Tọa đàm “Sắc thái thơ mỗi vùng kinh đô xưa và nay”

14:18 18/05/2011
Sáng ngày 17/5, tại Cố đô Hoa Lư đã diễn ra cuộc Tọa đàm “Sắc thái thơ mỗi vùng kinh đô xưa và nay”, do Hội VHNT Ninh Bình đăng cai tổ chức. Tham dự có lãnh đạo các Hội VHNT và gần một trăm nhà thơ đến từ 5 vùng kinh đô xưa và nay: Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, Phú Thọ.

Có 12 tham luận đã cùng trao đổi, tọa đàm về chủ đề này. Nhà thơ Lâm Xuân Vy trong tham luận “Cố đô Hoa Lư- miền đất khai sinh dòng văn học viết - nơi gặp gỡ thi nhân mọi thời”, cho rằng do đặc điểm lịch sử, “Miền đất Hoa Lư, nơi đặt nền móng cho nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên, cũng là nơi khai sinh dòng văn học viết nước nhà từ thế kỷ X xa xưa ấy”. Nhà thơ Kim Dũng đến từ Đất Tổ Hùng Vương nhận định “ cảm hứng chủ đạo sáng tạo của các thế hệ nhà thơ Đất Tổ vẫn nghiền về thể thơ truyền thống với cùng đất cội nguồn có Đền Hùng lịch sử và được thừa kế cái nôi văn nghệ kháng chiến qua “Chín năm nắng núi mưa ngàn”. Nhìn chung thơ Đất Tổ nhẹ nhàng, đôn hậu với tình yêu thiết tha quê hương đất nước sâu đằm”. Đến từ Thanh Hóa, nhà thơ Đào Phụng nêu rõ: “Thơ Thanh Hóa những năm đầu thế kỷ XXI cho thấy, thơ Thanh Hóa đã nhập vào màu sắc chúng của thơ cả nước. Với đầy đủ các cung bậc, giọng điệu, đa dạng và phong phú, nhưng vẫn gợi đây đó cái nét riêng truyền thống của thơ Thanh Hóa thời chống Pháp, chống Mỹ: đó là sự đằm thắm, chắt lọc, phóng khóang và ngang tàng đầy sự quyết liệt như là sở trường, sở đỏan của thơ ca miền Thanh”. Nhà thơ Bùi Văn Kha đến từ Hà Nội lại quan tâm đến “Đề tài thế sự - công dân trong thơ Hà Nội” và cho rằng đây là đề tài “luôn luôn được coi trọng và những tác phẩm viết về đề tài này cũng thành công nhất”.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm với tham luận Các cố đô, khi không còn giữ vị trí trung tâm đất nước, sẽ còn lại những gì?” tại buổi Tọa đàm

Tham gia cuộc tọa đàm, với tham luận “Các cố đô, khi không còn giữ vị trí trung tâm đất nước, sẽ còn lại những gì?” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh: “ Việc chăm lo giúp đỡ các cố đô lịch sử, giữ gìn bộ mặt văn hóa vốn có của nó lại càng trở nên bứt thiết. Bởi vì các cố đô ngày nay (trừ Hà Nội) không còn nguồn lực gì đáng kể về chính trị, kinh tế, ngoài giá trị văn hóa vốn có nhưng cũng đang đứng trước nguy cơ tiêu mòn, hủy hoại”. Và nhà thơ kêu gọi:“Giữ gìn vẻ đẹp văn hóa của các cố đô nước nhà là trách nhiệm của mọi người Việt Nam, trong đó có cả người cầm bút, như bảo vệ nguồn gien cao quý của nòi giống”...

