Tình hình văn học chữ Hán nửa sau thế kỷ XIX

17:28 12/06/2009
TRẦN THANH MẠILTS: Nhà văn Trần Thanh Mại (1908-1965) là người con xứ Huế. Tên ông đã được đặt cho một con đường ở đây và một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh. Trần Thanh Mại toàn tập (ba tập) cũng đã được Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2004.Vừa rồi, nhà văn Hồng Diệu, trong dịp vào thành phố Hồ Chí Minh dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Trần Thanh Mại, đã tìm thấy trang di cảo lưu tại gia đình. Bài nghiên cứu dưới đây, do chính nhà văn Trần Thanh Mại viết tay, có nhiều chỗ cắt dán, thêm bớt, hoặc mờ. Nhà văn Hồng Diệu đã khôi phục lại bài viết, và gửi cho Sông Hương. Chúng tôi xin cám ơn nhà văn Hồng Diệu và trân trọng giới thiệu bài này cùng bạn đọc.S.H

Kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Trần Thanh Mại

Nếu như thơ văn chữ Hán đã chiếm ưu thế trong văn học phong kiến nửa đầu thế kỷ XIX, thì tình hình ấy vẫn còn được duy trì ở thời kỳ nửa sau, và hầu như khối lượng thơ văn chữ Hán, số lượng người sáng tác bằng chữ Hán ở thời kỳ này lại còn tăng thêm. Không những chúng ta có một danh sách tác giả dài dòng hơn, mà danh sách tác phẩm của từng nhà thơ cũng dài dòng hơn; số người đã từng ghi dăm bảy tập thơ văn trong “bản thành tích” của mình không phải là ít, thậm chí có khá nhiều người có những sự nghiệp khá qui mô như Nhữ Bá Sĩ, Nguyễn Tư Giản, Miên Thẩm, Miên Trinh, Phạm Phú Thứ, đến cả Tự Đức nữa.

Câu thơ của người đương thời Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán - Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường, nghĩa là: văn như văn của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thì thời Tiền Hán không đáng kể nữa; mà thơ đến như thơ của Tùng Thiện Vương (Miên Thẩm) và Tuy Lý Vương (Miên Trinh) thì thời Thịnh Đường cũng chẳng thấm vào đâu! Nó là một câu thơ huênh hoang, khoác lác, không có thực chất, nhằm đề cao một cách giả tạo vô căn cứ triều đại Tự Đức, nhưng xét cho cùng, nó cũng phản ánh được một sự thật là thời đó người ta làm văn, làm thơ nhiều.

Có thể nói trong thời này, không có một tay khoa bảng nào mà không có một tập thơ; các ông hoàng bà chúa thì lại càng thừa thời giờ ngâm vịnh. Mặc Vân thi xã của Tùng Thiện Vương, Đông Sơn thi tửu hội của Đoàn Trưng, Đoàn Trực đều hoạt động dưới thời Tự Đức. Hình như chưa lúc nào, ở nước ta, văn học chữ Hán lại nhiều đến thế, đến suýt làm tắc nghẽn dòng văn học tiếng Việt đã có một thời thịnh vượng hồi thế kỷ XVII, XVIII kéo dài sang đến cả nửa đầu thế kỷ XIX. Chúng ta thấy thơ văn tiếng Việt thời kỳ này đã vắng bóng những ca khúc, những truyện dài hơi.

Đó là hậu quả của chính sách đề cao Khổng giáo, đề cao đạo đức phong kiến của nhà Nguyễn phản động bằng cách khuyến khích chữ Hán, cổ lệ lối học từ chương, nhằm mục đích củng cố cái trật tự xã hội phong kiến đã bị xáo lộn trong thời Tây Sơn.

Phương chi, trong mấy ông vua nhà Nguyễn, thì Tự Đức thường tự cho mình là hay chữ nhất, và dưới triều y, đã tổ chức thêm những khoa thi đặc biệt như khoa Nhã sĩ, khoa Cát sĩ, đã thiết lập thêm những viện như Viện Tập hiền, Viện Kinh tiên để vua và đình thần bàn chính trị, bàn chuyện sách vở, thi thơ, và chủ yếu để xướng họa cùng nhau.

Thời xưa, trên mà ưa chuộng, tất dưới đua đòi, cái đó không lạ. Do đó, cũng không nên lấy làm lạ là chất lượng văn học chữ Hán thời này, nhìn chung mà nói, là kém sút, yếu đuối. Nhìn chung mà nói, đây chỉ là một thứ hư văn, khuôn sáo và công thức, đầy hình thức chủ nghĩa, nhai đi nhai lại những khái niệm đạo đức, triết lý có sẵn từ thuở Hán, Đường bên Trung Quốc.

