm hồn Huế dịu ngọt và thi vị. Từ góc vườn ấy, hàng trăm năm qua, ngọn lửa ẩm thực Huế đã phát sinh và được gìn giữ tạo nên một phong thái văn hóa đặc trưng riêng. Giờ đây, Vườn Huế mở cửa cho ẩm thực mọi miền cùng tựu về trong Festival Nghề truyền thống 2011 diễn ra từ 30.4 đến 3.5 dọc ven hai bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn vơi chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngô Hòa đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Huế mới đây về công tác tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2011.
Tiếp theo tuyển tập bút ký "Hồn Mai" của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 2007. Bây giờ là tuyển tập "Cõi tạm phù hoa" gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn và đặc biệt là bút ký về chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập bút ký chân dung này là tâm huyết và tình cảm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đối với người nhạc sĩ tài hoa.
Hướng tới Festival Nghề Truyền thống Huế 2011, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TT.Huế, Hội Mỹ thuật TT.Huế, Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế đã phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật chủ đề “Của nhà”, diễn ra từ 25/4 đến 04/5 tại tầng 2 Trung tâm văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế, 15 Lê Lợi, Tp Huế.
Sáng ngày 20/4, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau gần một tháng tổ chức cuộc vận động sáng tác (diễn ra từ ngày 17/3 và kết thúc vào đầu tháng 4/2011), chiều ngày 15/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố các tác phẩm VHNT hưởng ứng cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 11/4, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Chi hội Điện ảnh Huế tổ chức lớp bồi dưỡng làm phim tài liệu cho anh chị em làm công tác truyền hình ở khu vực Bắc miền Trung.
Tối ngày 30/3, tại Cung An Định, Huế - quê hương của cố nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”.
Tối ngày 29/3, tại Nhạc Quán, số 4 đường Kim Long, Huế, đã diễn ra đêm Chung kết và trao giải “Cuộc thi giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn”, chương trình do Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Du lịch Huế phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 29/3, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Nước chảy qua cẩu”, “Ngày tháng thênh thang” và “Tâm tình với Trịnh Công Sơn” của nhà văn Bửu Ý, diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, TP Huế.
Tối ngày 26/3, tại Nghinh Lương Đình (TP Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức các hoạt động hưởng ứng Giờ trái đất 2011 với chủ đề “Hát cho hành tinh mãi xanh”.
Chiều ngày 23/3/2011, tại Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng xét phong tặng Nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú tỉnh Thừa Thiên Huế (thành lập theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 8/3/2011 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh) đã tổ chức cuộc họp để xét duyệt các hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND do đồng chí Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Nhằm chia sẻ tình cảm trước đau thương mất mát của người dân và đất nước Nhật Bản do trận động đất - sóng thần gây ra vào đầu tháng 3/2011; vừa qua, vào ngày 17/3, Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc vận động sáng tác Văn học Nghê thuật hướng về thiên tai với chủ đề “ Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 22/3, Thư viên Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức triển lãm tài liệu Hán - Nôm và tọa đàm khoa học “Bảo tồn - số hóa di sản Hán Nôm”, diễn ra tại số 29A Lê Quý Đôn, TP Huế.
Tối ngày 20/3 (ngày 16/2 năm Tân Mão), UBND tỉnh Thừa thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế.
Chiều ngày 17/3, tại kỳ họp lần thứ 16, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V đã chính thức thông qua đã thông qua Đề án đặt tên đường phố của thành phố Huế đợt VI, trong đợt này tên của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được đặt cho con đường mới bên sông Hương, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế.
Sáng ngày 15/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/ 1953 -15/3/2011) và phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - những góc nhìn mới”.
Sáng ngày 10/3, Nhà văn, GS. TS. Masatsugu Ono đã có buổi thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.