Tình bạn trong thơ Ngô Đức Tiến

14:42 03/08/2009
HOÀNG VĂN HÂNLướt qua 30 bài thơ của Ngô Đức Tiến trong “Giọng Nghệ”, hãy dừng lại ở những bài đề tài tình bạn. Với đặc điểm nhất quán, bạn của anh luôn gắn liền với những hoài niệm, với những địa chỉ cụ thể, về một khoảng thời gian xác định. Người bạn ấy hiện lên khi anh “nghĩ về trường” “Thăm trường cũ”, hoặc là lúc nhớ quá phải “Gửi bạn Trường Dùng” “ Nhớ bạn Thanh Hoá”. Bạn của anh gắn với tên sông, tên núi: sông Bùng, sông Rộ, Lạt, Truông Dong, Đồng Tháp.

Những câu rất cảm, rất tình: “Nước mắt nhớ Tường chảy trên giấy thành thơ” (Người bạn cũ). “Có phải Truông Dong ngăn bớt gió nồm/ Nên bầu bạn ít về thăm Lạt.” (Một thoáng Tân Kì). “Chẳng đứa nào quên được/Tiếng còi tàu thổn thức một đêm Sy” (Sông Bùng). Một đêm Sy, một đêm thức trắng chờ tàu ở ga đầu cầu cho cả xứ “Đông Yên nhị huyện” vào nam ra bắc.

Tạp chí Sông Hương số tết Giáp Thân (số 179 và 180) tạp chí được coi là “Văn nghệ địa phương tầm vóc trung ương” đăng tải một lúc 81 bài thơ đa tài, đa dạng, đa phong cách, giọng điệu và quan niệm thơ hiện đại. Lọt thỏm vào rừng 81 ấy, có 1 bài lục bát tứ tuyệt xinh xắn, bình dị, ý, tình, lời, nhạc đều khá. Đọc xong thuộc ngay vì nó gọn ghẽ, thuần phục có ray rứt nghĩ suy, ám ảnh người đọc. Đó là bài Bạn của nhà thơ Ngô Đức Tiến, Yên Thành, Nghệ An.

Bạn
Bạn đi hơn chục năm trời
Hòn Thàng ngày ấy bời bời cỏ lau.
Bạn bè nhìn trước ngó sau,
Gần nhau thì lắm, hiểu nhau mấy người.

Phải nói ngay rằng thơ về đề tài tình bạn của Ngô Đức Tiến ở mỗi bài đều có một địa chỉ được bộc lộ qua thời gian và không gian khá rõ. Người bạn thân đã mất ở đây là người bạn ấy. Những người sống quanh anh, có thể xác nhận được điều đó qua thơ và đối chứng vào cuộc sống. Đây mới thực là điều khó.

Nếu trong cuộc đời không có bạn tri âm thì làm sao diễn tả được một cách chân thực tự nhiên về tình bạn? Thay vào đó là những giọt nước mắt gượng hoặc hoài niệm chung chung mà thôi. Thế là bạn đã mất “hơn chục năm trời” Câu thứ 2 là câu hay nhất của bài lục bát tứ tuyệt này. Ai làm tứ tuyệt cũng có ý thức trau chuốt, dồn nén, đầu tư cho câu 4 thật hay, thật kết và dứt luôn (Tuyệt) thì mới rõ người thơ tứ tuyệt có nghề. Bài thơ tứ tuyệt cuối cùng của Tố Hữu câu kết là “Sống là cho mà chết cũng là cho”, khái quát quá và chấm dứt, không ai có thể phát triển bài thơ được nữa. Bài này câu 4 cũng hay nhưng chưa bằng câu 2. Anh vừa giới thiệu xong về thời gian hoài niệm người bạn ấy đã khéo léo cho mọi người biết người bạn ấy là người nào. Địa chỉ Hòn Thàng xuất hiện đúng lúc để xác nhận tính chân thực của 4 dòng thơ hướng nội này. Hòn Thàng ngày ấy, hơn 10 năm trước còn “bời bời cỏ lau”. Có thể nói từ hay nhất trong bài thơ là từ láy “bời bời”. Bốn chữ “bời bời cỏ lau” là mới, là gợi, là hồn của bài thơ. Ngày ấy, nơi ấy quê tôi hoang dại lắm, cỏ lau tốt lút người. Xưa nơi đây từng có khỉ, có hồ, có nhiều rắn ở rừng sâu về thấp thoáng xứ cỏ lau này. Hình tượng cỏ lau trong văn của Nguyễn Minh Châu từng là biểu tượng của văn học thời đổi mới. Hình ảnh cỏ lau quê tôi đồng nghĩa với một “thời xa vắng” thiếu lương thực, thiếu đủ thứ, người dân phải “thắt lưng buộc bụng” sau chiến tranh. Họ dùng ý chí cần lao ‘mo cơm quả cà” để “sắp đặt giang sơn”. Câu thơ của anh Tiến làm tôi nhớ đến ngày ấy, nơi ấy, chỉ một đêm thôi hàng trăm ngôi nhà ngói vùng đồng bằng được xếp gọn lên xe bò lốp nối đuôi về Hòn Thàng lập xóm mới, đào giếng sâu 16m chưa có nước.