Nói lướt nhanh về hình thức, thì thể loại văn học nghèo nàn hẳn đi so với các thời kỳ trước. Ký sự, tùy bút, truyện ký không còn nữa, hoặc rất hiếm. Thơ, thì trừ Miên Thẩm còn vận dụng nhiều những thể cổ phong, từ, hành, còn thì hầu hết đều chuyên một thể thơ luật Đường. Thịnh hành nhất là thơ họa vần. Thậm chí họ còn lãng phí thì giờ vào việc “tập thành thơ Đường”, nghĩa là làm nhưng bài thơ tám câu mà mỗi câu là của một nhà thơ Đường đã làm sẵn, hoặc làm những bài “thuận nghịch độc”, nghĩa là đọc xuôi cũng được, mà đọc ngược từ cuối trở lại cũng thành bài thơ, hay là những bài đọc xuôi thì là thơ chữ Hán, mà đọc ngược lại thì là thơ tiếng Việt. Những thơ kiểu ấy thì thử hỏi nội dung sẽ nói lên được cái gì?

Cho nên, đứng về đại thể mà nói, nội dung thơ văn thời kỳ này là nghèo nàn, nhạt nhẽo, nếu không phải ngâm trăng vịnh gió thì thù tạc, đón đưa. Tư tưởng là tư tưởng bi quan, tiêu cực, hoặc thoát ly thực tiễn xã hội. Tâm sự người làm thơ là tâm sự bắt chước; nếu có thì đó là tâm sự của kẻ bất mãn cá nhân vụn vặt, thi không đỗ, quan không thăng, bị đàn hặc oan, bị trừng phạt bậy, v.v…

Tư tưởng triết lý, khoa học, đạo đức thời này khá tối tăm, bế tắc. Trừ một số ít người mà tên họ có thể đếm trên đầu ngón tay, có cơ hội tiếp xúc với cái học phương Tây, đã tỏ ra có cái nhìn tương đối rộng, xa, sáng suốt, như Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Điều, Đinh Văn Điền, đặc biệt như Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch, còn thì ù ù cạc cạc với nhau, như bị bịt mắt bưng tai, quanh quẩn trong hầm kín. Công việc đầu tiên của Phan Thanh Giản khi được giao trách nhiệm trông coi việc khai một mỏ bạc ở Thái Nguyên, là lập đàn và viết sớ cầu thần cho khí vàng tụ lại chỗ mỏ đừng bay mất đi. Lý Văn Phức khi đi sứ sang Phúc Kiến, giao trả những người dân chài Trung Quốc bị bão tấp vào bờ biển ta, nhất định từ chối mọi biện pháp để nói hoặc viết ra tên húy của Minh Mạng cho viên tổng đốc Phúc Kiến viết vào báo cáo gửi lên triều Mãn Thanh, kể cả biện pháp ngồi nhìn cho người ta lần lượt chỉ từng chữ một trong bộ Khang Hy tự điển để đến chữ đúng tên thì chỉ cần gật một cái cho người ta biết. Đến biện pháp ấy, Lý cũng từ chối, không chịu theo, cho rằng để người khác biết tên vua mình là thất trung. Nhữ Bá Sĩ làm văn tế vợ chết trẻ, hứa với linh hồn vợ sẽ lấy ngay vợ khác, để chóng có con trai nó sẽ thờ cúng người vợ đã chết đi! Đại loại, ý thức hệ thuở bấy giờ là như vậy. Cho nên thơ văn chữ Hán thời kỳ này, nếu lấy số nhiều mà nói, không có giá trị mấy, không có tác dụng mấy đối với xã hội, và tiếng thơ của phần lớn các nhà thơ cũng tắt liền khi hơi thở họ tắt.

Tuy nhiên, nói như thế không phải là nói rằng tất thảy thơ văn chữ Hán của những người thuộc loại hình thức chủ nghĩa trên đây đều đáng vứt bỏ đi hết. Có công tìm tòi chọn lọc, thì chúng ta cũng có được một số bài có ít nhiều tính nhân dân, tính dân tộc, một số bài nói lên được ít nhiều cảm xúc chân thành về thời thế, tình hoài niệm dĩ vãng, tình yêu non sông đất nước, thông cảm với nỗi cực khổ của nông dân v.v… Vũ Phạm Khải (1807-1872) với Ngu Sơn thi tập, Nhữ Bá Sĩ (1788-1867) với tập Phi điểu nguyên âm, Phan Thanh Giản (1796-1867) với Lương Khê thi văn thảo, Phạm Phú Thứ (1820-1881) với Giá Viên thi văn tập, Nguyễn Tư Giản (1823-1890) với Thạch Uông thi văn tập, Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867) với Tĩnh Trai thi sao, v.v… và v.v… là những người mà thơ văn phản ánh được nhiều khía cạnh nhân đạo chủ nghĩa.

