Thủy Ba bắt cọp

15:56 27/01/2022

PHẠM XUÂN DŨNG  

Nếu ai vào Cố đô Huế mà đến thăm di tích thật đặc biệt, có một không hai là Hổ Quyền sẽ thấy vàng son một thuở của uy quyền phong kiến khi cho xây dựng đấu trường để hổ đấu với voi, phảng phất đấu trường La Mã cổ đại.

Cổng vào làng Thủy Ba Hạ

Nhưng chính Hổ Quyền ở kinh kỳ cuối thời nhà Nguyễn cũng phải nhờ đến tinh thần thượng võ của một làng từng nổi tiếng chế ngự chúa sơn lâm, thậm chí người dân nơi đây xưa kia từng trẩy kinh bắt cọp.

Nói thêm một chi tiết thú vị. Trong kho tàng chuyện trạng Vĩnh Hoàng trứ danh có một nội dung khá nổi tiếng liên quan đến cọp, đó là chuyện “Lỡ một buổi cày”. Mặc cùng trên đất huyện Vĩnh Linh nhưng làng Trạng khá xa làng Thủy Ba nhưng vẫn kể về cọp khá đậm nét. Nội dung như sau: Do đi cày sớm, bắt bò ra đồng, cày từ khi trời còn đêm đến rạng ngày mới phát hiện hóa ra mình bắt nhầm cọp đi cày, vì nó vào chuồng bò lẫn lộn với bò mà khi trời gần sáng thì không thấy. Người cày bèn quất một roi, con cọp đau quá, vọt chạy biệt tăm, vậy là lỡ một buổi cày. Phải là người gan lỳ và hài hước bậc nhất mới sáng tác ra được những câu chuyện dân gian như thế.

Hổ Quyền thu hút du khách


Vùng đất Thủy Ba nay thuộc xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị xưa kia vốn là tổng Thủy Ba. Nếu ở Hải Lăng, phía nam Quảng Trị có đại xã Trường Sanh thì ở phía bắc có đại xã Thủy Ba hình thành từ xa xưa, lúc cha ông ở ngoài kia vào đây khai sơn phá thạch, bốn bề là rừng rậm, phải thắng được thú dữ, đặc biệt là cọp, mới có thể sinh tồn, mới hy vọng dần dà an cư lạc nghiệp. Họ được trui rèn trước thiên nhiên khắc nghiệt để trở thành những con người mưu trí, bền bỉ và gan góc bậc nhất. Làng Thủy Ba nay có ba thôn là Thủy Ba Đông, Thủy Ba Tây và Thủy Ba Hạ là thôn xa nhất về phía tây Vĩnh Thủy.

Rồi một ngày hè đầy nắng vào mấy năm trước, tôi về với Thủy Ba, gặp người dũng sĩ cuối cùng bắt cọp Nguyễn Đăng Hạp của vùng quê này. Ông ngồi kể cho chúng tôi nghe chuyện ngày xưa có thật mà hương vị cứ như là cổ tích. Đúng là miền đất lạ lùng! Có vậy mới kết tinh nên một nghề độc nhất vô nhị trong thiên hạ, ấy là nghề bắt cọp. Sống với thiên nhiên khắc nghiệt, với ác thú dữ dằn thì người Vĩnh Linh mới có thể trui rèn đến vậy và khí chất mới luyện thành sắt thép. Ông hào hứng đọc vè Thủy Ba bắt cọp: “Mồng sáu sắc hạ vua ra/ Chiếu tờ xuống huyện đòi Thủy Ba đi liền/ Đò vô tận ải Thừa Thiên/ Dữ ma độc nước không yên chăng là.../ Thủy Ba đứng dậy cho đều/ Nghe tiếng ta reo hùm vọt dậy...”.

Nhìn cụ già đã bạc cả tóc râu sống qua trăm tuổi, tôi hình dung ra thời tráng niên oanh liệt của những người làm nên huyền thoại chế ngự cả chúa sơn lâm.

