TRẦN HOÀNG
(Đọc "Giai thoại Nguyễn Kinh"
Triều Nguyên sưu tầm - biên soạn. Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên 1990)
Người Việt Nam vốn dĩ thích cười, hay cười và biết cười. Sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân khi viết về truyện cười dân gian đã phải thốt lên những lời đầy thán phục: "Tổ tiên ta thiệt là những nghệ sỹ tạo hình cho tiếng cười Việt Nam... và có cả cái gì như là một biên chế đầy đủ thang bậc về tiếng cười"(1). Khi mừng vui, thích thú cười đã đành, chứ lúc buồn khổ, đớn đau mà cũng cười là một điều hết sức kỳ lạ.
"Cười như cậu khóa hỏng thi
Khóc như cô gái ngày đi lấy chồng".
Người Huế - Thừa Thiên bản tính dịu dàng, thâm trầm, kín đáo, tế nhị, ưa sự nhẹ nhàng, thanh lịch, ấy vậy mà trong Văn học dân gian cố đô lại xuất hiện một loại truyện cười hết sức độc đáo, thú vị - truyện "Các mệ", và giờ đây, với "Giai thoại Nguyễn Kinh" chúng ta lại được đón nhận một tiếng cười dân gian của một vùng quê, không kém phần hấp dẫn, lý thú.
Nếu như ở "Văn học dân gian Hương Phú" (Sở Văn hóa Thông tin BTT xuất bản 1988), tác giả Triều Nguyên đã tiến hành sưu tầm, khảo cứu toàn bộ di sản Văn học dân gian của một vùng đất, từ cổ tích, câu đố, đến tục ngữ, ca dao... thì ở tập "Giai thoại Nguyễn Kinh", anh chỉ giới thiệu với độc giả các câu chuyện xoay quanh một nhân vật - Ông Nguyễn Kinh, người con của một làng quê ở Hương Thủy. Cứ theo lai lịch mà xét thì nhân vật này ra đời và sống vắt qua hai thế kỷ. Bởi vậy, ông đã được chứng kiến bao sự biến động của đất nước, được sống với bao cảnh đời khốn khổ, đắng cay.
Là người thuộc lớp cùng đinh trong xã hội, nhưng ông đâu có chịu sự cam phận sống tôi đòi. Ông cựa quậy, ông vùng quẫy, ông chống trả lại các thế lực đen tối đang đè đầu, cưỡi cổ người dân quê bằng tiếng cười châm biếm thực mạnh mẽ, sâu cay? Đồng thời ông cũng lại dùng tiếng cười để mang đến niềm vui cho gia đình, bà con bè bạn, xóm thôn...
Nói đến tiếng cười trong giai thoại dân gian là nói đến một tiếng cười đầy thông minh, trí tuệ. Để có được tiếng cười ấy, Nguyễn Kinh đã chủ động tạo nên nhiều tình huống trớ trêu, quái ác để đưa các nhân vật bị cười vào tròng. Từ kẻ "đứng đầu hàng xã" kênh kiệu, quan cách, từ lão trọc phú keo kiệt, háo danh... đến kẻ dốt nát nhờ chạy chọt, luồn cúi mà có bằng này, sắc nọ..., không một loại nhân vật xấu nào thoát khỏi cái bẫy cười của ông, không bị các ngón cười của ông biến thành loại "nhân vật triển lãm" (Truyện: "Cái bị lác”, "Phú ông đổi tên", "Học khôn đọc khéo"...) Đối với loại nhân vật này, Nguyễn Kinh thường mượn chuyện người khác, hoặc ứng tác ra một chuyện mới rồi vận vào hoàn cảnh thực của nhân vật ông đang đối đầu để châm biếm, cười cợt, còn Nguyễn Kinh thì đóng vai các anh hề đang tung hoành trên sân khấu. Lại cũng có trường hợp họ Nguyễn dựa vào một công việc mà người ta buộc ông phải làm hoặc tự ông đứng ra nhận lấy để rồi dựng lên một tấn hài kịch mua vui cho thiên hạ. Truyện "Thầy lý mất phần" là một truyện tiêu biểu và đặc sắc nhất của kiểu truyện này.
Châm biếm, đả kích những kẻ có chức có quyền hống hách, ngu dốt, những bọn giàu có hợm mình..., Nguyễn Kinh cũng lại không tha những kẻ buôn thần, bán thánh. Ở đây, Nguyễn Kinh, giống như Trạng Quỳnh không chủ ý đùa cợt, báng bổ tín ngưỡng của nhân dân. Các ông chỉ đả kích những ai mắc vào vòng mê tín dị đoan, hoặc những kẻ dựa vào đức tin của nhân dân để làm điều xằng bậy... Bởi vậy, tiếng cười của Trạng Quỳnh, của Nguyễn Kinh có ý nghĩa nhân sinh rất cao. Họ đã đứng về phía văn minh, tiến bộ để không đả phá những gì thuộc về bảo thủ, trì trệ... Cười cợt, châm biếm lũ mọt dân, hại nước, Nguyễn Kinh đã làm một công việc hết sức dũng cảm. Nhìn rõ bản chất và những hành vi xấu xa, ti tiện của chúng, bằng tiếng cười và qua tiếng cười, ông lôi chúng ra trình diện với thiên hạ, không cho chúng lẫn trốn vào bất kỳ một cái vỏ mỹ miều nào. Ở đây, tiếng cười xứng đáng là "Vũ khí của người mạnh”.