Trở lên trên là tình hình thơ văn chữ Hán đứng về số đông mà nói. Nhưng thời kỳ nửa sau của thế kỷ XIX, chính là thời kỳ đã xẩy ra nhân tố chính trị quan trọng vào bậc nhất, lung lay tận gốc rễ cơ cấu của toàn xã hội phong kiến Việt Nam: đó là nhân tố đế quốc Pháp dần dần xâm chiếm Việt Nam. Các nhà thơ chữ Hán thời kỳ này, dù muốn hay không, buộc lòng cũng phải chọn lấy một chỗ đứng nhất định, là chủ trương đầu hàng hay tán thành kháng chiến. Và chúng ta thấy ngọn lửa của phong trào nhân dân quật cường chống ngoại xâm đã hun đúc tim gan của một số nhà thơ phong kiến yêu nước. Cuộc kháng chiến gian khổ và anh dũng của toàn dân đã thổi một luồng tráng khí vào văn học nói chung, trong đó có văn học chữ Hán nói riêng.

Thể văn nghị luận chính trị trong sáng và chặt chẽ, mang nhiều tư tưởng duy tâm, ra đời với những cây bút mới đã từng tiếp xúc với tư tưởng khoa học phương Tây, như bài biểu của Nguyễn Đức Hậu, những điều trần của Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) hay Thời vụ sách của Nguyễn Lộ Trạch (1852-1895) v.v…

Ngay cả trong những bài sớ can gián vua, hoặc trình bày sự cần thiết phải sửa đổi đường lối chính trị trong nước, của Thân Văn Nhiếp (1803-1871), Phạm Văn Nghị (1805-1880), Trần Bích San (1840-1877), Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889) v.v… cũng bừng bừng tinh thần yêu nước, căm thù giặc.

Trong một bài sớ gửi Tự Đức năm 1866, Thân Văn Nhiếp viết: “Ở chốn tôn nghiêm trong cung điện, nhà vua nên nghĩ tới nhà cửa của dân Nam Kỳ hiện đang bị giặc đốt sạch; ngắm vẻ nguy nga lộng lẫy của lăng Vạn niên cơ, nên nghĩ tới mộ địa của dân Nam Kỳ bị giặc san bằng; nếm những thức ngon vật lạ trong nội đình, nên nhớ rằng sản vật Nam Kỳ ngày nay không còn gì nữa; nhìn thấy hạng người cùng khổ ở kinh kỳ, nên tưởng tới nhân dân miền Nam không biết nhờ cậy vào ai…” v.v…

Lại trong bài sớ gửi năm 1868 sau khi đã mất hết toàn cõi Nam Kỳ, cũng chính Thân Văn Nhiếp trực tiếp vạch tội Tự Đức càng gay gắt hơn nữa:

“Đất nước bị chiếm đóng, giặc Thanh tung hoành khắp nơi. Nào lụt, nào hạn, nào gió, nào bão, đâu đâu cũng báo hiệu tai ương; của hết, sức kiệt, dân không còn biết trông cậy vào đâu để sinh sống. Kinh kỳ dao động, biến loạn nổi lên, tình thế nguy cấp thật quá sức tưởng tượng. Thế mà gần đây công việc kiến trúc, hoang xa vô độ vẫn tiếp tục tiến hành. Vạn niên cơ so với lăng Thiên Thọ lớn gấp mười lần. Sắt, ngói phải gửi mua từ Hạ Châu, giày hia phải gửi mua từ Trung Quốc. Gấm, vóc, trà, rượu năm nào cũng phải đi mua; đàn, địch, tranh, ảnh năm nào cũng phải thanh toán… Lầu trong nội vừa làm xong, lầu ngoài sông lại bắt đầu xây dựng. Đương lúc trời hạn mất mùa, đói kém và cũng không hề dè dặt chút nào… Chúng tôi chỉ sợ một khi lòng người tan rã, thì dù có lầu cao, gác rộng, cũng không ngồi yên mà hưởng thụ được. Bệ hạ có nước mà không biết yêu nước. Chúng tôi chưa từng dám tiếc cái chết, nên đã nhiều lần tâu lên mà không thấy bệ hạ sửa chữa cho…” v.v…

