Từng viếng thăm nhiều ngôi chùa nhưng khi đến Đông Thiền, tôi thật sự thích không gian xanh mát tĩnh lặng nơi đây, cảm giác như được sống trong một thế giới khác.
Kiến trúc chùa Đông Thiền hiện nay được trùng tu năm 1987 và vẫn giữ được vẻ đẹp ban đầu của chùa từ thế kỷ 18.
Tôi từng đến Huế lang thang một mình dọc Hoàng Thành, ngồi quán vỉa hè nhâm nhi ly chè Huế, lặng nhìn dòng sông Hương vào buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống rồi ngồi co ro bên khung cửa khách sạn nhìn mưa rơi ngoài phố hay ngủ trong nhà dân làm một người Huế. Nhưng với tôi hình như vẫn thiếu… Tôi muốn tìm Huế trong một cảm xúc khác. Và rồi tôi may mắn tìm lại mình trong cảm giác bình yên khi bước chân lạc vào chùa Đông Thiền, ngôi chùa có lịch sử lâu đời ở 65/2 Lê Ngô Cát.
Trò chuyện với sư cô Thích nữ Diệu Đạt Trụ Trì chùa Đông Thiền tôi có thêm nhiều thông tin quý về chùa. Sư cô giải thích nhiều người vẫn hay gọi nhầm chùa Đông Thiền thành chùa Đông Thuyền vì chưa hiểu hết chữ “Thiền” trong đạo Phật.
Ngồi một mình trong không gian tĩnh lặng của chùa Đông Thiền nhìn ra ngoài trời thật thanh tịnh và bình yên.
Chùa Đông Thiền được xây dựng từ thế kỷ thứ 18 ở làng Dương Xuân, nay thuộc xã Thủy Xuân, do ngài Tế Vĩ, đệ tử của ngài Liễu Quán, lập ra. Chùa càng trở nên nổi tiếng từ thể kỷ 19 khi Công chúa Ngọc Cơ con gái Vua Gia Long xuất gia tại đây…
Sau rất nhiều biến cố của lịch sử, thời gian, và qua nhiều đời trụ trì… nhưng đến nay chùa vẫn giữ được đường nét kiến trúc cổ xưa, hiện chùa còn lưu giữ chiếc khánh đồng có từ thời ngài Tế Vĩ, tấm biển sơn son thếp vàng thời Thiệu Trị, bia bằng đá thanh thời Minh Mạng, khám, tượng thờ cổ và chiếc trống được cho là lớn nhất Huế, nổi danh qua câu truyền tụng dân gian “trống Đông Thiền, chuông Linh Mụ”.
Kiến trúc chùa hiện nay do Sư bà Thích nữ Diệu Không và Sư cô Thích nữ Diệu Đạt tổ chức trùng tu vào năm 1987. Nếu nhìn vào kiến trúc chùa Đông Thiền hiện nay bạn thật khó nhận biết được phần nào của ngôi chùa đã được trùng tu. Nhờ đó vẻ bình yên của Đông Thiền vẫn luôn cuốn hút bước chân lữ khách phương xa.
Lối vào ngôi nhà nơi sinh hoạt của các sư trong chùa ngập tràn cây xanh.
Tôi từng viếng thăm nhiều ngôi chùa nhưng khi đến Đông Thiền tôi thật sự thích không gian xanh mát tĩnh lặng nơi đây. Cảm giác như mình được sống trong một thế giới khác, thanh thản và bình yên vô cùng. Nếu ngày nào đến Huế bạn hãy lạc cảnh Đông Thiền một lần như tôi để yêu thêm những gì rất Huế.
Theo Đoàn Xuân (Ngoisao.net)
(SHO). Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên-Huế vừa tài trợ 300 triệu đồng để phục chế bộ Biên chung, một loại nhạc cụ của nhã nhạc cung đình Huế vốn bị thất truyền từ đầu thế kỷ 20. Lễ ký kết tài trợ đã diễn ra sáng ngày 22/8, tại thành phố Huế.
(SHO) Đến nay đã có gần 30 đoàn nghệ thuật thuộc 23 quốc gia và vùng lãnh thổ ở các châu lục đăng ký tham gia Festival Huế lần thứ 8 – năm 2014.
(SHO). Cách đây 2 hôm, UBND huyện Nam Đông vừa tổ chức khởi công xây dựng nhà Gươl mới tại xã Thượng Nhật. Ngôi nhà sẽ xây dựng rộng 70 m2, trên diện tích 1.500 m2, với tổng kinh phí 500 triệu đồng do Cộng hòa Pháp tài trợ.