Bên cạnh tiếng cười đả kích vào hạng người phi nhân bản, trong "Giai thoại Nguyễn Kinh" còn có một tiếng cười khác hết sức trẻ trung, sảng khoái và vô cùng đôn hậu. Đây là tiếng cười giành cho bè bạn, cho làng xóm, cho người thân, kẻ thích trong gia đình. Nguyễn Kinh tự cười cái quần rách của mình, cười cái tính hay lo xa của vợ và cười cả sự bủn xỉn của ông hàng xóm. Ông vui với ngôi nhà mới của bạn; ông đùa với ông thợ đóng hòm... Tất cả đều chan chứa một sự cảm thông, một lòng nhân ái, đậm đà tình làng, nghĩa xóm... Đọc các truyện "Ăn no lo xa","Sấp ngữa", "Nhiều cá quá", ta chợt nhớ tới chuyện chàng ngốc làm theo lời vợ dặn thuở xưa, nhưng cái "ngốc" của Nguyễn Kinh là cái ngốc của sự thông minh, hóm hỉnh - một cái ngốc cố ý. Tiếng cười vui vẻ, trẻ trung, khỏe khoắn bật ra chính là ở chỗ này. Lại nữa, những câu chuyện nói về tài ba, về sự khôn khéo của nhân vật Nguyễn Kinh trong việc giải quyết một số vấn đề nan giải, một số tình thế bế tắc để giành thắng lợi hoặc tránh được thất bại, cũng là những câu chuyện mang lại cho độc giả tiếng cười ý vị, lý thú. Cái kết thúc bất ngờ của câu chuyện, vừa cứu nguy cho nhân vật, vừa làm cho mọi người sung sướng, hả hê (3)…
Người ta thường nói: người biết cười là người biết sống, và cái nền tạo nên tiếng cười là lòng yêu thương con người, là niềm tin yêu cuộc sống, là sự căm ghét đến cao độ tất cả mọi cái bất công, giả dối, ngu đần... Cuộc đời và những chuyện vui buồn xoay quanh nhân vật Nguyễn Kinh chính là một minh chứng cho điều đó.
Xét cho công bằng, ở "Giai thoại Nguyễn Kinh", chưa có nhiều chuyện thực độc đáo, đặc sắc. Một số chuyện còn giản đơn về kết cấu, hoặc còn có sự vay mượn ở chuyện này chuyện khác... Dù vậy, tập sách vẫn có đầy đủ tư cách là một tập giai thoại dân gian mang bản sắc địa phương rõ rệt, từ cách dựng truyện đến các thủ pháp nghệ thuật tạo nên tiếng cười... "Giai thoại Nguyễn Kinh" một lần nữa ghi nhận cái tâm huyết của người sưu tầm đối với di sản văn hóa dân tộc, đối với quê hương, đất nước. Không có cái tâm huyết ấy thì không thể nào vượt qua bao trở ngại, khó khăn, để làm cái công việc "đãi cát tìm vàng" suốt mấy năm ròng rã và mang lại cho độc giả trong huyện, ngoài tỉnh một tập truyện dân gian có bản sắc. Với tập sách của anh Triều Nguyên, từ đây Nguyễn Kinh đường hoàng bước vào hàng ngũ các nhân vật của giai thoại dân gian, như Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Ba Phi...
Xuân Tân Mùi
T.H.
(TCSH44/01-1991)
-------------------
(1) Dẫn theo "Truyện cười dân gian VN". NXB Văn Học, Hà Nội, 1964.
(2) "Huế - Những giai thoại" (Tôn Thất Bình sưu tầm- biên soạn. Sở Văn hóa thông tin BTT XB 1987)
(3) Xem các truyện: Làng động, Nhờ thầy một chút, Bài chỉ cộ.
TRẦN TRIỀU LINH
(Đọc Đi ngược đám đông - Thơ Đông Hà, Nxb. Thuận Hóa, 2014)
UYÊN PHƯƠNG
Bạn đang sống ở Thủ đô Hà Nội ngàn năm cổ kính hay giữa Sài Gòn hoa lệ vàng rực ánh nắng hoặc giả có thể ở bất cứ thành phố náo nhiệt nào trên đất nước Việt Nam? Bạn đang hòa mình vào nhịp sống đô thị với đầy ắp sự văn minh, hiện đại nhưng cũng khá ồn ào và bụi bặm, thậm chí có lúc bạn cảm thấy chán nản muốn rời xa sự xô bồ và ngột ngạt của chúng?... Vào lúc ấy, chắc hẳn bạn sẽ rất vui nếu được đi đâu đó vài ngày… Cảm giác khi tạm rời xa nơi thành phố cũng rất tuyệt”.
