Tô Hoài, hơn cả một nhà văn

08:45 09/07/2014

Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi...

Nhà văn Tô Hoài

“Mình không được học như Huy Cận, Xuân Diệu nên ít chịu ảnh hưởng Tây học và không biết nhiều về sự hình thành các khuynh hướng văn học. Chỉ là tự nhiên, mình thích viết về cuộc đời thực” - Đó là lời tâm sự của nhà văn Tô Hoài, trích trong cuốn “Tô Hoài – Sức sáng tạo của một đời văn” (tác giả Hà Minh Đức).

Là một trong những nhà văn có bút lực và sức đi dồi dào bậc nhất làng văn Việt Nam, nhưng ít ai biết rằng, thời còn trẻ, nhà văn Tô Hoài chưa từng học qua các trường lớp đào tạo bậc cao về chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Thuở nhỏ, ông chỉ học đến tiểu học rồi đi bán giày ba-ta ở Hàng Khay (Hà Nội). Vì vậy, hầu hết các kiến thức văn học và vốn sống mà nhà văn Tô Hoài có được đều do ông tự học, tự đi, tự nghiên cứu. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà các tác phẩm của nhà văn Tô Hoài đều gắn bó chặt chẽ và vô cùng gần gũi với đời sống người dân Việt Nam.

Một khi đã bước chân đến đâu, đã đặt bút viết về cái gì, ông đều cố gắng viết cho thật, cho “tới”. Điều này thể hiện qua những trang văn chứa đựng phong cách và phong tục tập quán của bà con vùng cao như “Vợ chồng A Phủ”, “Miền Tây”…; hay những câu chuyện thiếu nhi sống động về thế giới động vật như “Dế mèn phiêu lưu ký”, “Một cuộc bể dâu”, “Cá đi ăn thề”…


Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài đã được chuyển thể thành một bộ phim cùng tên

Thật khó để tìm được một nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị giam cầm trong cảnh tù túng của “Vợ chồng A Phủ”; lại vừa có thể thổi hồn, nhân hóa những loài động vật nhỏ bé với một giọng điệu vô cùng hồn nhiên và trong sáng như trong “Dế mèn phiêu lưu ký”.

Không chỉ gắn bó với thể loại truyện ngắn, nhà văn Tô Hoài còn sở hữu một số lượng lớn các tác phẩm ký sự, du ký, hồi ký và cả tự truyện - sản phẩm của những chuyến đi dài, đi liên tục của ông từ lúc trẻ đến tận khi về già (từ Lào, Campuchia… đến cả các nước Âu, Mỹ, Á, Phi), mà ông thường coi là “bắt chước Dế mèn”.

Đi nhiều, viết nhiều nhưng văn của Tô Hoài hầu như ít lặp lại, đặc biệt không loãng và không nhạt. Tác phẩm nào cũng có một chiều sâu triết lý nhất định, nhân vật nào cũng có một thế giới nội tâm phong phú, dù cho nhân vật ấy là người hay những loài động vật. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho khả năng tìm tòi và sức sáng tạo dồi dào của ông.

Tuy nổi tiếng với vai trò nhà văn, nhưng ít người biết rằng: Tô Hoài cũng từng có một thời làm báo sôi nổi. Những tác phẩm văn học đầu tay nổi tiếng của ông viết trong những năm 1940 từng được đăng trên “Hà Nội tân văn chủ nhật” và “Tiểu thuyết thứ bảy”. Vì vậy, ông thường nói: chính nghề báo đã chắp cánh cho nghiệp văn chương của ông.

Các tác phẩm văn học của ông được chia làm 4 mảng chính: các tác phẩm viết về vùng núi rừng Tây Bắc trong thời kì kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, về ngoại thành Hà Nội xưa và nay, sáng tác cho thiếu nhi, chân dung và hồi kí.


Tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới

Sau cách mạng tháng Tám, ông được phân công làm phóng viên báo Cứu quốc Trung ương (cơ quan Tổng bộ Việt Minh) tham gia phong trào Nam tiến; sau đó lên Việt Bắc làm Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc, chủ bút Tạp chí Cứu quốc. Từ năm 1951, ông về Hà Nội công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam.

Nhà văn Tô Hoài từng chia sẻ lí do viết văn của mình rằng: “Chỉ là tự nhiên, mình thích viết về cuộc đời thực”. Nghe tưởng chừng vô cùng đơn giản, nhưng để có được những trang văn thật là “thực”, thật là “tự nhiên”, nhà văn đã phải lăn lộn tìm tòi, tự học và tìm hiểu trong nhiều năm trời thì mới có thể đưa thế giới rộng lớn vào trang sách một cách vừa chân thực, vừa nên thơ như thế.

Tuy đã dừng viết văn, dừng “phiêu lưu ký”, nhưng những trang văn sống động về từng bước đường đã qua của nhà văn Tô Hoài sẽ vẫn sống mãi.

Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi, trên con đường đưa họ đến với thế giới động vật tưởng tượng thuở nhỏ, hay đến với những miền đất mới, đến với con đường đời dài rộng khi đã trưởng thành.

Nguồn: Minh Hạnh - TPO

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HỒ HUY SƠN  

    Năm 2019, văn đàn Việt chứng kiến một cuộc chuyển giao trong đời sống văn học trẻ nước nhà. Thế hệ 8X vẫn cần mẫn viết nhưng có xu hướng trở nên lặng lẽ hơn; trong khi đó, thế hệ 9X lại đang có một sức bật không kém phần táo bạo, bất ngờ. Bài viết dưới đây nằm trong sự quan sát mang tính cá nhân, với mong muốn đưa đến người đọc những nét nổi bật trong năm qua của văn chương trẻ.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.

  • HỒ THẾ HÀ

    Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    • Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.

  • TRẦN THÙY MAI  

    Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!

  • NGUYỄN QUANG THIỀU  

    Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.

  • VŨ VĂN     

    Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.

  • ĐỖ QUYÊN  

    1.
    Du Tử Lê
    thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    (Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)

  • LƯU KHÁNH THƠ   

    Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.

  • HOÀNG THỤY ANH

    “Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.

  • ĐÔNG HÀ

    Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.

  • NGUYỄN QUANG THIỀU

    Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.