Được phong trào đấu tranh quyết liệt của nhân dân tiếp sức, văn học chữ Hán có những khí sắc mới. Từ chỗ là món giải trí cho từng nhóm nhỏ người, những lúc họ gọi là “trà dư tửu lậu”, văn học dần dần trở thành công cụ tuyên truyền cổ vũ mọi người tham gia chống giặc cứu nước. Một chủ nghĩa nhân đạo mới được nhóm lên, bao gồm một tinh thần yêu nước thắm thiết và một mối căm thù giặc sâu sắc. Văn học chữ Hán dần dần trở nên thiết thực và hiện thực.

Có những sĩ phu yêu nước chân chính thời kỳ này vừa làm thơ, làm văn, vừa trực tiếp cầm gươm, lãnh đạo nhân dân chống giặc. Đó là Phan Văn Đạt, Đỗ Trình Thoại, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Huân Nghiệp, Trần Thiện Chính, Phạm Văn Nghị, Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, v.v…

Có người không có cơ hội hoặc điều kiện tham gia đấu tranh trực tiếp, đã dùng ngòi bút của mình để ca ngợi cuộc kháng chiến, đề cao nghĩa cử anh hùng của các lãnh tụ nghĩa quân, và qua đó mà khích lệ, cổ vũ nhân dân tích cực chống giặc. Nếu không như thế nữa thì cũng dùng một bút pháp đã có ít nhiều nhân tố hiện thực để tố cáo sự thối nát của xã hội, sự ngột ngạt của chế độ, hoặc sự ươn hèn nhút nhát của bọn thống trị. Đó là Phạm Văn Nghị (1805-1880) với Nghĩa Trai thi văn tập, Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) với Phương Đình thi văn loại, Nguyễn Thông (1827-1894) với Ngọa du sào thi văn tập, Nguyễn Đình Chiểu (18??-1888) với những bài thơ chữ Hán của ông, Miên Thẩm (1819-1870) với Thương Sơn thi tập, Trần Bích San (1840-1877) với Mai nham thi thảo, Hoàng Văn Hòe (1848-1885) với Hạc nhân tùng ngôn v.v… và v.v…

Có một điều cần nói thêm là hệ thống ý thức chi phối phần lớn thơ văn của cả những người trên này, vẫn là hệ thống ý thức phong kiến. Đọc từ tác phẩm này đến tác phẩm khác, ta cứ bắt gặp tư tưởng tôn quân lảng vảng đi về như một thứ “con ranh con lộn” chưa có thầy phù thủy cao tay ấn nào xua đuổi.

Không kể hồi sau kinh thành thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn (1805) phong trào Cần Vương nổi dậy khắp nước, mà vì danh nghĩa của nó, (Cần Vương: tất cả vì vua), thơ văn chữ Hán mười lăm năm cuối thế kỷ đều nhuốm mùi tôn quân, cái đó đã đành. Nhưng nhìn chung, kể từ buổi đầu, tư tưởng tôn quân không phải không có sức nặng bên cạnh tư tưởng yêu nước chân chính. Danh từ đầu miệng của tất thảy các nhà thơ này là “trung quân” là “quân ân”, là “đạo thần tử”, “nghĩa quân thân”, là “quân ưu thần nhục” (vua mà đến phải lo, thì bầy tôi nên lấy việc đó làm nhục) v.v… đọc ngay Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ gần nhân dân hơn ai hết, chúng ta cũng thấy điều này rất rõ.

Kể ra đây cũng là một hiện tượng tất yếu. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, người sĩ phu phong kiến mà cho đến cả người dân bị áp bức bóc lột cũng thế thôi - họ không còn trông cậy và tin tưởng ở ai khác ngoài vua. Nước với vua, trung quân với ái quốc lúc bấy giờ là hai khái niệm gắn liền làm một.

Mặt khác nữa, không thể nào tìm thấy lại ở đây ý chí quật cường, tinh thần tự hào dân tộc, như đã từng thấy trong các bài thơ Lý Thường Kiệt, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, trong hịch Tướng sĩ văn của Trần Quốc Tuấn, trong phú Bạch Đằng giang của Trương Hán Siêu, đặc biệt trong Bình Ngô đại cáophú Núi Chí Linh của Nguyễn Trãi. Đến cả cái hơi nóng của thơ ca dân gian yêu nước đương thời, tiếng dội của một Hịch đánh Pháp, một Hịch Lũng Cồ chẳng hạn, cái khí thế của con người đang tạm thời bị thua trận nhưng vẫn nắm chắc phần thắng lợi cuối cùng, cái hào hùng của những tâm hồn dũng cảm, cái lạc quan tin tưởng của những bản lĩnh kiên cường, đều không thể có được trong những thơ văn này.