Hổ Quyền - Ảnh của tác giả Nguyễn Trung Thành


Theo sử sách cho thấy: Nhà vua “điều động” thợ săn Thủy Ba vào kinh đô bắt hổ để làm gì? Đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng, ở Huế có đấu trường Hổ Quyền được xây dựng rất quy mô ở xã Thủy Biều. Đây là nơi diễn ra các cuộc chiến sinh tử giữa voi chiến triều đình với hổ, cho vua quan và thần dân xem. Một cuộc đấu không chỉ có vài con hổ mà có khi là hàng chục con hổ được nhốt từ trước.

Thợ săn Thủy Ba bắt cọp để phục vụ cho các trận đấu ở Hổ Quyền. Đoàn thợ săn cọp của Thủy Ba gọi là đoàn Vọng Thành. Trong bài viết “Tỉnh Quảng Trị” in trong tập san Đô Thành Hiếu Cổ (B.A.V.H) năm 1921 của đoàn Công sứ Pháp A. Laborde chép rằng: “Tại làng Thủy Ba Thượng ngày nọ, có một con quạ bay ngang và làm rơi một cái xương người. Một đồng cốt cho rằng đó là xương của một vị thần tên Mai Quý Đông. Lập tức người ta lập đền thờ thần, và thần thường nhập vào cốt đồng để dạy cho dân chúng nghề bắt hổ”. Do đó dân Thủy Ba nổi tiếng có tài bắt hổ, và luôn được giao nhiệm vụ bắt hổ để giao đấu với voi triều đình. Đôi khi dân Thủy Ba mang đến Huế luôn cả cái bẫy hổ để dâng cho vua cái vinh dự được tự tay giết con hổ sa bẫy. Trận đấu đầu tiên được tổ chức tại Hổ Quyền năm 1830, dưới thời vua Minh Mạng, còn trận đấu cuối cùng được tổ chức năm 1904 dưới thời vua Thành Thái.

Cách đây mấy tháng chúng tôi lại đến thăm một người quen cũ mà cả vùng đất này hầu như ai cũng biết, đó là ông Nguyễn Đăng Hạp, 105 tuổi, người từng theo dân làng bắt cọp và còn đặt vè Thủy Ba bắt cọp rất hay, được gần xa truyền tụng. Ông vừa mất mới qua 49 ngày, hương khói còn trên bàn thờ tưởng nhớ một nhân vật dân gian độc đáo. Thuở xưa vua quan lệnh về cho dân làng Thủy Ba bắt cọp, trong khi thiên hạ nghe cọp thì nổi sốt tìm mọi cách mà tránh còn dân làng này thì tìm cọp để bắt, đối đầu với muôn vàn khó khăn, nguy hiểm. Hậu duệ ông Nguyễn Đăng Hạp là anh Nguyễn Đăng Hoàn vẫn còn nhớ nhiều điều mà cha ông từng kể.

Rời nhà ông Hạp, chúng tôi tiếp tục tìm đến một nhân vật hiếm hoi còn lại biết chuyện săn cọp xưa kia nay tuổi đã gần 90 là ông Nguyễn Thế Đại. Mặc dù tuổi cao sức yếu, trí nhớ giảm sút nhưng khi nhắc lại chuyện xưa tâm trạng ông phấn chấn hẳn lên. Nhưng phải nói là chuyện bắt cọp làm ông hào hứng nhất và kể rõ ngọn ngành chuyện xưa có thật mà nghe như cổ tích, muộn nhất khi ông còn ở tuổi thiếu niên về một thời gian khổ, nguy nan bậc nhất mà cũng hào hùng bậc nhất. Phải công nhận ông Nguyễn Thế Đại có trí nhớ khá tốt, ông kể say sưa và chi tiết, người nghe như được xem lại một bộ phim sinh động về chuyện bẫy cọp.