(SHO). 2000 con tem và những cánh diều đã cùng trình diễn trong ngày 20/8 ở Bảo tàng Văn hóa Huế. Đây là triển lãm do Bảo tàng phối hợp tổ chức với Hội Tem Thừa Thiên-Huế và nghệ nhân Nguyễn Đăng Hoàng.
Tục thờ “linh khuyển”, “thiên cẩu” dưới hình dạng một chú chó đá có từ lâu ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội), chùa Cầu Hội An (Quảng Nam). Ít người biết rằng, người làng Phổ Trung, Phổ Đông (xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) cũng thờ “thiên cẩu” và kính cẩn nhang khói đều đặn…
Cách đây 30 năm, vào ngày 20 tháng 8 năm 1983, Câu Lạc Bộ (CLB) Ca Huế thuộc Nhà Văn Hóa Huế, tiền thân của Trung tâm Văn hóa Huế bây giờ được chính thức ra đời trong niềm hân hoan của các nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế và giới mộ điệu, tri âm trong thành phố Huế.
Đại diện phủ Văn Lãng, hậu duệ của vua Hiệp Hòa và nhóm vận động trùng tu đã tổ chức lễ hoàn công công trình trùng tu xây dựng lăng vua Hiệp Hòa, vị vua thứ 6 của vương triều nhà Nguyễn.
(S.HO). Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình "Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹ thuật tại công trình Bi Đình - lăng Tự Đức" cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, họa sỹ và chuyên viên bảo tàng đang tham gia công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Từ năm 1996 đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản, tôn tạo cảnh quan hệ thống di tích do Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế quản lý đạt hơn 600 tỷ đồng. Trung tâm đang triển khai gói 800 tỷ để trùng tu di tích Cố đô Huế.
Nhật ký ngày thường là triển lãm cá nhân lần đầu tiên của Nguyễn Đình Hoàng Việt tại Không gian nhiệm trú New Space Art Foundation (NSAF), Phú Vang, Thừa Thiên - Huế (từ 11-8 đến 11-9-2013).
(S.HO). Sau một thời gian dài gần như thả lỏng, một loạt động thái mới đây cho thấy chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực chấn chỉnh, đưa dịch vụ ca Huế trên song Hương vào guồng.
Năm 2012, sen trong hồ Tịnh Tâm – loài sen nổi tiếng của xứ kinh kỳ lại nở rộ khiến người Huế vui mừng sau bao năm mong mỏi. Cứ ngỡ, sen Tịnh đã theo mùa ấy trở lại, nhưng thực tế thì lại khác. Dáng sen lụi tàn, không thể đấu nổi với bèo tây, cỏ và rau muống.
Tạp chí văn nghệ (TCVN) ở các địa phương đã có nhiều đóng góp vào dòng chảy văn học Việt
Chiều 9/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã khai mạc triển lãm “Nỗi đau và chiến tranh” của họa sĩ Cao Lê Quang
Thầy trò Học viện Âm nhạc Huế cùng nhiều khán giả, bạn bè bàng hoàng trước tin thầy giáo, ca sĩ Hoàng Đức đã đột ngột ra đi ở tuổi 38 do bệnh hiểm nghèo.
Góp tên tuổi xứ Huế vào Underground Việt nhờ một số ca khúc, MV hit, những bạn trẻ Huế đang âm thầm truyền tình yêu rap –hiphop, RnB, pop vào đời sống cộng đồng…
(SHO) - Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ngày 25/7 trong buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 đã phát biểu: Năm Du lịch quốc gia 2015 nên gắn với chủ đề “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ” gồm 5 tỉnh, thành phố đã từng là kinh đô cổ như: Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.
(SHO) - Sáng ngày 22/7, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V (2008 - 2013) đã tổ chức phiên họp đánh giá việc tiếp nhận các tác phẩm tham dự Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V.
Chiều ngày 22/7, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, 26 lê Lợi ( Huế), phòng tranh “Màu thời gian” đã được khai mạc với sự tham dự của đông đảo của các họa sĩ và công chúng yêu nghệ thuật trên địa bàn.
Với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca Huế”, hội thảo đã thu hút đông sự tham dự của các giảng viên Học viện Âm nhạc Huế và các nhà nghiên cứu.