Thơ văn chữ Hán của thời kỳ cuối thế kỷ này cũng chỉ là những thơ văn cuối mùa! Trong lúc nó ca ngợi những chiến công oanh liệt của bao anh hùng nghĩa sĩ, hoặc kêu gọi nhân dân chiến đấu chống xâm lăng một cách chân thành nhất, chúng ta vẫn thấy trong đó có cái gì u buồn, bạc nhược héo hon, có cái gì như những tiếng thở dài được ngăn chặn lại một cách vụng về!

Kể cũng dễ hiểu. Tất cả những nhà thơ nhà văn này đều thuộc giai cấp phong kiến. Giai cấp đó, đến lúc này đã tàn lụi quá mất rồi. Nó đang ốm liệt, và rồi đây nếu có trỗi dậy một lần cuối cùng, cũng là nhờ có đế quốc xâm lược đỡ lấy đằng lưng, và nếu có cử động được tí nào lại là do bọn cướp nước giật dây. Những nhà thơ nhà văn phong kiến tiến bộ thời kỳ này, là tiến bộ trong cái chừng mực họ tiếp thụ ảnh hưởng tốt đẹp của cuộc đấu tranh của nhân dân. Và chúng ta yêu quý thơ văn họ cũng là yêu quý ở cái phần ảnh hưởng ấy.

Nhìn lại phần thơ văn này, không phải không thấy những tác dụng tích cực của nó.

Tính chất chủ yếu của văn học chữ Hán thời kỳ này - mà đồng thời cũng là tính chất chủ yếu của văn học Việt Nam thời kỳ này nói chung - là tính chất trữ tình. Trước cảnh nhà tan nước mất, bao nhiêu tình cảm chân thực, thiêng liêng bị kích động: tình thương cha nhớ mẹ, tình yêu vợ tiếc con, tình anh em bè bạn, xóm làng, và trên tất cả, bao trùm tất cả, tình yêu nước thương nòi, và căm thù giặc cướp nước! Máu đổ xương rơi, chia lìa tang tóc, hỏi trong số những người lương thiện đã sống thời kỳ đen tối này, mấy ai là không nếm ít nhiều mùi tổn thất, đau thương? Văn học chữ Hán đã đảm nhiệm một phần trong việc phản ánh thực tế ấy. Thơ văn của Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889) trong Ngọc đường thi văn tập, của Nguyễn Quang Bích (1832-1889) trong Ngư phong thi tập, hoặc các bài thơ và câu đối tuyệt mệnh của khá nhiều lãnh tụ nghĩa quân như Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Phan Đình Phùng, Nguyễn Duy Hiệu, Tống Duy Tân v.v… là những thơ văn sáng ngời tiết tháo đông phương, nói lên tinh thần bất khuất của dân tộc ta.

Bên cạnh yếu tố trữ tình, văn học chữ Hán thời kỳ này còn có hai khía cạnh mới mẻ và cũng rất có giá trị, ấy là yếu tố hiện thực và châm biếm, trào phúng. Về mặt này, chúng ta thấy có những thơ của Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867) trong Tĩnh trai thi sao, Nguyễn Văn Siêu trong Phương đình thi loại, Hoàng Văn Hòe trong Hạc nhân trung ngôn, và Miên Thẩm trong Thương Sơn thi tập. Yếu tố hiện thực phê phán trong thơ Miên Thẩm, với những bài như Hô gia hử (Dô ta hò), Mại trúc (Bán tre), Phù lưu tiền (Tiền cau trầu), Bổ hổ (Bắt cọp), Sát hổ (Diệt cọp), Cùng cư (Cảnh nghèo đói), Lưu dân thán (Lời than của những người đi lưu vong), Kim hộ thán (Lời than của những người đi mò vàng) v.v… đã lên đến mức độ của những lời tố cáo đanh thép.