Ông Đại kể rằng: “Khi có lệnh của quan trên ban xuống phải bắt được cọp nộp cho triều đình thì cả ba làng Thủy Ba: Thủy Ba Hạ, Thủy Ba Thượng và Thủy Ba Tây phải nhất tề hưởng ứng, trăm người như một, không được làm hỏng việc lớn của triều đình, ai chậm trễ, lười nhác hoặc không nghe theo ắt bị trị tội nặng. Hương lý họp dân ba làng lại, phân công cụ thể như một trận đánh, mỗi bộ phận một việc. Nhóm thì được phân công trực chiến, gồm các tráng đinh khỏe mạnh, can đảm với vũ khí giáo mác sẵn sàng ứng chiến, đi đầu vòng trong để bao vây cọp, vòng ngoài thì những người trung niên, phụ nữ thì làm nhiệm vụ hậu cần. Chỉ huy các nhóm là các “chiến binh” từng trải không chỉ gan dạ mà còn rất bình tĩnh và mưu trí. Hiệu lệnh ban ra nhất hô bá ứng. Quan viên làng xã gồm chánh tổng, lý trưởng túc trực. Phía trên có quan phủ, huyện theo dõi tình hình. Khi các trinh sát thường chọn những dũng sĩ gan góc nhất cho biết cọp đã mắc bẫy ở phía cuối làng thì nhiều nhóm được chia các ngả đường theo dấu vết cọp, tiếng địa phương gọi là “dọi dấu”. Khi biết chắc vị trí cọp mắc bẫy thì các toán người bao vây, lăm lăm giáo mác và giăng lưới làm bằng dây thừng to, chắc, rồi khua chiêng gõ trống, tăng nhuệ khí cho đoàn quân bắt cọp và uy hiếp chúa sơn lâm, khiến “ông ba mươi” hốt hoảng, buộc phải xuất đầu lộ diện. Khi đã xác định cọp bị sa bẫy, hoặc bị thương thì lùa vào lưới, rồi đưa vào cũi sắt, nộp quan trên...”. Nói thì có vẻ không mấy phức tạp nhưng thực tế rất gian nan, nguy hiểm. Bởi xưa nay ai cũng tránh cọp, nay lại tìm cọp mà tới thì muôn phần nguy hiểm. Mặc dù đã chuẩn bị chu đáo, năm nào cũng bắt cọp nhưng sự cố vẫn có khi xảy ra. Chính ông Đại cho biết xóm trên của làng Thủy Ba Hạ có người vì một giây sơ suất đã bị cọp “bả” (tát) một phát trọng thương, máu me lênh láng, may suýt mất mạng.

Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An trận đấu này: “Voi cái bước vào đấu trường có vẻ hiên ngang, đi qua đi lại trước mặt cọp không một chút sợ hãi, vua Thành Thái khen: “Con này can đảm lắm”. Nhưng bỗng chốc, cọp nhảy lên trán voi, voi hất mạnh, cọp rơi xuống. Cọp lại nhảy lên bấu vào chỗ cũ. Voi tức giận, rống lên, vụt chạy đến dùng đầu đẩy mạnh cọp vào thành đấu trường, dùng sức mạnh ngàn cân vừa húc, vừa ép thật sát. Khi voi ngẩng đầu lên, cọp té xuống đất, voi dùng chân chà cọp đến chết...”. Như mọi trận đấu hàng năm, kết thúc bằng chiến thắng của voi, tượng trưng cho sức mạnh tượng binh, một thế mạnh của lục quân xứ Đàng Trong và cả uy quyền của quân vương. Bởi thế trước mỗi trận đấu, cọp bị nhổ răng và cắt hết nanh vuốt. Dù vậy các trận đấu diễn ra vẫn ác liệt và hấp dẫn giữa kỳ phùng địch thủ.

Câu chuyện làng bắt cọp nổi danh theo thời gian rồi từ từ lùi vào dĩ vãng. Nhưng tinh thần quật cường, bất khuất và trí tuệ thông minh của người dân nơi đây sẽ chảy mãi trong huyết quản mỗi người làm nên hào khí đất đai và phẩm giá riêng biệt của người Thủy Ba đã từng khuất phục cả chúa sơn lâm.

