Tình bạn trong thơ Ngô Đức Tiến

14:42 03/08/2009
HOÀNG VĂN HÂNLướt qua 30 bài thơ của Ngô Đức Tiến trong “Giọng Nghệ”, hãy dừng lại ở những bài đề tài tình bạn. Với đặc điểm nhất quán, bạn của anh luôn gắn liền với những hoài niệm, với những địa chỉ cụ thể, về một khoảng thời gian xác định. Người bạn ấy hiện lên khi anh “nghĩ về trường” “Thăm trường cũ”, hoặc là lúc nhớ quá phải “Gửi bạn Trường Dùng” “ Nhớ bạn Thanh Hoá”. Bạn của anh gắn với tên sông, tên núi: sông Bùng, sông Rộ, Lạt, Truông Dong, Đồng Tháp.

Những câu rất cảm, rất tình: “Nước mắt nhớ Tường chảy trên giấy thành thơ” (Người bạn cũ). “Có phải Truông Dong ngăn bớt gió nồm/ Nên bầu bạn ít về thăm Lạt.” (Một thoáng Tân Kì). “Chẳng đứa nào quên được/Tiếng còi tàu thổn thức một đêm Sy” (Sông Bùng). Một đêm Sy, một đêm thức trắng chờ tàu ở ga đầu cầu cho cả xứ “Đông Yên nhị huyện” vào nam ra bắc.

Tạp chí Sông Hương số tết Giáp Thân (số 179 và 180) tạp chí được coi là “Văn nghệ địa phương tầm vóc trung ương” đăng tải một lúc 81 bài thơ đa tài, đa dạng, đa phong cách, giọng điệu và quan niệm thơ hiện đại. Lọt thỏm vào rừng 81 ấy, có 1 bài lục bát tứ tuyệt xinh xắn, bình dị, ý, tình, lời, nhạc đều khá. Đọc xong thuộc ngay vì nó gọn ghẽ, thuần phục có ray rứt nghĩ suy, ám ảnh người đọc. Đó là bài Bạn của nhà thơ Ngô Đức Tiến, Yên Thành, Nghệ An.

Bạn
Bạn đi hơn chục năm trời
Hòn Thàng ngày ấy bời bời cỏ lau.
Bạn bè nhìn trước ngó sau,
Gần nhau thì lắm, hiểu nhau mấy người.

Phải nói ngay rằng thơ về đề tài tình bạn của Ngô Đức Tiến ở mỗi bài đều có một địa chỉ được bộc lộ qua thời gian và không gian khá rõ. Người bạn thân đã mất ở đây là người bạn ấy. Những người sống quanh anh, có thể xác nhận được điều đó qua thơ và đối chứng vào cuộc sống. Đây mới thực là điều khó.

Nếu trong cuộc đời không có bạn tri âm thì làm sao diễn tả được một cách chân thực tự nhiên về tình bạn? Thay vào đó là những giọt nước mắt gượng hoặc hoài niệm chung chung mà thôi. Thế là bạn đã mất “hơn chục năm trời” Câu thứ 2 là câu hay nhất của bài lục bát tứ tuyệt này. Ai làm tứ tuyệt cũng có ý thức trau chuốt, dồn nén, đầu tư cho câu 4 thật hay, thật kết và dứt luôn (Tuyệt) thì mới rõ người thơ tứ tuyệt có nghề. Bài thơ tứ tuyệt cuối cùng của Tố Hữu câu kết là “Sống là cho mà chết cũng là cho”, khái quát quá và chấm dứt, không ai có thể phát triển bài thơ được nữa. Bài này câu 4 cũng hay nhưng chưa bằng câu 2. Anh vừa giới thiệu xong về thời gian hoài niệm người bạn ấy đã khéo léo cho mọi người biết người bạn ấy là người nào. Địa chỉ Hòn Thàng xuất hiện đúng lúc để xác nhận tính chân thực của 4 dòng thơ hướng nội này. Hòn Thàng ngày ấy, hơn 10 năm trước còn “bời bời cỏ lau”. Có thể nói từ hay nhất trong bài thơ là từ láy “bời bời”. Bốn chữ “bời bời cỏ lau” là mới, là gợi, là hồn của bài thơ. Ngày ấy, nơi ấy quê tôi hoang dại lắm, cỏ lau tốt lút người. Xưa nơi đây từng có khỉ, có hồ, có nhiều rắn ở rừng sâu về thấp thoáng xứ cỏ lau này. Hình tượng cỏ lau trong văn của Nguyễn Minh Châu từng là biểu tượng của văn học thời đổi mới. Hình ảnh cỏ lau quê tôi đồng nghĩa với một “thời xa vắng” thiếu lương thực, thiếu đủ thứ, người dân phải “thắt lưng buộc bụng” sau chiến tranh. Họ dùng ý chí cần lao ‘mo cơm quả cà” để “sắp đặt giang sơn”. Câu thơ của anh Tiến làm tôi nhớ đến ngày ấy, nơi ấy, chỉ một đêm thôi hàng trăm ngôi nhà ngói vùng đồng bằng được xếp gọn lên xe bò lốp nối đuôi về Hòn Thàng lập xóm mới, đào giếng sâu 16m chưa có nước.