Ơi quê tôi, vùng ấy, thời ấy, “hồi ức Làng Che”, “Dòng sông cụt” qua truyện ngắn Nguyễn Đức Thọ mãi mãi đi vào văn học. Chỉ thiếu hình tượng ông Khúng nữa là rừng cỏ lau bời bời này thành cỏ lau của nhà văn mở đường đổi mới.

Sau khi đã hoài niệm và hé mở hình ảnh người bạn tri âm tri kỉ của mình, phần còn lại dành cho suy ngẫm (kiểu kết cấu cổ điển của thơ tứ tuyệt). Bạn thân đã ra đi mòn dần, ở lại với đời không còn nhiều nữa, hàng ngày anh phải “nhìn trước ngó sau” mới tìm được bạn hiền trong hàng hàng các gương mặt thường gặp. Vẫn còn chạm trán hàng ngày đấy thôi, nào đồng chí, đồng môn, đồng hương, đối tác, người cùng cơ quan, người các hội, các cơ sở, nhiều lắm. Có lúc bắt tay giật giật rồi, óc vẫn lục tìm danh tính. Có người đã quên béng tên bạn vẫn dùng tiểu xảo “tên cậu vẫn như xưa chứ”? Đúng cứ gọi Bá thế thôi có thay gì đâu”. Nhờ thế để bớt sự trơ trẽn “Xin lỗi cậu tên gì nhỉ, mình đoảng quá.”. Vậy nên “bạn hiểu nhau” là bạn tâm đắc, bạn thân, bạn vàng với tất cả nghĩa cao quý của các từ đó. Ai có nhiều bạn thân đến mức so được với tình bạn Dương Khuê - Nguyễn Khuyến. Bao nhiêu điếu văn khóc bạn thời nay xuất hiện có so nổi bài song thất lục bát “Khóc Dương Khuê” không? Chân thành, thống thiết, những cái trái thông thường vãn thấy cảm động rằng mình nhiều tuổi hơn vẫn công khai tôn xưng bạn bằng bác “Bác Dương thôi đã thôi rồi”, “Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác”.

Bạn trong thơ và bạn trong đời của Ngô Đức Tiến là một. Sống sao viết vậy. Viết về những người sống quanh ta cả mà. Đấy có phải là một giá trị, một tính chất cần và đủ của thơ không? Nhất là trong những bài thơ hướng nội?

Không dám bàn về thơ hiện đại, nhưng tôi nghĩ đơn giản rằng: Ngôn ngữ của thơ không thể là ngôn ngữ của báo chí và văn xuôi. Ai đã có ý, nhưng chưa có từ, có hình ảnh và nhạc điệu thì cứ tha hồ trổ tài bằng đoản văn, tạp bút, chứ cần gì phải nhảy vào thơ. Muốn có một bài thơ về bạn thì nhất thiết phải có bạn thuỷ chung, nối khố đã. Ngô Đức Tiến là một người như thế.

H.V.H
(183/05-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN DUY TỪ

    Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (1894), 60 năm ngày mất (1954) của nhà văn Ngô Tất Tố

  • PHẠM ĐỨC DƯƠNG

    GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tổng biên tập 2 tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam Đông Nam Á; Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông...

  • CAO QUẢNG VĂN

    “Bồng bềnh xanh mãi bao niềm nhớ:
    Huế ở trong lòng người phương xa…”

  • TRỊNH SƠN

    Có những người, hiếm thôi, khi đã gặp tôi thầm ước giá như mình được gặp sớm hơn. Như một pho sách hay thường chậm ra đời.