P.X.D  
(TCSH396/02-2022)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HÀ MINH ĐỨC                   Ký Sau chặng đường dài, vượt qua nhiều đồi núi của vùng Quảng Bình, Quảng Trị, khoảng 3 giờ chiều ngày 25/9/2003, đoàn chúng tôi về đến thành phố Huế. Xe chạy dọc bờ sông Hương và rẽ vào khu vực trường Đại học Sư phạm Huế. Anh Hồ Thế Hà, Phó Chủ nhiệm khoa Văn; chị Trần Huyền Sâm, giảng viên bộ môn Lý luận văn học cùng với các em sinh viên ra đón chúng tôi. Nữ sinh mặc áo dài trắng và tặng các thầy những bó hoa đẹp.

  • BĂNG SƠN           Tuỳ bútDòng sông Hồng Hà Nội là nguồn sữa phù sa và là con đường cho tre nứa cùng lâm sản từ ngược về xuôi. Dòng sông Cấm Hải Phòng là sông cần lao lam lũ, hối hả nhịp tầu bè. Dòng sông Sài Gòn của thành phố Hồ Chí Minh là váng dầu ngũ sắc, là bóng cần cẩu nặng nề, là những chuyến vào ra tấp nập... Có lẽ chỉ có một dòng sông thơ và mộng, sông nghệ thuật và thi ca, sông cho thuyền bềnh bồng dào dạt, sông của trăng và gió, của hương thơm loài cỏ thạch xương bồ làm mê mệt khách trăm phương, đó là sông Hương xứ Huế, là dòng Hương Giang đất cố đô mấy trăm năm, nhưng tuổi sông thì không ai đếm được.

  • PHAN THUẬN THẢO                Chiều chiều trước bến Vân Lâu                Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,                Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông.                Thuyền ai thấp thoáng bên sông,                Đưa câu Mái đẩy chạnh lòng nước non.                                              (Ưng Bình Thúc Giạ)

  • LÃNG HIỂN XUÂNChẳng hiểu sao, từ thuở còn thơ ấu, tôi đã có một cảm nhận thật mơ hồ nhưng cũng thật xác tín rằng: Chùa chính là nơi trú ngụ của những ông Bụt hay bà Tiên và khi nào gặp khó khăn hay đau khổ ta cứ đến đó thì thế nào cũng sẽ được giải toả hay cứu giúp!

  • BÙI MINH ĐỨCNói đến trang phục của các Cụ chúng ta ngày xưa là phải nhắc đến cái búi tó và cái khăn vấn bất di bất dịch trên đầu các Cụ. Các Cụ thường để tóc dài và vấn tóc thành một lọn nhỏ sau ót trông như cái củ kiệu nên đã được dân chúng đương thời gọi là “búi tó củ kiệu”. Ngoài cái áo lương dài, cái dù đen và đôi guốc gỗ, mỗi khi ra đường là các Cụ lại bối tóc hình củ kiệu và vấn dải khăn quanh trên đầu, một trang phục mà các cụ cho là đứng đắn nghiêm trang của một người đàn ông biết tôn trọng lễ nghĩa. Trang phục đó là hình ảnh đặc trưng của người đàn ông xứ ta mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 20 mới bắt đầu có nhiều biến cải sâu đậm

  • MAO THUỶ THANH (*)Tiếng hát và du thuyền trên sông Hương là nét đẹp kỳ thú của xứ Huế. Trên sông Hương có hai chiếc cầu bắc ngang: cầu Phú Xuân và cầu Trường Tiền nhưng trước đây người dân Huế thường có thói quen đi đò ngang. Bến đò ở dưới gốc cây bồ đề cổ thụ, nằm đối diện với trường Đại học Sư phạm Huế. Một hôm, tôi và nữ giáo sư Trung Quốc thử ngồi đò sang ngang một chuyến. Trên đò đã có mấy người; thấy chúng tôi bước xuống cô lái đò áp đò sát bến, mời chúng tôi lên đò.