Ơi quê tôi, vùng ấy, thời ấy, “hồi ức Làng Che”, “Dòng sông cụt” qua truyện ngắn Nguyễn Đức Thọ mãi mãi đi vào văn học. Chỉ thiếu hình tượng ông Khúng nữa là rừng cỏ lau bời bời này thành cỏ lau của nhà văn mở đường đổi mới.

Sau khi đã hoài niệm và hé mở hình ảnh người bạn tri âm tri kỉ của mình, phần còn lại dành cho suy ngẫm (kiểu kết cấu cổ điển của thơ tứ tuyệt). Bạn thân đã ra đi mòn dần, ở lại với đời không còn nhiều nữa, hàng ngày anh phải “nhìn trước ngó sau” mới tìm được bạn hiền trong hàng hàng các gương mặt thường gặp. Vẫn còn chạm trán hàng ngày đấy thôi, nào đồng chí, đồng môn, đồng hương, đối tác, người cùng cơ quan, người các hội, các cơ sở, nhiều lắm. Có lúc bắt tay giật giật rồi, óc vẫn lục tìm danh tính. Có người đã quên béng tên bạn vẫn dùng tiểu xảo “tên cậu vẫn như xưa chứ”? Đúng cứ gọi Bá thế thôi có thay gì đâu”. Nhờ thế để bớt sự trơ trẽn “Xin lỗi cậu tên gì nhỉ, mình đoảng quá.”. Vậy nên “bạn hiểu nhau” là bạn tâm đắc, bạn thân, bạn vàng với tất cả nghĩa cao quý của các từ đó. Ai có nhiều bạn thân đến mức so được với tình bạn Dương Khuê - Nguyễn Khuyến. Bao nhiêu điếu văn khóc bạn thời nay xuất hiện có so nổi bài song thất lục bát “Khóc Dương Khuê” không? Chân thành, thống thiết, những cái trái thông thường vãn thấy cảm động rằng mình nhiều tuổi hơn vẫn công khai tôn xưng bạn bằng bác “Bác Dương thôi đã thôi rồi”, “Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác”.

Bạn trong thơ và bạn trong đời của Ngô Đức Tiến là một. Sống sao viết vậy. Viết về những người sống quanh ta cả mà. Đấy có phải là một giá trị, một tính chất cần và đủ của thơ không? Nhất là trong những bài thơ hướng nội?

Không dám bàn về thơ hiện đại, nhưng tôi nghĩ đơn giản rằng: Ngôn ngữ của thơ không thể là ngôn ngữ của báo chí và văn xuôi. Ai đã có ý, nhưng chưa có từ, có hình ảnh và nhạc điệu thì cứ tha hồ trổ tài bằng đoản văn, tạp bút, chứ cần gì phải nhảy vào thơ. Muốn có một bài thơ về bạn thì nhất thiết phải có bạn thuỷ chung, nối khố đã. Ngô Đức Tiến là một người như thế.

H.V.H
(183/05-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ TẤN ĐẠT

    (Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)

  • VƯƠNG TRỌNG  

    Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.

  • (Một đôi chỗ cần lưu ý)

    CHU TRỌNG HUYẾN

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)


  • Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.

  • ĐỖ LAI THÚY
     

    Khi mọi thần thoại gãy đổ,
    thơ chính là nơi thần linh trú ngụ.

                (Saint John Perse)
    Tôi không tiến đi đâu cả,
    Tôi là hiện tại.

                (Pablo Picasso)

     

  • TRẦN THÙY MAI    

    (Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

  • HỒ THẾ HÀ

    Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng: 

  • UÔNG TRIỀU  

    Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.

  • Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Rừng sâu có trước các dân tộc,
    sa mạc đến sau con người

                (F.R.de Chateaubriand)

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 

    Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

  • VŨ THÀNH SƠN   

    Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.

  • THÚY HẰNG  

    Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH 

    Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng. 

  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.

  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)