Cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”...
Gốc cây da được cho là nơi đôi “rắn tu” thường về “nghe kinh phật”.
Đôi “rắn tu” dài hàng mét gồm một đực một cái thường “rủ” nhau từ núi Ngũ Phong về chùa Tra Am (thôn Tứ Tây, phường An Tây, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Kỳ lạ hơn nữa khi cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”.
Gốc cây da được cho là nơi đôi “rắn tu” thường về “nghe kinh phật”.
Huyền tích cặp “rắn tu” hạ sơn “nghe kinh, lạy phật”
Giám tự, Đại đức Nguyễn Văn Phương (pháp hiệu Thích Thế Thanh), trụ trì chùa Tra Am cho biết, những năm đầu của thập kỷ 40 thế kỷ trước, người ta bất ngờ thấy có hai con rắn thường đến “vãn cảnh” nhà chùa vào các ngày sóc vọng, ngày lễ lớn. Nhà sư dẫn chúng tôi đến dưới gốc cây da hơn trăm năm tuổi trong khuôn viên nhà chùa, cho hay đấy chính là nơi trú ngụ qua đêm của đôi “rắn tu” vào mỗi dịp ghé chùa.
“Đôi rắn thân hình đen bóng, trên đầu có hình dáng chiếc mào, gồm một con ốm nhưng dài đến hơn 3m; con còn lại to hơn nhưng chỉ dài chưa bằng nửa con kia nên người dân địa phương vẫn gọi vắn tắt cho dễ nhớ là “ông cụt ông dài”, sư thầy giải thích.
Cũng theo lời đại đức Thích Thế Thanh, cặp “rắn tu” chỉ xuất hiện đều đặn vào các ngày sóc vọng hàng tháng, bình thường hiếm ai bắt gặp. Lúc đầu nhìn thấy “rắn thần”, không ít người rất sợ hãi trước hình thù quái dị, to lớn khác thường của đôi rắn nhưng dần dần quen mắt bởi chúng không hề làm hại bất cứ ai, lại trườn bò một cách nhẹ nhàng.
Cặp “rắn tu” luôn quấn quýt bên nhau như hình với bóng. Dường như rất biết “ý tứ” nên đôi rắn không bao giờ tự ý động chạm vào thức ăn của nhà chùa, ngoại trừ thức ăn do chính các sư trong chùa đích thân đem cho.
Điều kì lạ hơn nữa là cứ đến giờ khai kinh gõ mõ, người ta lại chứng kiến đôi rắn ngẩng đầu bất động lắng nghe một cách “chăm chú” khó hiểu. “Nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng còn có tiếng gáy kì lạ phát ra từ hốc cây da, tất cả sư sãi trong chùa cũng như dân làng đều nghe rõ mồn một. Sáng mai sau khi nghe hết kinh phật, đôi rắn lại nhằm hướng núi Ngũ Phong gần đó trườn về”, sư thầy Thích Thế Thanh thuật lại.
Cho rằng nhà chùa có “căn duyên”, “đất có lành chim mới đậu” nên vị tổ sư của chùa ngày đó (cũng là sư phụ của sư thầy Thích Thế Thanh, nay đã quá cố) cho lập am thờ đôi rắn ngay dưới gốc cây da, nơi hai “ngài” rắn thường trú ngụ mỗi khi “hạ sơn” xuống chùa. Cho đến những giây phút cuối đời, trước lúc viên tịch vị tổ sư không quên trăn trối căn dặn đệ tử phải hết sức trông nom am thờ dưới gốc đại thụ này.
Đại đức Thích Thế Thanh.
Những cuộc kiếm tìm vô vọng
Với mong muốn tìm hiểu thực hư câu chuyện đôi rắn về chùa Tra Am “nghe kinh lạy phật”, phóng viên Pháp luật & Thời đại đã tìm gặp cụ bà Võ Thị Mỹ (nay đã gần 90 tuổi) là người cao niên nhất khu vực. Chỉ vừa nghe đề cập đến chuyện có hay không cặp rắn khổng lồ về chùa, cụ Mỹ đã khẳng định: “Hồi đó tui mới 14 tuổi, nhà lại gần chùa nên thường sang quét dọn, thắp nhang tại chùa.