Họa sỹ Đặng Mậu Tựu trình bày tham luận tại buổi Tọa đàm


Với tham luận “Tiếp sức để đất thơ không cạn kiệt”, Họa sỹ Đặng Mậu Tựu đề xuất 8 vấn đề: tôn trọng lòng dũng cảm, sự ngay thẳng của nhà thơ; bồi dưỡng thế hệ trẻ; lãnh đạo địa phương cần có cái nhìn rộng mở, thóang đạt về các nhà thơ của xứ sở mình và cần có lòng tự hào về họ ở địa phương mình; cải tổ dạy văn trong trường học; tổ chức hội thảo văn học về các vùng kinh đô chất lượng hơn; quảng bá tác phẩm hay từ các vùng kinh đô; trao giải cho tác phẩm hay; đề nghị Ủy ban Tòan quốc Liên hiệp Các hội VHNT Việt Nam ưu ái tổ chức các trại sáng tác thơ cho các vùng kinh đô để có nhiều cơ hội gặp gỡ, trao đổi với nhau nhiều kinh nghiệm trong sáng tác...

Đây là lần thứ tư các văn nghệ sỹ 5 vùng kinh đô gặp nhau. Các Hội, Liên hiệp hội VHNT các vùng kinh đô Việt Nam xưa và nay đã ký kết chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật giai đoạn 2010 - 2015 vào tháng 6/2010 tại Huế. Từ đó đến nay đã có những cuộc hội thảo, gặp gỡ trao đổi, tọa đàm tại Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình...

PV














Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.

  • Trong không khí sôi nổi của các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2009), Trung tâm BTDT CĐ Huế sẽ tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình.

  • Sáng ngày 22-3, nhận lời mời của tạp chí Văn hóa Quân sự (cơ quan thường trú Miền Trung-Tây Nguyên) và  Hội Nhà văn Đà Nẵng, nhóm anh em văn nghệ sỹ Huế trên 20 người gồm các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhạc sỹ và nghệ sỹ trình diễn...  đã đến tham dự chương trình thơ, nhạc, triển lãm ảnh với chủ đề: “Hội ngộ Hải Vân Quan” tại đỉnh đèo Hải Vân.

  • Nhân kỷ niệm 140 năm ngày danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam và khai sinh hiệu ảnh Cảm Hiếu đường, hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam, kỷ niệm 56 năm ngày ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật- Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Phòng Văn hoá Thông tin thành phố Huế tổ chức khai mạc 2 phòng triển lãm ảnh "Gia đình Việt Nam xưa" và triển lãm các  "Tác phẩm được giải thưởng qua thời kỳ trong suốt 30 năm qua".

  • Tập tranh Sông Hương của họa sĩ Gérald Gorridge, giảng viên Đại học Hình ảnh Angouleme, được ra mắt ngày 9/3 tại trụ sở Hội người Việt Nam tại Pháp ở Paris.

  • NGUYỄN KHÁC PHÊ (Đọc “Nửa vòng đất lạ buồn vui xứ người” của Bảo Cường)  Tôi tin là Bảo Cường không tự ái khi bị (hay “được”) gọi là “nghệ sĩ hát rong”.  Vì không dễ có được danh hiệu này. Người nghệ sĩ không hề bị trói buộc, chẳng hề ra giá “cát-sê”, gần gũi với nhiều tầng lớp công chúng ở mọi phương trời mới  được tặng danh hiệu dân dã mà đáng yêu  đó.

  • Sáng ngày 17 - 2 - 2009, Tạp chí Sông Hương phối hợp cùng Hội Nhà văn TT. Huế tổ chức buổi ra mắt tập truyện ngắn đầu tay của tác giả Nguyễn Đặng Mừng: Bóng chiều hôm (Nxb Hội Nhà văn, 2009). Đến dự có đông đảo các nhà văn, dịch giả, những người có uy tín trong hoạt động văn học nghệ thuật như: Trần Thùy Mai, Nguyễn Khắc Thạch, Tô Nhuận Vỹ, Bửu Ý, Thái Kim Lan, Đặng Tiến…

  • “…Mới ngày nào của buổi sáng hội ngộ mùa thu 2008, các bạn trẻ cùng nhau thảo luận về sân chơi cho văn chương trẻ, nhận ra sự bơ vơ mà như một lời tự tình rất thực đã so sánh: “Con nai vàng ngơ ngác của nhà thơ Lưu Trọng Lư còn có thảm lá vàng để dẫm lên, còn những bước chân tập tễnh vào chốn văn chương của những cây bút trẻ đã không biết dẫm lên đâu trong mênh mông cuộc sống xô bồ hiện tại”.