  • HÀ KHÁNH LINH

    Người xưa nói: Cung kiếm là tâm, là cánh tay vươn dài của võ sĩ; Bút là tâm nối dài của Văn Sĩ. Khi đọc tập truyện ngắn UẨN KHUẤT của Kim Quý, tôi nghĩ phải chăng khi không thể tiếp tục hóa thân thành những nhân vật trên sân khấu, nghệ sĩ ưu tú Kim Quý đã cầm bút để tiếp tục thể hiện những khát vọng cao đẹp của mình.

  • BÙI VĂN NAM SƠN

    Trong “Bùi Giáng, sơ thảo tiểu truyện”(1), nhà phê bình văn học Đặng Tiến nhận định có tính tổng kết về văn nghiệp Bùi Giáng như sau: “Trên cơ bản, Bùi Giáng là nhà thơ”.

  • YẾN THANH

    (Đọc Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Thành)

  • PHAN NAM SINH

    (bàn thêm với nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân)

  • Sau 2 công trình nghiên cứu đồ sộ, biên soạn công phu “Thưởng ngoạn Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1082 - 1945)” và “Đồ sứ kí kiểu Việt Nam thời Lê Trịnh (1533 - 1788)”, NXB Văn Nghệ 2008 và 2010, vào đầu tháng 3.2014, bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945 (khổ lớn 27x27 cm, NXB Hồng Đức), do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn biên soạn đã được ra mắt tại Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM.

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN

    Có một con đường mà tôi đi hoài không hết Hội An. Dường như cái phố cổ ấy luôn thường hằng phát đi một tín hiệu: nhớ. Lại thường chọn rất đúng cái khoảnh khắc con người ta nhớ mà rót cái tín hiệu ấy tới.

  • LTS: Tiểu thuyết "Huế mùa mai đỏ", tập I, của Xuân Thiều đề cập đến một thời điểm lịch sử của chiến trường Trị Thiên cũ trong chiến dịch Mậu Thân.

  • ĐẶNG TIẾN

    Nhà thơ Phạm Thiên Thư là một tác gia dồi dào, đã in ra hằng vài ba trăm ngàn câu thơ, có lẽ là kỷ lục về số lượng trong nền văn chương tiếng Việt, vượt xa Bùi Giáng.

  • VÕ TẤN CƯỜNG

    Đinh Hùng - một hồn thơ kỳ ảo với vũ trụ thơ thuần khiết, song hành với thực tại là hiện tượng thi ca đầy phức tạp và bí ẩn. Số phận cuộc đời của Đinh Hùng và thi ca của ông chịu nhiều oan trái, bị chìm khuất dưới những dòng xoáy của thời cuộc cùng với những định kiến và quan niệm hẹp hòi về nghệ thuật…

  • TÔ NHUẬN VỸ
    (Nhân tiểu thuyết Đời du học vừa ra mắt bạn đọc)

    Tôi thích gọi Hiệu (Lê Thị Hiệu) hơn là Hiệu Constant, nhất là sau khi đọc, gặp gỡ và trò chuyện với Hiệu.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Từ khi có báo chí hiện đại phát triển, nhất là báo in, văn chương và báo chí có quan hệ hết sức mật thiết. Nhiều nhà báo trở thành nhà văn và hầu hết các nhà văn đều có tác phẩm in báo.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

    Anh không thấy thời gian trôi...
    Ám ảnh về cái chết có lẽ là ám ảnh lớn nhất mỗi đời người vì mỗi phút trôi qua là một bước con người xích lại gần hơn với cái chết. Sống gửi thác về...

  • BÙI VIỆT THẮNG

    (Phác vẽ quang cảnh truyện ngắn năm 2013)

  • Bỗng dưng trời chuyển mát, như thế một mùa thu hiếm hoi nào bất ngờ đột nhập vào giữa những ngày hè chói chang của Huế. Chiếc xe đạp già nua, bướng bỉnh của tôi xem ra có vẻ nhạy cảm với thời tiết nên đã chịu khó tăng tốc, giúp tôi kịp đến tòa soạn Tạp chí Sông Hương đúng giờ hẹn. Cuộc tọa đàm thân mật với tác giả trẻ Nguyễn Quang Lập.

  • THIẾU SƠN

         * Vĩnh Quyền sinh năm 1951 tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm và cử nhân Văn khoa Huế 1974.

  • MAI VĂN HOAN

    Không hiểu sao nghĩ về Hoàng Vũ Thuật tôi lại nhớ đến Những bông hoa trên cát; mặc dù anh đã có thêm Thơ viết từ mùa hạ và Gửi những ngọn sóng.