Tận mắt tôi đã nhìn thấy đôi rắn to bằng cổ chân trườn từ bên ngoài vào chùa. Trước khi qua cổng chùa, cặp rắn đều cúi đầu ngúc ngắc hai cái như thể con người cử hành nghi lễ lạy bái vậy. Lúc đầu thấy hai “ngài” tui chết lặng sợ hãi nhưng rồi quen dần vì “các ngài” không hề làm hại hay dọa nạt người làng như rắn thường”.
Hình dáng, màu sắc lẫn cử động của “rắn thần” được cụ Mỹ mô tả y hệt lời sư thầy Thích Thế Thanh thuật lại. Chuyện về cặp rắn thậm chí còn trở thành truyền thuyết mà người địa phương nào cũng biết. Anh Phùng Nguyễn Huy Du, người dân thôn Tứ Tây cho hay: “Tuy không tận mắt chứng kiến nhưng ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được cha nhiều lần kể lại thời xưa có hai con rắn to thường hay về làng, vào chùa Tra Am nghe sư thầy tụng kinh niệm phật. Chuyện “rắn tu” ở đây ai mà chẳng biết”.
Cụ Võ Thị Mỹ khẳng định tận mắt đã chứng kiến cặp “rắn tu”.
Vậy đôi rắn tại sao không xuất hiện nữa?. Sư thầy Thích Thế Thanh nét mặt đăm chiêu cho biết đôi “rắn thần” về chùa trong suốt thời gian khoảng gần một thập kỷ thì “mất tăm hơi”. Kể từ đó không còn ai nhìn thấy “rắn thần” đến “vãn cảnh” chùa. Cũng đã có lần người làng đi tìm tung tích “ông cụt ông dài” ở núi Ngũ Phong nơi đôi rắn hướng về sau khi “nghe kinh, lạy phật” nhưng không thấy dấu vết gì.
“Nhân sinh quan thì sanh trú dị diệt, thế giới quan thành trụ hoài không”; có nghĩa rằng “ở đời cái gì cũng chỉ xuất hiện trong thời gian nhất định nào đó, có sinh ra ắt có biến mất”. Đó là duyên phận ở đời”, sư thầy Thích Thế Thanh giảng giải. Từ quan niệm đó, ông cũng trải lòng không lấy đó làm điều phiền lòng. Nhiều người dân địa phương lại lí giải khác, họ bảo nhau thời gian sau này dân cư lên núi dựng nhà sinh sống ngày một đông. Chính bầu không khí ồn ào đã khiến đôi “rắn tu” ít khi hạ sơn như trước kia.
Gốc cây da vẫn còn đó, chiếc hang lớn được cho là nơi trú ngụ của đôi rắn thần vẫn còn, con người từng tận mắt nhìn thấy rắn cũng còn... Câu chuyện đôi rắn thích về chùa có thể chỉ là những chuyện tự nhiên, chẳng có thần thánh ma tà nào nhưng truyền thuyết này vẫn gắn bó với người địa phương như một lời nhắn nhủ con cháu phải sống phục thiện; như một nét chấm phá đặc sắc cho miền quê giàu truyền thống văn hóa này.
Ngôi chùa báo hiếu
Chùa Tra Am tọa lạc giữa vùng đối núi hoang vu dưới chân núi Ngũ Phong, xây từ năm 1923, vốn là một chòi tranh nhỏ do tổ sư Viên Thành lập nên. Vị tổ sư vốn thuộc dòng dõi hoàng tộc nhưng vì giác ngộ đạo phật đã xin ra khỏi kinh thành dựng am nhỏ ngày ngày tụng kinh niệm phật. Điều đặc biệt của Tra Am trước tiên nằm ở tên gọi “không hề trùng lặp” với tên gọi hàng ngàn ngôi chùa khác. Đa phần tên chùa đều được gọi tên theo ngôn từ trích dẫn trong kinh phật nhưng tên gọi Tra Am lại bắt nguồn từ một điển tích mang nặng ân nghĩa. “Thời xưa có câu chuyện về hai cha con đều là tướng giỏi của triều đình. Người cha tên Lê, người con tên Tra. Trong các buổi thiết triều nhà vua hết lời khen ngợi Tra tài giỏi, phải cố gắng để hơn hẳn cha mình mới xứng nhưng Tra không ngần ngại đáp rằng “Tra bất như Lê” nghĩa dù có lập nhiều chiến công đến mấy ông cũng không bao giờ sánh bằng cha mình, nhờ ơn cha dạy dỗ mới có tướng Tra ngày nay. Sau khi người cha qua đời, Tra đã dựng nhà bên mồ thân phụ suốt hai năm ba tháng để tỏ lòng hiếu nghĩa. Sư phụ tôi cũng vì muốn báo đáp ân nghĩa của ân sư Viên Giác nên mới lên núi lập chùa ngay cạnh mộ sư tổ và lấy tên Tra Am. Ngôi chùa từ đó được biết đến với ý nghĩa báo hiếu”, Đại đức Thích Thế Thanh giải thích. |
Theo Pháp luật Việt Nam
Sáng ngày 03/01, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố kết quả khảo sát đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương (chỉ số DDCI) năm 2023. Theo đó, Kho bạc Nhà nước tỉnh đứng đầu nhóm các sở, ban, ngành; UBND huyện Nam Đông đứng đầu nhóm UBND cấp huyện.
