Tiếng cười từ một vùng quê

15:12 15/03/2018

TRẦN HOÀNG

(Đọc "Giai thoại Nguyễn Kinh"
Triều Nguyên sưu tầm - biên soạn. Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên 1990)

Người Việt Nam vốn dĩ thích cười, hay cười và biết cười. Sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân khi viết về truyện cười dân gian đã phải thốt lên những lời đầy thán phục: "Tổ tiên ta thiệt là những nghệ sỹ tạo hình cho tiếng cười Việt Nam... và có cả cái gì như là một biên chế đầy đủ thang bậc về tiếng cười"(1). Khi mừng vui, thích thú cười đã đành, chứ lúc buồn khổ, đớn đau mà cũng cười là một điều hết sức kỳ lạ.

"Cười như cậu khóa hỏng thi
Khóc như cô gái ngày đi lấy chồng".

Người Huế - Thừa Thiên bản tính dịu dàng, thâm trầm, kín đáo, tế nhị, ưa sự nhẹ nhàng, thanh lịch, ấy vậy mà trong Văn học dân gian cố đô lại xuất hiện một loại truyện cười hết sức độc đáo, thú vị - truyện "Các mệ", và giờ đây, với "Giai thoại Nguyễn Kinh" chúng ta lại được đón nhận một tiếng cười dân gian của một vùng quê, không kém phần hấp dẫn, lý thú.

Nếu như ở "Văn học dân gian Hương Phú" (Sở Văn hóa Thông tin BTT xuất bản 1988), tác giả Triều Nguyên đã tiến hành sưu tầm, khảo cứu toàn bộ di sản Văn học dân gian của một vùng đất, từ cổ tích, câu đố, đến tục ngữ, ca dao... thì ở tập "Giai thoại Nguyễn Kinh", anh chỉ giới thiệu với độc giả các câu chuyện xoay quanh một nhân vật - Ông Nguyễn Kinh, người con của một làng quê ở Hương Thủy. Cứ theo lai lịch mà xét thì nhân vật này ra đời và sống vắt qua hai thế kỷ. Bởi vậy, ông đã được chứng kiến bao sự biến động của đất nước, được sống với bao cảnh đời khốn khổ, đắng cay.

Là người thuộc lớp cùng đinh trong xã hội, nhưng ông đâu có chịu sự cam phận sống tôi đòi. Ông cựa quậy, ông vùng quẫy, ông chống trả lại các thế lực đen tối đang đè đầu, cưỡi cổ người dân quê bằng tiếng cười châm biếm thực mạnh mẽ, sâu cay? Đồng thời ông cũng lại dùng tiếng cười để mang đến niềm vui cho gia đình, bà con bè bạn, xóm thôn...

Nói đến tiếng cười trong giai thoại dân gian là nói đến một tiếng cười đầy thông minh, trí tuệ. Để có được tiếng cười ấy, Nguyễn Kinh đã chủ động tạo nên nhiều tình huống trớ trêu, quái ác để đưa các nhân vật bị cười vào tròng. Từ kẻ "đứng đầu hàng xã" kênh kiệu, quan cách, từ lão trọc phú keo kiệt, háo danh... đến kẻ dốt nát nhờ chạy chọt, luồn cúi mà có bằng này, sắc nọ..., không một loại nhân vật xấu nào thoát khỏi cái bẫy cười của ông, không bị các ngón cười của ông biến thành loại "nhân vật triển lãm" (Truyện: "Cái bị lác”, "Phú ông đổi tên", "Học khôn đọc khéo"...) Đối với loại nhân vật này, Nguyễn Kinh thường mượn chuyện người khác, hoặc ứng tác ra một chuyện mới rồi vận vào hoàn cảnh thực của nhân vật ông đang đối đầu để châm biếm, cười cợt, còn Nguyễn Kinh thì đóng vai các anh hề đang tung hoành trên sân khấu. Lại cũng có trường hợp họ Nguyễn dựa vào một công việc mà người ta buộc ông phải làm hoặc tự ông đứng ra nhận lấy để rồi dựng lên một tấn hài kịch mua vui cho thiên hạ. Truyện "Thầy lý mất phần" là một truyện tiêu biểu và đặc sắc nhất của kiểu truyện này.