Phần thơ văn chữ Hán tiến bộ nửa sau thế kỷ XIX sẽ được kế tục và phát huy vào những năm đầu thế kỷ sau với các phong trào Duy tân, Đông du, Đông kinh nghĩa thục v.v…

Về mặt hình thức nghệ thuật, thì vì nó sử dụng một thứ chữ ngày nay không còn được phổ cập trong nhân dân ta nữa, nên chúng ta bất tất phải phân tích ở đây. Nhưng về mặt nội dung mà nói thì nó vẫn có những giá trị lớn. Đó là những bài học về tinh thần dân tộc chống đế quốc xâm lược, chống thỏa hiệp đầu hàng, chống bè lũ bán nước hại dân. Đó là những bản cáo trạng vạch trần cơ cấu thối nát của xã hội phong kiến cuối mùa, chế độ ngột ngạt đen tối của nhà Nguyễn phản động. Tác dụng của nó ngày nay vẫn còn nguyên vẹn. Cùng với thơ văn yêu nước và cách mạng bằng tiếng Việt, nó tiếp sức cho nền văn học hiện đại của chúng ta; nó tiếp sức cho thơ văn yêu nước hiện nay ở miền Nam, cổ vũ khích lệ đồng bào miền Nam ruột thịt càng hăng hái trong công cuộc đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ Ngô Đình Diệm bán nước để hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, giành lại độc lập dân tộc và hòa bình thống nhất Tổ quốc.
1962
T.T.M
(243/05-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN CAO SƠNTriều Nguyễn tồn tại gần 150 năm, kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long - năm1802, tạo dựng một đế chế tập quyền trên toàn bộ lãnh thổ mà trước đó chưa hề có. Trải qua một thế kỷ rưỡi tồn tại, vinh hoa và tủi nhục, Triều đại Nguyễn là một thực thể cấu thành trong lịch sử Đại Việt. Những cái do triều đình Nhà Nguyễn mang lại cũng rất có ý nghĩa, đó là chấm dứt cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực, xương trắng máu đào liên miên mấy thế kỷ, kiến tạo bộ máy quản lý hành chính trung ương tập quyền thống nhất mà Quang Trung - Nguyễn Huệ đã dày công vun đắp gây dựng trước đó. Dân tộc đã phải trải qua những năm tháng bi hùng với nhiều điều nuối tiếc, đáng bàn đáng nói ngay ở chính hôm nay. Song lịch sử là lịch sử, đó là một hiện thực khách quan.

  • TRẦN HUYỀN SÂMNếu nghệ thuật là một sự ngạc nhiên thì chính tiểu thuyết Thập giá giữa rừng sâu là sự minh định rõ nhất cho điều này. Tôi bàng hoàng nhận ra rằng, luận thuyết: con người cao quý và có tình hơn động vật đã không hoàn toàn đúng như lâu nay chúng ta vẫn tin tưởng một cách hồn nhiên. Con người có nguy cơ sa xuống hàng thú vật, thậm chí không bằng thú vật, nếu không ý thức được giá trị đích thực của Con Người với cái tên viết hoa của nó. Phải chăng, đây chính là lời nói tối hậu với con người, về con người của tác phẩm này?

  • HOÀNG NGỌC HIẾN           ...Từ những nguồn khác nhau: đạo đức học, mỹ học, triết học xã hội-chính trị, triết học xã hội-văn hoá... cảm hứng triết luận trong nghiên cứu, phê bình văn học là nỗ lực vượt lên trên những thành kiến và định kiến hẹp hòi trong sinh hoạt cũng như trong học thuật. Những thành kiến, định kiến này có khi lại được xem như những điều hiển nhiên. Mà đã là “hiển nhiên” thì khỏi phải bàn. Đây cũng là một thói quen khá phổ biến trong nhân loại. Cảm hứng triết luận trong nghiên cứu, phê bình có khi bắt nguồn từ suy nghĩ về chính những điều “hiển nhiên” như vậy...

  • THÁI DOÃN HIỂUVào đời, Lưu Quang Vũ bắt đầu làm thơ, viết truyện, rồi dừng lại nơi kịch. Ở thể loại nào, tài năng của Vũ cũng in dấu ấn đậm đà làm cho bạn đọc cả nước đi từ ngạc nhiên đến sửng sốt. Thơ Lưu Quang Vũ một thời được lớp trẻ say sưa chép và thuộc. Kịch Lưu Quang Vũ một thời gần như thống trị sân khấu cả nước.

  • TRẦN THANH ĐẠMTrong lịch sử nước ta cũng như nhiều nước khác, thời cổ - trung đại cũng như thời cận - hiện đại, mỗi khi một quốc gia, dân tộc bị xâm lược và chinh phục bởi các thế lực bên ngoài thì trong nước bao giờ cũng phát sinh hai lực lượng: một lực lượng tìm cách kháng cự lại nạn ngoại xâm và một lực lượng khác đứng ra hợp tác với kẻ ngoại xâm.