  • VÕ NGỌC LANBuổi chiều, ngồi trên bến đò Quảng Lợi chờ đò qua phá Tam Giang, tôi nghe trong hư vô chiều bao lời ru của gió. Lâu lắm rồi, tôi mới lại được chờ đò. Khác chăng, trong cảm nhận tôi lại thấy bờ cát bên kia phá giờ như có vẻ gần hơn, rõ ràng hơn.

  • HỒNG NHUTôi vẫn trộm nghĩ rằng: Tạo hóa sinh ra mọi thứ: đất, nước, cây cỏ chim muông... và con người. Con người có sau tất cả những thứ trên. Vì vậy cỏ cây, đất nước... là tiền bối của con người. Con người ngoài thờ kính tổ tiên ông bà cha mẹ, những anh hùng liệt sĩ đã mất... còn thờ kính Thần Đất, Thần Nước, Thần Đá, Thần Cây...là phải đạo làm người lắm, là không có gì mê tín cả, cho dù là con người hiện đại, con người theo chủ nghĩa vô thần đi nữa! Chừng nào trên trái đất còn con người, chừng đó còn có các vị thần. Các vị vô hình nhưng không vô ảnh và cái chắc là không vô tâm. Vì sao vậy? Vì các vị sống trong tâm linh của con người, mà con người thì rõ ràng không ai lại tự nhận mình là vô tâm cả.

  • MẠNH HÀTôi không sinh ra ở Huế nhưng đã có đôi lần đến Huế, khác với Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, Huế có nét trầm lắng, nhẹ nhàng, mỗi lần khi đến Huế tôi thường đi dạo trên cầu Trường Tiền, ngắm dòng Hương Giang về đêm, nghe tiếng ca Huế văng vẳng trên những chiếc thuyền rồng du lịch thật ấn tượng. Cho đến nay đã có biết bao bài thơ, bài hát viết về Huế thật lạ kỳ càng nghe càng ngấm và càng say: Huế đẹp, Huế thơ luôn mời gọi du khách.

  • VÕ NGỌC LANNgười ta thường nói nhiều về phố cổ Hội An, ít ai biết rằng ở Huế cũng có một khu phố cổ, ngày xưa thương là một thương cảng sầm uất của kinh kỳ. Đó là phố cổ Bao Vinh. Khu phố này cách kinh thành Huế chừng vài ba cây số, nằm bên con sông chảy ra biển Thuận An. Đây là nơi ghe, thuyền trong Nam, ngoài Bắc thường tụ hội lại, từ cửa Thuận An lên, chở theo đủ thứ hàng hoá biến Bao Vinh thành một thương cảng sầm uất vì bạn hàng khắp các chợ trong tỉnh Thừa Thiên đều tập trung về đây mua bán rộn ràng.

  • NGUYỄN XUÂN HOATrước khi quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới, thành phố Huế đã được nhiều người nhìn nhận là một mẫu mực về kiến trúc cảnh quan của Việt Nam, và cao hơn nữa - là “một kiệt tác bài thơ kiến trúc đô thị” như nhận định của ông Amadou Mahtar  M”Bow - nguyên Tổng Giám đốc UNESCO trong lời kêu gọi tháng 11-1981.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU                       Bút kýXứ Thuận Hóa nhìn xa ngoài hai ngàn năm trước, khi người Việt cổ từ đất Tổ Phong Châu tiến xuống phía Nam, hay cận lại gần hơn bảy trăm năm kể từ ngày vua Trần Anh Tông cho em gái là Huyền Trân Công chúa sang xứ Chàm làm dâu; cái buổi đầu ở cương vực Ô Châu ác địa này, người Việt dốc sức tận lực khai sông mở núi, đào giếng cày ruộng, trồng lúa tạo vườn, dựng nhà xây đình, cắm cây nêu trấn trị hung khí rồi thành lập làng xã.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCSông Hương, một dòng sông đẹp, sôi nổi với những ghềnh thác đầu nguồn, mềm mại quàng lấy thành phố như một dải lụa, hài hoà tuyệt diệu với thiên nhiên xinh đẹp và hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, đền chùa; với hàng trăm điệu hò, điệu lý; với những ngày hội vật, hội đua trải, đua ghe; với mảnh vườn và con người xứ Huế, là nguồn cảm hứng vô tận của người nghệ sĩ, thu hút sự say mê của nhiều khách phương xa. Không những là một dòng sông lịch sử, sông Hương còn là không gian văn hoá làm nẩy sinh những loại hình nghệ thuật, những hội hè đình đám, là không gian của thi ca, nhạc hoạ, là dòng chảy để văn hoá Huế luân lưu không ngừng.