LÊ VIỄN PHƯƠNG
Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo” là công trình Tạp chí Sông Hương phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành vào tháng 6 năm 2014.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - gọi thân mật là Nguyên “đầu bạc” (vì mái đầu bạc trắng từ lúc còn trẻ) - một người xứ Nghệ “thuần chủng” cha ở Nghệ An, mẹ ở Hà Tĩnh, nhưng đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Có thể nói cuốn “An lạc mùa chay - Món chay dâng Mẹ” của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh (Nxb. Phụ Nữ, 2014) vừa được Nhà sách Phương Nam ấn hành trong tháng tám vừa qua, là cuốn sách thực hành về sự an lạc.
Tiếp sau Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh..., đến lượt Phan Khôi được mở hội thảo khoa học tại quê hương Quảng Nam hôm qua 6.10, đúng 127 năm ngày sinh của ông, để vinh danh một con người đa tài.
(Phỏng vấn đối thoại với các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc và nhà thơ Trần Dần)
Hữu Loan [1916-2010 là khuôn mặt văn học đặc biệt trong nền thi ca Việt Nam đương đại từ non 70 năm nay. Ông làm thơ hay, hiện đại, tân kỳ, nhưng tên tuổi thường xuất hiện theo thời sự.
Tiểu thuyết "Công chúa nhỏ" của Frances Hodson Burnett kể câu chuyện về cô tiểu thư thất thế, nhưng vẫn mang trong mình cốt cách lớn.
(Vài cảm nhận khi đọc “BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA” tiểu thuyết của nhà văn TRƯƠNG VĂN DÂN
(cty vh Phuong Nam-Nxb Hội Nhà văn, 2011)
“Lịch sử không bao giờ lầm lẫn, nhà văn Lan Khai là người có công với nước”. Câu nói đó của Thiếu tướng Hoàng Mai đã khẳng định những cống hiến của Lan Khai đối với cách mạng và nền văn học nước nhà. Từ thành tựu sáng tác cho đến nhận định của các nhà văn, nhà báo tiền bối (Trần Huy Liệu, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan...) về Lan Khai, chúng ta càng thấy tự hào về một con người, một nhà văn đáng kính đã làm trọn thiên chức của mình đối với dân tộc...
“Những năm chiến tranh, miền Trung là túi bom túi đạn, và nguồn lực đất nước cũng dồn về đây. Nhiều nhà văn nhà thơ, nhiều tác phẩm VHNT nổi tiếng cũng xuất hiện từ vùng đất này. Còn hiện nay, dù đội ngũ tác giả ở miền Trung có thưa hơn, nhưng những con người miền Trung dù đi đâu cũng vẫn mang theo truyền thống sáng tạo độc đáo, giàu khí chất của miền đất này. Đó là một cuộc mở mang và bồi đắp tâm hồn trên dọc dài đất nước…”
Khi cầm bộ sách này trong tay thì hình ảnh nhà nho yêu nước Phạm Phú Thứ không còn bị khuất lấp trong lớp sương mù thời gian mà hiện ra rờ rỡ, rõ ràng trước mắt chúng ta với một tâm thế mới.
“Có lần tôi hỏi anh Học: Tư tưởng cách mệnh của mày nảy ra từ hồi nào? Anh đáp: Từ năm độ lên mười tuổi! Hồi ấy tao còn học chữ Nho ở nhà quê...”.
NGÔ MINH
Trong các tập thơ xuất bản ở Huế trong mấy năm lại đây, "Ngọn gió đi tìm" là một trong số rất ít tập được đọc giả mến mộ, có thể nói được rằng: đó là một tập thơ hay! Tập thơ tạo được sự cuốn hút, sự nhập cuộc của người đọc.
“Với Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, GS Lê Thành Khôi đã trình bày lịch sử không phải lịch sử chính trị, mà là lịch sử của con người”, GS Phan Huy Lê nói về cuốn sử quý vừa ra mắt tại VN sau nhiều năm ở nước ngoài.
Sự nát tan của các giá trị tinh thần trong đời sống hiện đại được Trần Nhã Thụy đưa vào tiểu thuyết mới bằng văn phong hài hước, chua chát.
Cuốn sách "Trăm năm trong cõi" của giáo sư Phong Lê viết về 23 tác giả khai mở và hoàn thiện diện mạo văn học hiện đại Việt Nam.
Trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 839 ra ngày 01-12-2013 có đăng bài Kỷ niệm về một bài thơ & một câu hỏi chưa lời giải đáp của Nguyễn Cẩm Xuyên. Vấn đề nêu lên rất thú vị: đó là cách hiểu chữ giá trong bài thơ Cảnh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ này trong nguyên văn chữ Nôm không có tên gọi. Những người soạn giáo khoa đã căn cứ vào nội dung đặt tên cho bài thơ là Cảnh nhàn và đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trước đây.
Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.