Châm biếm, đả kích những kẻ có chức có quyền hống hách, ngu dốt, những bọn giàu có hợm mình..., Nguyễn Kinh cũng lại không tha những kẻ buôn thần, bán thánh. Ở đây, Nguyễn Kinh, giống như Trạng Quỳnh không chủ ý đùa cợt, báng bổ tín ngưỡng của nhân dân. Các ông chỉ đả kích những ai mắc vào vòng mê tín dị đoan, hoặc những kẻ dựa vào đức tin của nhân dân để làm điều xằng bậy... Bởi vậy, tiếng cười của Trạng Quỳnh, của Nguyễn Kinh có ý nghĩa nhân sinh rất cao. Họ đã đứng về phía văn minh, tiến bộ để không đả phá những gì thuộc về bảo thủ, trì trệ... Cười cợt, châm biếm lũ mọt dân, hại nước, Nguyễn Kinh đã làm một công việc hết sức dũng cảm. Nhìn rõ bản chất và những hành vi xấu xa, ti tiện của chúng, bằng tiếng cười và qua tiếng cười, ông lôi chúng ra trình diện với thiên hạ, không cho chúng lẫn trốn vào bất kỳ một cái vỏ mỹ miều nào. Ở đây, tiếng cười xứng đáng là "Vũ khí của người mạnh”.

Bên cạnh tiếng cười đả kích vào hạng người phi nhân bản, trong "Giai thoại Nguyễn Kinh" còn có một tiếng cười khác hết sức trẻ trung, sảng khoái và vô cùng đôn hậu. Đây là tiếng cười giành cho bè bạn, cho làng xóm, cho người thân, kẻ thích trong gia đình. Nguyễn Kinh tự cười cái quần rách của mình, cười cái tính hay lo xa của vợ và cười cả sự bủn xỉn của ông hàng xóm. Ông vui với ngôi nhà mới của bạn; ông đùa với ông thợ đóng hòm... Tất cả đều chan chứa một sự cảm thông, một lòng nhân ái, đậm đà tình làng, nghĩa xóm... Đọc các truyện "Ăn no lo xa","Sấp ngữa", "Nhiều cá quá", ta chợt nhớ tới chuyện chàng ngốc làm theo lời vợ dặn thuở xưa, nhưng cái "ngốc" của Nguyễn Kinh là cái ngốc của sự thông minh, hóm hỉnh - một cái ngốc cố ý. Tiếng cười vui vẻ, trẻ trung, khỏe khoắn bật ra chính là ở chỗ này. Lại nữa, những câu chuyện nói về tài ba, về sự khôn khéo của nhân vật Nguyễn Kinh trong việc giải quyết một số vấn đề nan giải, một số tình thế bế tắc để giành thắng lợi hoặc tránh được thất bại, cũng là những câu chuyện mang lại cho độc giả tiếng cười ý vị, lý thú. Cái kết thúc bất ngờ của câu chuyện, vừa cứu nguy cho nhân vật, vừa làm cho mọi người sung sướng, hả hê (3)

Người ta thường nói: người biết cười là người biết sống, và cái nền tạo nên tiếng cười là lòng yêu thương con người, là niềm tin yêu cuộc sống, là sự căm ghét đến cao độ tất cả mọi cái bất công, giả dối, ngu đần... Cuộc đời và những chuyện vui buồn xoay quanh nhân vật Nguyễn Kinh chính là một minh chứng cho điều đó.

Xét cho công bằng, ở "Giai thoại Nguyễn Kinh", chưa có nhiều chuyện thực độc đáo, đặc sắc. Một số chuyện còn giản đơn về kết cấu, hoặc còn có sự vay mượn ở chuyện này chuyện khác... Dù vậy, tập sách vẫn có đầy đủ tư cách là một tập giai thoại dân gian mang bản sắc địa phương rõ rệt, từ cách dựng truyện đến các thủ pháp nghệ thuật tạo nên tiếng cười... "Giai thoại Nguyễn Kinh" một lần nữa ghi nhận cái tâm huyết của người sưu tầm đối với di sản văn hóa dân tộc, đối với quê hương, đất nước. Không có cái tâm huyết ấy thì không thể nào vượt qua bao trở ngại, khó khăn, để làm cái công việc "đãi cát tìm vàng" suốt mấy năm ròng rã và mang lại cho độc giả trong huyện, ngoài tỉnh một tập truyện dân gian có bản sắc. Với tập sách của anh Triều Nguyên, từ đây Nguyễn Kinh đường hoàng bước vào hàng ngũ các nhân vật của giai thoại dân gian, như Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Ba Phi...