  • TÔN NỮ  KHÁNH TRANG              Khi bàn về văn hoá ẩm thực, người ta thường chú trọng đến ẩm thực cung đình, hay dân gian, và chủ yếu đề cập đến sinh hoạt, vai trò, địa vị xã hội... hơn là nghĩ đến hệ ẩm thực liên quan đến đời sống lễ nghi.

  • TRƯƠNG THỊ  CÚC• Bắt nguồn từ những khe suối róc rách ở vùng núi đại ngàn A Lưới - Nam Đông giữa Trường Sơn hùng vỹ, ba nhánh sông Tả Trạch, Hữu Trạch và nguồn Bồ đã lần lượt hợp lưu tạo thành hệ thống sông Hương, chảy miên man từ vùng núi trung bình ở phía đông nam A Lưới, nam Nam Đông, băng qua những dãy núi đồi chập chùng ở Hương Thuỷ, Hương Trà, Phong Điền rồi xuôi về đồng bằng duyên hải, chảy vào phá Tam Giang để đổ nước ra biển Đông.

  • NGUYỄN KHẮC MAIỞ xứ Huế có những tên làng quê mà nghĩa của chúng vẫn còn là sự ám ảnh kiếm tìm giải thích, chắc chắn chúng phải có nghĩa cụ thể nào đó. Người xưa không bao giờ đặt tên một vùng đất mà chẳng có nghĩa gì cả cứ như là người Mã Lai họ đặt tên vùng đất kinh đô cũng lần ra cái nghĩa đó là “cửa sông bùn lầy” (Kua-la-lăm-pua). Những cái tên như Kim Long, An Hoà, Dương Xuân, Phú Tài, Phú Mậu thì những ai có chút hiểu biết chữ Hán đều có thể lần tìm ý nghĩa. Nhưng có những cái tên làng quê thật khó đoán được cái nghĩa của chúng.

  • BÙI MINH ĐỨC Ngày nay, hễ nói đến đường để nấu chè là ai ai ở Huế cũng nghĩ đến đường cát trắng, đến thứ đường bột trắng tinh đã được tinh lọc do các nhà máy đường tân tiến sản xuất. Có người cũng còn nhớ đến đường phèn để chưng với chanh ăn khi bị ho, hoặc đường tinh thể là thứ đường đặc biệt màu vàng dùng để uống với cà phê cho thêm phần đậm đà. Nhưng chẳng ai có thể nhắc đến chiếc bánh đường đen ở Huế của thuở nào.

  • NGUYỄN TIẾN VỞNKinh Dịch (Chu Dịch) là sách về sự biến đổi. Dịch, nói gọn lại là biến đổi. Tinh thần xuyên suốt của Kinh Dịch là quy luật chuyển dời, biến hoá của vạn vật trong cõi trời đất. Mọi vật, bất kể to lớn như vũ trụ, hay nhỏ nhoi như các nguyên tử, đều không bao giờ đứng yên. Mọi sự, từ chuyện người có thể biết đến chuyện chỉ trời đất biết, cũng vận động biến hoá khôn lường.

  • PHAN THUẬN AN            Dạ thưa xứ Huế bây giờ,Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương.                                              (Bùi Giáng)

  • NGUYỄN VĂN THỊNHCũng như trên cả nước, trước cách mạng tháng Tám, làng (tên gọi chữ Hán là xã), ở Thừa Thiên Huế là một đơn vị cơ bản trong tổ chức hành chính của các vương triều.