Năm 2023, Thừa Thiên Huế đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, tạo nền tảng đẩy nhanh tiến trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
mới, sáng ngày 01/01/2024, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế chủ trì và phối hợp với Cảng vụ Hàng không Miền Trung tại Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài và Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tại Huế tổ chức “Chương trình chào đón khách du lịch đầu tiên đến Thừa Thiên Huế bằng đường hàng không năm 2024”. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Sáng 1.1, Ban tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái hiện lễ Ban sóc triều Nguyễn tại quảng trường Ngọ Môn - Huế và công bố chương trình Festival Huế 2024.
Chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2024 sẽ diễn ra từ 20 giờ 00 ngày 31/12/2023 đến 00 giờ 30 ngày 01/01/2024 tại Ngã 6 đường Hùng Vương, thành phố Huế với chương trình nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn.
Chiều 27-12, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, TP.Huế) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề "Hoàn gia lý".
Chiều 27/12, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, TP. Huế, Ban tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” đã thông tin đến các cơ quan báo chí một số nội dung về Hội thảo.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Trong những năm qua, trước những thực tế an ninh trật tự ngày càng phức tạp đang diễn diễn ra, Ban Chỉ huy Công an xã Thủy Phù chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác vận động người dân tham gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, đồng thời đơn vị đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tích cực giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn thuộc thẩm quyền công an xã. Có thể nói, Công an xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế là điểm sáng của mô hình công an xã chính quy, họ xứng đáng là những người hết lòng, tận tùy vì bình yên cuộc sống hôm nay.
Sáng ngày 27/12, Liên Hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Tôn vinh văn nghệ sĩ và Trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2023.
Sáng 26/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề "Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - Giá trị, thách thức và định hướng bảo tồn, phát huy".
Chiều 21/12, tại Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế). Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã tổ chức Triển lãm ảnh Văn hóa nghệ thuật các nước ASEAN năm 2023.
Vừa qua, trang web Taste Atlas chuyên về ẩm thực nổi tiếng thế giới đã công bố danh sách "Những thành phố có đồ ăn ngon nhất thế giới 2023 - Best Food Cities in the World" nhằm vinh danh nền ẩm thực địa phương của các điểm đến. Thành phố Huế vinh dự được đánh giá xếp hạng thứ 28 trong các thành phố có các món ăn ngon trên thế giới.
Tối 16/12, tại Nhà Kèn Huế, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình ca nhạc "Tác phẩm mới 2023".
Tối ngày 15/12, tại Phủ Nội Vụ Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế tổ chức Chương trình nghệ thuật "Tình Huế ngày đông". Đây là sự kiện khép lại Festival Huế mùa đông 2023.
Sáng ngày 15/12, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Khai mạc trưng bày, triển lãm tư liệu Hán - Nôm năm 2023.
Sáng ngày 14/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Khai mạc Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2023 với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy liên kết vùng”.
Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Mùa lễ Giáng Sinh năm 2023 và năm mới 2024, sáng nay 14/12, Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm, chúc mừng Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế.
Chiều ngày 12/12, tại Tạp chí Sông Hương, Ban Sơ khảo đã có cuộc họp tổng kết vòng Sơ khảo cuộc thi “Thơ Huế 2023”.
Tối 12/12, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật “Huế by light - The live show”.