Xuân Tân Mùi
T.H.
(TCSH44/01-1991)


-------------------
(1) Dẫn theo "Truyện cười dân gian VN". NXB Văn Học, Hà Nội, 1964.
(2) "Huế - Những giai thoại" (Tôn Thất Bình sưu tầm- biên soạn. Sở Văn hóa thông tin BTT XB 1987)
(3) Xem các truyện: Làng động, Nhờ thầy một chút, Bài chỉ cộ.




 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THU NGUYỆTLTS: Tập truyện Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư được giới chuyên môn đánh giá cao như một hiện tượng văn học trong thời gian gần đây. Giữa lúc đông đảo bạn đọc đang hứng vị với hiện tượng này thì có một hiện tượng khác “ngược chiều” đã gây sốc dư luận.Để bạn đọc Sông Hương có thêm thông tin, chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến sau đây.

  • HIỀN LƯƠNGVậy là Nguyễn Ngọc Tư sẽ bị kiểm điểm thật. Cầm tờ biên bản của Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau trên tay, trong tôi trào dâng nhiều cảm xúc: giận, thương, và sau rốt là buồn...

  • BÙI VIỆT THẮNGTôi có theo dõi “vụ việc Nguyễn Ngọc Tư” đăng tải trên báo Tuổi trẻ (các số 79, 80, và 81 tháng 4 năm 2006) thấy các ý kiến khen chê thật ngược chiều, rôm rả và quyết liệt. Kể ra không có gì lạ trong thời đại thông tin mọi người đều có quyền cập nhật thời sự, nhất là trong lĩnh vực văn chương vốn rất nhạy cảm.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ“Người kinh đô cũ” (NKĐC - NXB Hội Nhà văn, 2004) là tác phẩm thứ 14 của nhà văn Hà Khánh Linh, cũng là tác phẩm văn học dày dặn nhất trong số tác phẩm văn học của các nhà văn ở Thừa Thiên - Huế sáng tác trong khoảng 20 năm gần đây.

  • HỒ THẾ HÀ   Trong cuộc đời mỗi con người, điều sung sướng nhất là được hiểu biết, khám phá và sáng tạo để ý nghĩa tồn sinh không ngừng được khẳng định và nâng lên những tầm cao mới. Theo đó, những thang bậc của nhận thức, nhân văn, của thành quả lao động lại biến thành những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể lấp lánh lời giải đáp.

  • TÔ VĨNH HÀNếu có thể có một miền thơ để mà nhớ mong, khắc khoải; tôi tin mình đã tìm được rồi, khi đọc Mưa Kim Cương của nhà thơ Đông Hà (Nxb Thuận Hoá, Huế, tháng 11.2005). Sợi dây mảnh mục như các khớp xương đan chằng, xéo buốt, chơi vơi; được giăng giữa hai bờ lở xói của cuộc đời. Trên cao là “hạt” kim cương thô ráp và gan lỳ hơn cả là đá nữa, nhưng lại giống với thân hình thần Vệ Nữ đang rơi, đang rơi, nhọn sắc, dữ dằn... Minh hoạ ở trang bìa xanh và sâu thẳm như những trang thơ.

  • TRẦN THANH HÀLGT: Có thể nói rằng, “Tiểu thuyết và tiểu luận về tiểu thuyết của Milan Kundera được xem như là một trong những hiện tượng độc đáo đáng được chú ý trong văn học Châu Âu hiện đại”. Mỗi cuốn tiểu thuyết cô đọng của nhà văn, mang lại cho độc giả một cái nhìn độc đáo về thế giới hiện đại và vị trí con người trong đó, một thứ triết học riêng về cuộc sống và mối quan hệ liên cá nhân, “các chủ đề sắc sảo và các tính cách con người sinh động được kết hợp với những suy tư về các đề tài triết học và hiện sinh mang tính toàn cầu”.

  • HOÀNG VĂN Đọc Hoang thai ta có thể hình dung ra xã hội Ba Lan đương đại và những vấn đề nẩy sinh trong xã hội này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊGặp nhà văn - dịch giả Đoàn Tử Huyến - một người “chơi” sách có hạng ở đất Hà Thành - tại nhà sách lớn của Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây mới khai trương trên khu Cầu Giấy, trước ngày hội thảo về tiểu thuyết “Mẫu Thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh, tôi hỏi: “Có đúng là ông đã nói trên một tờ báo rằng “Một tác phẩm kiệt xuất như “Nghệ nhân và Margarita” (NNVM) mà chưa có một nhà phê bình Việt Nam nào sờ đến cả! “Đúng vậy không?” Đoàn Tử Huyến cười nhăn cả mũi: “Thì đúng vậy chứ sao!”

  • HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Hoạ mi năm ngoái - Thơ Trần Kim Hoa, NXB Văn học, 2006)

  • LTS: Sông Hương vừa nhận được lá thư của ông Tế Lợi Nguyễn Văn Cừ gửi cho nhà nghiên cứu Phan Thuận An nhằm cung cấp lại bản gốc của bài thơ “Cầu ngói”. Xin nói thêm, ông Nguyễn Văn Cừ là con của ông Nguyễn Văn Lệ, tác giả bài thơ.Sông Hương xin đăng lá thư này để hầu mong rộng đường trao đổi.

  • HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Ngày không ngờ - thơ Nguyễn Bình An, NXB Thuận Hóa 2007)

  • VĨNH NGUYÊN(Nhân xem tập thơ Nhật thực của Nhất Lâm, Nxb Thanh Niên, 2008)

  • NGÔ MINHLTS: Ngày 13-2-2007, Bộ Văn hoá Thông tin đã công bố quyết định của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được là 1 trong 47 nhà văn được giải thưởng nhà nước với chùm tác phẩm: Đề tặng một giấc mơ (tập thơ 1988), Trái tim sinh nở ( tập thơ - 1974), Bài thơ không năm tháng (tập thơ - 1983). Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, TCSH xin giới thiệu bài viết của nhà thơ Ngô Minh về nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

  • BÙI VIỆT THẮNGVịt trời lông tía bay về (*) là sự lựa chọn có thể nói rất khắt khe của chính nhà văn Hồng Nhu, rút từ cả chục tập và chưng cất ba mươi truyện ngắn tiêu biểu của gần trọn một đời văn. Con số 33 là ít những không là ít vì nhà văn ý thức được sâu sắc quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật ngôn từ “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. 33 truyện được chọn lọc trong tập sách này có thể gọi là “tinh tuyển truyện ngắn Hồng Nhu”.

  • PHẠM PHÚ PHONGPhạm Đương có thơ đăng báo từ khi còn là sinh viên khoá bốn, khoa Ngữ văn đại học Tổng hợp Huế. Đó là thời kỳ anh sinh hoạt trong câu lạc bộ văn học của thành đoàn Huế, dưới sự đỡ đầu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (lúc này vừa rời ghế Bí thư thành đoàn, sang làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương vừa mới thành lập.)

  • HÀ KHÁNH LINHNgười lính chiến trở về bỏ lại một phần thân thể của mình trên trận mạc, tựa vào gốc nhãn hoang bên vỉa hè lầm lụi kiếm sống, thẳng ngay, chân thật, khiêm nhường.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊNTrong Ngày Thơ Việt vừa qua, một tuyển tập thơ “nặng hàng trăm năm” đã được đặt trang trọng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Rất nhiều những bài thơ xứng đáng với danh xưng hay nhất thế kỷ XX đã “biện lý do” vắng mặt, và ngược lại. Đấy là một trong nhiều sự thật được đa phần dư luận kiểm chứng. Cũng là một góc nhìn khá rõ nét, Sông Hương xin giới thiệu ba bài viết của Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hữu Qúy và Phước Giang về tuyển tập thơ “nặng ký” trên.

  • NGUYỄN HỮU QUÝCuộc thi bình chọn 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX do Trung tâm Văn hoá doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp tổ chức đã kết thúc. Một ấn phẩm mang tên “100 bài thơ hay nhất Việt thế kỷ XX” đã được ra đời. Nhiều người tìm đọc, trong đó có các nhà thơ và không ít người đã tỏ ra thất vọng, nghi ngờ.

  • PHƯỚC GIANGTrung tâm Văn hóa doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo dục vừa tuyển chọn và giới thiệu 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX.Việc này thực hiện trong hai năm, theo ông Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa doanh nhân thì kết quả thật mỹ mãn: hơn 10.000 phiếu bầu, kết quả cuối cùng “không ai bị bỏ sót” và “trong 100 bài đã được chọn chỉ chênh với các danh sách khác khoảng 5-7 bài”.