  • ĐỖ LAI THUÝLTS: Trong số tháng 5-2003, Sông Hương đã dành một số trang để anh em văn nghệ sĩ Huế "tưởng niệm" nhà văn Nguyễn Đình Thi vừa qua đời. Song, đấy chỉ mới là việc nghĩa.Là một cây đại thụ của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam, Nguyễn Đình Thi toả bóng trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Bằng chứng qua các bài viết về ông sau đây, Sông Hương xin trân trọng dành thêm trang để giới thiệu sâu hơn, có hệ thống hơn về Nguyễn Đình Thi cùng bạn đọc.

  • ĐẶNG TIẾN…Nguyễn Đình Thi quê quán Hà Nội, nhưng sinh tại Luang Prabang, Lào, ngày 20/12/1924. Từ 1931 theo gia đình về nước, học tại Hải Phòng, Hà Nội. Năm 1941 tham gia Thanh Niên cưú quốc, 1943 tham gia Văn hóa cứu quốc, bị Pháp bắt nhiều lần. Năm 1945, tham dự Quốc Dân Đại hội Tân Trào, vào Ủy ban Giải phóng Dân tộc. Năm 1946, là đại biểu Quốc hội trẻ nhất, làm Ủy viên Thường trực Quốc hội, khóa I…

  • HỒ THẾ HÀ          Hai mươi lăm năm thơ Huế (1975 - 2000) là một chặng đường không dài, nhưng nó diễn ra trong một bối cảnh lịch sử - thi ca đầy phức tạp. Cuộc sống hàng ngày đặt ra cho thể loại những yêu cầu mới, mà thơ ca phải làm tròn sứ mệnh cao cả với tư cách là một hoạt động nhận thức nhạy bén nhất. Những khó khăn là chuyện đương nhiên, nhưng cũng phải thấy rằng bí quyết sinh tồn của chính thể loại cũng không chịu bó tay. Hơn nữa, đã đặt ra yêu cầu thì chính cuộc sống cũng đã chuẩn bị những tiền đề để thực hiện. Nếu không, mối quan hệ này bị phá vỡ.

  • JAMES REEVESGần như điều mà tôi hoặc bất kỳ nhà văn nào khác có thể nói về một bài thơ đều giống nhau khi nêu ra ấn tượng về điều gì đấy được in trên giấy. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây không phải là toàn bộ sự thật. Việc in trên giấy thực ra là một bài thơ gián tiếp. Sẽ dễ dàng thấy điều này nếu chúng ta đang nói về hội hoạ hoặc điêu khắc.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP...Nguyễn Huy Thiệp không phải là người duy nhất đổi mới phương thức trần thuật. Trước ông đã có Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng... tích cực mở đường. Nhưng phải đến Nguyễn Huy Thiệp thì sự khai phóng về tư tưởng nghệ thuật mới được thể hiện một cách đậm nét. Tất cả được Nguyễn Huy Thiệp kiến tạo qua một trò chơi đầy tính bất ngờ. Giống như người nghệ sĩ ba lê tài năng, Nguyễn Huy Thiệp trình diễn một thế giới đa sắc trên đầu những đầu mũi ngón chân. Những ngón chân ấy bám trụ vào hiện thực một cách tinh diệu, xoay chuyển một cách nhịp nhàng với những vòng quay, những vũ điệu ngôn từ...

  • PHAN NGỌC THUTrong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, Xuân Diệu (1916-1985) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất, đồng thời cũng là nhà phê bình văn học kiệt xuất. Từ những bài tranh luận văn học sôi nổi thời Thơ Mới (1932-1945) đến Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958); từ Phê bình giới thiệu thơ (1960) đến Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập I (1981), tập II (1982) và Công việc làm thơ (1984)... "chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình, đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia"(1)

  • BÙI QUANG TUYẾNThơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc với các "hoàng tử thơ": Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v..v...

  • HÀ KHÁNH CHINgày 20 - 3 - 2003, siêu cường lớn nhất mọi thời đại là đế quốc Hoa Kỳ đã mở đầu cuộc chiến tranh kỳ quái nhất trong lịch sử bằng cách tấn công Iraq sau khi đã bắt quốc gia này phải tự phá huỷ vũ khí tự vệ của chính họ. Đó là bài học chưa hề thấy về chút hy vọng cuối cùng mà lương tri nhân loại có thể đòi hỏi. Để có thể hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra hôm nay - có lẽ cũng rất cần ôn lại một trong những vấn đề lớn nhất mà loài người có thể nghĩ tới: cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc cách đây gần 30 năm.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA Văn học Việt từ sau 1975, nhất là từ thời kỳ đổi mới, là một quá trình văn học rất phong phú, đa dạng và không ít phức tạp, lại còn đang tiếp diễn. Cuốn sách Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy ra đời đáp ứng nhu cầu mang tính thời sự: nhu cầu nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về tiến trình văn học ba mươi năm qua, chuẩn bị cho sự ra đời của những công trình văn học sử và những chuyên khảo về giai đoạn văn học này.

  • NGUYỄN QUANG HÀTrong đời có những bài thơ người ta quên, mà chỉ nhớ một câu nằm lòng. Bởi đó là những câu thơ thực sự, những câu thơ thi sĩ. Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa về thơ: Thơ là tiếng hát của trái tim; Thơ là hạt muối kết tinh của tình cảm; Thơ là phút giây rung động của tâm hồn... Nói chung, những định nghĩa ấy cho ta hiểu rằng ở đâu có được sự rung động của trái tim thì ở đó có thơ.

  • ĐỖ LAI THUÝPhê bình văn học Việt Nam, sau sự khởi nguồn của Thiếu Sơn với Phê bình và Cảo luận (1933) chia thành hai ngả. Một xuất phát từ Phê bình để trở thành lối phê bình chủ quan ấn tượng với Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam (1942). Lối kia bắt nguồn từ Cảo luận tạo nên phê bình khách quan khoa học với Vũ Ngọc Phan của Nhà văn hiện đại (1942), Trần Thanh Mai của Hàn Mặc Tử (1941), Trương Tửu của Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942), Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1945). Sự phân chia này, dĩ nhiên, không phải là hành chính, mà là khoa học, tức sự phân giới dựa trên những yếu tố chủ đạo, nên không phải là không thể vượt biên. Bởi, mọi biên giới đều mơ hồ hơn ta tưởng, nhất là ở khoa học văn chương.

  • LTS: Marcel Reich-Ranicki, sinh năm 1920, người ở Đức được mệnh danh là "Giáo hoàng văn học", là nhà phê bình văn học đương đại quan trọng nhất của CHLB Đức. "Một lời biện hộ cho thơ" là bài thuyết trình đọc vào ngày 30.11.1980 nhân dịp ra mắt Tập 5 của "Tuyển thơ Frankfurt" trong khuôn khổ chuyên mục thơ của nhật báo "Frankfurter Allgemeine Zeitung" (FAZ) mà tác giả là chủ biên phần văn học từ 1973 đến 1988.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu bài "Một lời biện hộ cho thơ" của ông sau đây do dịch giả Trương Hồng Quang thực hiện.

  • TRẦN HUYỀN SÂMGeorge Sand (1804-1876) là một gương mặt độc đáo trên văn đàn Pháp thế kỷ XIX. Cùng thời với những cây bút nổi tiếng như: A.Lamartine, V.Hugo, A.Vigny, A.Musset... nữ sĩ vẫn tạo cho mình một tầm vóc riêng không chìm khuất. George Sand bước vào thế giới nghệ thuật bằng một thái độ tự tin và một khát vọng sáng tạo mãnh liệt. Với hơn hai mươi cuốn tiểu thuyết đồ sộ, G.Sand đã trở thành một tên tuổi lừng danh ngay từ đương thời. Dĩ nhiên, bà lừng danh còn bởi nhiều mối tình bất tử, trong đó có nhà thơ Pháp nổi tiếng A.Musset và nhạc sĩ thiên tài Chopin người Ba Lan.

  • PHẠM QUANG TRUNGCó lần, dăm ba người có thiên hướng lý luận chúng tôi gặp nhau, một câu hỏi có thể nói là quan thiết được nêu ra: trong quan niệm văn chương, e ngại nhất là thiên hướng nào? Rất mừng là ý kiến khá thống nhất, tuy phải trải qua tranh biện, không đến nỗi quyết liệt, cũng không phải hoàn toàn xuôi chiều hẳn. Có lẽ thế mới hay!

  • NGUYỄN HỮU HỒNG MINH1- "Thơ trẻ- Những giá trị mới" là một "mưu mô" của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn và nhóm "Văn nghệ mới" (bao gồm Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cầm Hải, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Vĩnh Tiến, Dạ Thảo Phương... và một số người khác) dự tính tập hợp, tuyển chọn 1 tuyển thơ của 10 (hay nhiều hơn) tác giả trẻ từ 30 tuổi trở xuống, xuất hiện trong vòng 3 năm cuối cùng của thế kỉ để trình làng giới thiệu chân dung thế hệ mình.