CHÂU THU HÀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tinh hoa và cốt cách của Người là nguồn cảm hứng vô tận cho văn nghệ sĩ, nhà báo.
Ảnh: internet
Sự sáng tạo của các văn nghệ sĩ, nhà báo đã xây dựng nên hình tượng đẹp về Người, đó chính là biểu tượng của ý chí, của niềm tin, của tình thương bao la. Không chỉ văn nghệ sĩ trong nước mà còn nhiều nghệ sĩ quốc tế đã có những tác phẩm xuất sắc ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Người là “hiện thân của một nền văn hóa tương lai”.
Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI), Quy chế số 05-QC/BTGTW ngày 1/10/2013 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Công văn số 6204-CV/ BTGTW ngày 5/5/2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Kế hoạch số 56-KH/BTGTU về hướng dẫn xét chọn, khen thưởng các tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giai đoạn 2011 - 2015 (đợt 2), nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Người.
Thừa Thiên Huế tự hào là nơi ghi dấu chân của Người trong 10 năm thời niên thiếu, cũng từ đó, tính cách Huế, văn hóa Huế đã thấm đẫm trong tâm hồn Bác, trở thành một nhân tố quan trọng trong việc hình thành lòng yêu nước của Người sau này.
Chính vì vậy, ngay khi Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí viết về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn tỉnh, đã có hàng trăm tác phẩm dự thi với nhiều đề tài phong phú và đa dạng. Các tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí đã tập trung phản ánh làm rõ hơn tư tưởng, đạo đức của Bác, góp phần khẳng định nội dung, ý nghĩa sâu sắc của Cuộc vận động. Nhiều tác phẩm đã chú ý khai thác, biểu dương người tốt, việc tốt, góp phần tích cực nâng cao đạo đức cách mạng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Qua 3 năm triển khai thực hiện (2011 - 2014), nhận thức về mục đích, ý nghĩa của giới văn nghệ sĩ và những người làm báo trong tỉnh được nâng lên, đã có nhiều tác phẩm tốt, chất lượng cao. Mỗi năm, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà báo tỉnh nhận được rất nhiều tác phẩm của các hội viên, văn nghệ sĩ, nhà báo trong tỉnh gửi về.
Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã phát động hội viên hưởng ứng tham gia bằng nhiều hình thức như tổ chức các trại sáng tác, đi thực tế, triển lãm, hội thảo chuyên đề… Quá trình tham gia xét giải, đã có 32 tác phẩm được giới thiệu và Liên hiệp các Hội VHNT đã tuyển chọn được 14 tác phẩm, công trình có chất lượng gửi xét thưởng ở cấp tỉnh gồm: 4 tác phẩm âm nhạc, 1 mỹ thuật, 4 tác phẩm văn học, 3 tác phẩm ảnh, 1 tác phẩm sân khấu, 1 tác phẩm văn nghệ dân gian, và 1 cá nhân có thành tích xuất sắc.
Hội Nhà báo tỉnh đã tích cực chỉ đạo các chi hội trực thuộc hưởng ứng, tham gia sáng tác, quảng bá và tiến hành tuyển chọn 14 tác phẩm báo chí xuất sắc. Trong 3 năm qua, đã có trên 2000 tin, bài, mẩu chuyện, hồi ký, ghi chép… được đăng tải ở các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức nhiều đợt đi thực tế, mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho hội viên theo chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; trích 20% kinh phí từ nguồn hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao của Nhà nước để đầu tư trực tiếp cho những tác phẩm báo chí có nhiều sáng tạo mang lại cảm xúc và ý nghĩa sâu sắc cho người đọc, người xem.
Qua các tác phẩm dự xét thưởng, có thể thấy, sự lao động, sáng tạo được các văn nghệ sĩ, nhà báo tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ để tạo nên những tác phẩm có giá trị, góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, giới thiệu và phát hiện những nhân tố tích cực, đem lại lợi ích cho xã hội và sự phát triển của quê hương, đất nước, lay động lòng người một cách chân thực. Bằng tấm lòng thành kính của mình đối với Bác kính yêu, các hội viên đã tìm tòi, đổi mới tư duy sáng tác, khắc họa sâu đậm hình tượng Bác Hồ trong mỗi tác phẩm của mình.
Để xây dựng những tác phẩm VHNT, báo chí thể hiện hình tượng Bác Hồ có chiều sâu tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao, đòi hỏi có sự tìm tòi, sáng tạo, cách tiếp cận vấn đề mới của mỗi tác giả. Với những thành công ban đầu, các hội viên thông qua tác phẩm của mình, tuyên truyền giáo dục nhân dân học tập và làm theo tấm gương của Bác, đóng góp sức lực, trí tuệ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước
Bên cạnh những nỗ lực và kết quả đã đạt được, việc khen thưởng chỉ mới dừng lại ở hội viên các hội chuyên ngành, những người làm báo chuyên nghiệp, chưa mở rộng đến được đội ngũ cộng tác viên và cán bộ nhân dân có tham gia sáng tạo tác phẩm VHNT, báo chí. Hoạt động sáng tác, quảng bá nói chung và các tác phẩm chất lượng cao nói riêng cần được đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi hơn, không chỉ dừng lại ở dịp trao giải thưởng.
Ban Sơ khảo cấp tỉnh xét thưởng các tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tuyển chọn được 2 tác phẩm đạt giải A, 3 tác phẩm đạt giải B, 6 tác phẩm đạt giải C và 8 tác phẩm đạt giải khuyến khích trên các lĩnh vực văn học nghệ thuật và báo chí. Có 4 tập thể và 2 cá nhân được khen thưởng về những thành tích nổi bật trong hoạt động sáng tác, quảng bá đợt này. Tỉnh đã chọn 5 tác phẩm báo chí xuất sắc gửi về Hội Nhà báo Việt Nam, 5 tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc gửi về Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam để dự xét thưởng nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với lòng kính yêu, sự biết ơn vô hạn đối với Bác, các văn nghệ sĩ, đội ngũ báo chí và nhân dân Thừa Thiên Huế trong thời gian tới sẽ tiếp tục có nhiều tác phẩm giá trị. Đó sẽ là các tác phẩm đạt chất lượng cao về nội dung và nghệ thuật, sâu sát thực tiễn; góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tư tưởng, đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế, quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước, con người xứ Huế.
C.T.H
(SH315/05-15)
ĐỖ NGỌC YÊN…Thơ Hoàng Trần Cương là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những chất liệu, hình ảnh và ngôn ngữ của đời sống, với sự đào sâu những suy tư, khát vọng sống của con người và một vùng quê mà anh đã nặng nghĩa sinh thành...
THỦY THANHCơn đại hồng thủy đầu tháng 11 năm 1999 được coi như "bản tổng kết thủy tặc" đầy bi tráng của thiên nhiên trong thế kỷ 20 đối với mảnh đất Thừa Thiên Huế. Nó đã gây ra nỗi kinh hoàng, đau thương, mất mát to lớn và cũng để lại không ít những hệ lụy nặng nề cho con người ở nơi đây. Và cũng chính nó - cơn lũ chưa từng có này - đã đi vào lịch sử.
BẾ KIẾN QUỐCNăm ấy, vào quãng mùa hè 1982, khi đang trực Ban văn xuôi của báo Văn Nghệ, tôi nhận được một bản thảo truyện ngắn kèm theo lời nhắn: “ Cái truyện này rất quan trọng đối với tôi. Rất mong được tòa soạn đọc kỹ và cho ý kiến. Mấy hôm nữa tôi sẽ quay lại”.
THÁI DOÃN HIỂUNgô Văn Phú là thi sĩ của đồng quê. Anh có thể viết nhiều đề tài như xây dựng, chiến tranh, lịch sử, tình yêu..., nhưng như lá rụng về cội, ngược về nguồn, Ngô Văn Phú trở lại nơi làng quê yêu dấu với một tình yêu bẩm sinh, yêu đến tận cùng gốc rễ như Nêruđa đã viết.
MAI VĂN HOANTrong số bạn bè cùng lứa thì Ngô Minh bước vào làng thơ muộn màng hơn cả. Nếu Lâm Thị Mỹ Dạ được chú ý ngay khi còn ngồi trên nghế nhà trường, Hải Kỳ có thơ in trên báo Văn nghệ những năm 69,70 thì Ngô Minh vẫn chưa hề có ai hay biết.
HOÀNG VŨ THUẬTCó những bài thơ đọc lên và bắt gặp ngay cái đẹp trong từng câu chữ. Lại có những bài thơ đọc đi đọc lại thấy hay mà không dễ gì tìm thấy ngay được. Nó như vẻ đẹp của người con gái có duyên thằm. Cái đẹp thầm kín, ẩn náu.
HOÀNG VŨ THUẬTTrong một bài thơ viết trên giường bệnh, trước khi mất vài hôm Thanh Hải tâm sự: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập trong hòa ca Một nốt trầm xao xuyến (Mùa xuân nho nhỏ)
Tiểu thuyết "Vạn Xuân" (Dix mille Printemps) của nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray viết về cuộc đời Nguyễn Trãi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dày trên 1200 trang, do Nguyễn Khắc Dương và một số cộng tác viên dịch, do Nhà xuất bản Văn học in năm 1997 đã được độc giả Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.
PHAN VĂN CÁCTuy Lí Vương Nguyễn Miên Trinh (1820- 1897) là con thứ 11 vua Minh Mệnh triều Nguyễn, tự là Khôn Chương, lại có tự là Quý Trọng, hiệu là Tĩnh Phố (tên ngôi vườn ông ở) lại có hiệu là Vi Dã. Tuy Lí Vương là tước phong cuối cùng của ông (trước đó từng có tước Tuy Quốc công năm 19 tuổi).
HOÀNG CẦM(Lời Bạt cho tập thơ ĐÓA TẦM XUÂN của Trịnh Thanh Sơn - Nhà Xuất bản Văn học 1999)
NGUYỄN KHẮC PHÊTác phẩm đầu tay của tôi - tập ký sự “Vì sự sống con đường” (NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1968) viết về những đồng đội của tôi trong cuộc chiến đấu anh hùng bảo vệ tuyến đường 12A lên đèo Mụ Dạ, một đoạn đường trọng yếu trong hệ thống đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1965-1966, được xuất bản năm 1968, nhưng bài viết đầu tiên của tôi được in trên báo chí khi tôi vừa tròn 20 tuổi và đang học tại Hà Nội.
Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Anh sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà thơ mất ngày 15 tháng 12 năm 1980, tại thành phố Huế.
LÊ VĂN DