Thương tiếc nhà văn, nhà báo Lê Minh

15:25 17/06/2021

Trong số những nhà văn nữ trưởng thành trong bão táp của cách mạng và hai cuộc kháng chiến, nhà văn Lê Minh là người mở đầu, và là con chim đầu đàn viết về đề tài công nhân, công nghiệp và chân dung của các chiến sĩ cách mạng từ Bác Tôn, chị Minh Khai, chị Tư Già đến Kim Ðồng…

Nhà văn, nhà nghiên cứu Vân Thanh ở Viện Văn học đã có một đánh giá chí lý: Viết về công nghiệp đòi hỏi nhà văn trước hết phải có một vốn sống phong phú về mảnh đất mình sẽ cắm sâu vào. Có thể nói đối với văn học Việt Nam đó là một mảnh đất mới, một vùng đất lạ; và do vậy cũng có thể nói, là mảnh đất in dấu rõ nét hơn bất cứ đâu sự đấu tranh quyết liệt giữa cái mới và cái cũ. Ðã có biết bao nhà văn xông vào mảnh đất này, nhưng rồi bỏ cuộc, hoặc bị bật ra. Cho đến sau này, Lê Minh vẫn thuộc trong số những người viết không những không bỏ cuộc mà còn kiên trì theo đuổi, hơn nữa, còn có những thành công đáng khâm phục. Từ vẻ đẹp tâm hồn, của nhà văn Lê Minh, bên cạnh sự khỏe khoắn, gân guốc là những cái nhìn, những trang văn miêu tả tinh tế, xúc động về vẻ đẹp của quê hương, làng xóm Việt Nam, tâm hồn Việt, nhất là vẻ đẹp của những con người kháng chiến.

Khi tôi được tuyển về Báo Nhân Dân, tháng 7-1982, biên chế ở Ban Thư ký - Biên tập để học nghề thì nhà văn Lê Minh cũng mới từ Hội Nhà văn về làm Trưởng Ban Văn hóa - Văn nghệ của báo.

Thời trước, văn nghệ là lĩnh vực sang trọng. Vì bản thân nó và cả vì những người đã từng công tác ở đây. Những người lãnh đạo ban nổi tiếng như Phan Nhân, Nguyễn Ðịch Dũng, Hoàng Phong, Diên Hồng… đã nổi tiếng; phóng viên lúc đó cũng có nhiều người rất nổi tiếng như Bạch Diệp (Nguyễn Thị Thanh Tâm), Gia Ninh, Nguyệt Tuệ (tức Nguyệt Tú, con gái danh họa Nguyễn Phan Chánh), Bùi Hạnh Cẩn, Chính Yên, Phạm Ðình Ân… Ở Báo Nhân Dân, còn có các nhà văn, nhà báo "gạo cội" như Bùi Hiển và Nguyễn Văn Bổng ở Ban Nông nghiệp; Phan Thao ở Ban Thư ký - Biên tập… Phó Trưởng ban giúp việc cho nhà văn, nhà báo Lê Minh là họa sĩ Hoàng Tuấn Nhã, Việt kiều ở Pháp về, làm Báo Nhân Dân từ năm 1954. Biên tập viên là các anh: Lương Khôi, Lê Quang Trang, Trung Ðông, Tân Thanh…

Phòng làm việc của bà Lê Minh trong một căn nhà cấp bốn, khá thâm nghiêm với những cây sấu già trước cửa. Nó càng thâm nghiêm đối với tôi khi bà là con gái nhà văn Nguyễn Công Hoan, có chú ruột là Lê Văn Lương. Bà còn là tác giả của "Chị Tư Già" tôi được đọc từ hồi còn nhỏ… Tuy thâm nghiêm, tôi vẫn thường kính nhi viễn chi nhưng cũng hay kiếm cớ lân la dãy nhà làm việc của Ban Văn hóa - Văn nghệ, đôi khi ghé qua phòng bà và phòng họa sĩ Nguyễn Thọ của Trường Mỹ thuật Ðông Dương và họa sĩ Hoàng Tuấn Nhã gần đấy.

Nhà văn, nhà báo Lê Minh là người nghiêm túc, quyết đoán trong công việc. Tổng Biên tập Hoàng Tùng, sau đó là Tổng Biên tập Hồng Hà đều tôn trọng ý kiến của bà. Do vậy, bà cũng tạo được những đổi mới trong Ban Văn hóa - Văn nghệ, tăng cường tính chất chuyên môn, tính học thuật trong làm báo. Ðó là thời có những bài giới thiệu sâu sắc và những cuộc tranh luận sôi nổi về những tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Sơn Tùng, Xuân Cang…, mở ra sự đổi mới, áp sát đời sống hiện tại của văn học. Với tôi, tuy là "lính mới", bà cũng cho đăng những bài viết tràn trang trên báo hằng ngày, những bài thơ thời sự trên trang nhất, trang tư của báo. Tôi nhớ, có lần bà nói, làm văn chương, mỗi chữ là một giọt máu đỏ tươi từ tim mình, một hoạt động hy sinh, cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho những người cùng khổ… Phải viết cho người đọc căm giận cái ác để cùng nhau đánh đổ nó, phải viết cho người đọc yêu thương đến thổn thức. Muốn vậy, trái tim nhà văn cũng phải yêu thương đến thổn thức…

Nhà văn, nhà báo Lê Minh - Nguyễn Thị Tài Hồng vĩnh biệt cõi trần lúc 17 giờ 15 phút ngày 11-6-2021, dừng lại giới hạn của một cuộc đời ở tuổi 94. Song những tác phẩm đồ sộ mà bà để lại, một cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang, những giá trị văn học còn luôn tỏa sáng. Bà đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật năm 2017, giải Nhất cuộc thi ký của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1962 (ký Kỷ niệm về Khu Ðông), giải Nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 1969 (truyện Nắng), giải A 5 năm Văn học đề tài công nhân 1991-1995 (tiểu thuyết Hồi) cùng nhiều giải thưởng văn học danh giá khác.

Cuộc đời bà là cuộc đời của một nhà hoạt động cách mạng kiên cường, trong sáng; một nhà văn suốt đời trung thành với ngòi bút cần cù và tài năng, chuyên nhất vì sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Ðảng.

Riêng tôi, vẫn luôn nhớ những bài học nằm lòng của bà về lương tri, trách nhiệm của một người cầm bút.

Nguồn: Nhà thơ Nguyễn Sĩ Ðại - NDĐT

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Đào Trọng Khánh thường được biết đến trong vai trò đạo diễn, nhà sản xuất hàng đầu của nền điện ảnh tài liệu Việt Nam. Ở tuổi 80, ông gây bất ngờ cho đồng nghiệp, công chúng khi vừa ra mắt cuốn sách Đất và người do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tác phẩm tập hợp bài viết, hình ảnh và tư liệu lịch sử được ông tích lũy suốt hành trình làm phim cách đây đã 50 năm.

  • Người ta bàn nhiều về trường ca với phẩm tính trường hơi, trường sức, cảm hứng hùng tráng gắn với các sự kiện trọng đại của cộng đồng, quốc gia dân tộc. Nếu từ góc độ ấy, đặt vào lịch sử Việt Nam, có cảm giác rằng, đây là nguồn mạch sẽ sản sinh những trường ca bất hủ.

  • Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình không phải là một cái tên xa lạ của văn chương. Dù khiêm tốn nói rằng mình không phải là nhà văn, nhưng với 16 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có 12 tác phẩm dành cho thiếu nhi, chị xứng đáng có một vị trí trong giới, đặc biệt là trong “địa hạt” văn học thiếu nhi.

  • Tuyển thơ “Biển bắt đầu từ sóng” (NXB Đà Nẵng, 2020) tập hợp sáng tác của 108 tác giả do nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP Đà Nẵng chủ biên ra mắt trong tháng 5 như một món quà thơ ca đa thanh, lấp lánh.

  • Trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài giữ một vị trí đặc biệt.

  • Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và hè 2020, NXB Văn học giới thiệu bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi Từ giã tuổi thơ, Những ngày lưu lạc và Đảo đá kỳ lạ của nhà văn kháng chiến Nguyễn Minh Châu.

  • “Đoản khúc chiều phù dung” (NXB Trẻ) là tập sách thứ năm của nhà văn Vũ Văn Song Toàn. Một chút gì đó hơi ma mị, có hơi hướng liêu trai, có sự trải đời và suy ngẫm, như một người kể chuyện nhẩn nha, từng chút từng chút một, Vũ Văn Song Toàn dẫn người đọc đi hết “Đoản khúc chiều phù dung” với một nỗi buồn man mác.

  • Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa giới thiệu đến độc giả nhiều tác phẩm đáng chú ý. Các tác phẩm cùng nhắc nhớ bạn đọc hôm nay về một lãnh tụ thiên tài, một tấm gương vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tuy đã đi xa nhưng Người luôn sống mãi trong trái tim của chúng ta.

  • Nhân dịp Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa giới thiệu đến độc giả bộ sách “Nguyên cứu Hồ Chí Minh- một số công trình tuyển chọn” của PGS, TS Bùi Đình Phong.

  • “Bác dừng lại cúi đọc những chữ khắc sâu trên đá. Rồi Người hướng tầm mắt nhìn vọng hồi lâu về dải đất Tổ quốc trùng điệp… Bác dừng lại một chút nữa bên một dãy ghế đá thiên nhiên có nhiều hình dạng. Người nhìn sâu vào khoảng đất trời Tổ quốc biết bao đẹp đẽ nhưng đang đầy đau thương.

  • Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển quên cuộc sống muộn phiền, thấy thư thái, nhẹ tênh mỗi khi đọc truyện Kim Dung.

  • Những năm gần đây, trên thị trường sách xuất hiện nhiều cuốn tự truyện. Hầu hết do tác giả tự viết chuyện người thật, việc thật mà bản thân đã trải qua, một số ít do người khác chấp bút.

  • Nhà văn người Áo Thomas Bernhard (1931 - 1989) lâu nay vẫn được xem là “người khổng lồ hùng mạnh nhất” của văn chương Đức ngữ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự tấn phong ấy khiến cho, dù muốn hay không, Thomas Bernhard sẽ phải trở nên một tác giả đáng chú ý với không ít người đọc Việt Nam, nhất là khi vài tiểu thuyết quan trọng của ông được dịch ra tiếng Việt: “Kẻ thất bại”, “Đốn hạ”, và tác phẩm cuối cùng: “Diệt vong”.

  • Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa xuất bản cuốn sách “Không thể lãng quên” của Thượng tá, nhà báo Trần Hoàng Tiến (Báo Quân đội nhân dân) vào đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

  • Nhân kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ “Trái tim người lính” tổ chức xuất bản bộ sách quý “Nhật ký thời chiến Việt Nam” của nhiều tác giả do nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên.

  • Trong hồi ức “Chuyện tôi” (Hồi ức của con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Huy Thắng) (NXB Văn học), ta càng thấy rõ cảm xúc ấy.

  • Sau cuộc thi sáng tác Một nửa làm đầy thế giới do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM tổ chức năm 2019, với sự tài trợ chính của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tập truyện ngắn của các cây bút trẻ "Qua những miền yêu" vừa được xuất bản.

  • Ở tuổi 102, nhà văn hóa Hữu Ngọc vừa cho ra mắt bộ sách mới Cảo thơm lần giở gồm hai quyển với dung lượng gần một ngàn trang. Có thể nói, việc ra mắt sách ở cái tuổi xưa nay hiếm, quả là có một không hai, không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ ngay cả trên thế giới.

  • Tháng 3 năm nay, tên tuổi Vương Hồng Sển trở lại với bạn đọc qua quyển di cảo Chuyện cũ ở Sốc Trăng.

  • Nhà văn Linda Lê được xem như một trong những hiện tượng sáng chói của văn chương người Việt ở nước ngoài viết bằng tiếng Pháp. Nhiều tác phẩm của bà đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, gần nhất là “Vượt sóng” (Phạm Duy Thiện dịch, Công ty Tao Đàn & NXB Hội Nhà văn, 2018), cuốn tiểu thuyết mà tác giả đã chất chứa rất nhiều những trầm tư sống động của một nhà văn về công việc/hành vi viết, mục đích và ý nghĩa của nó.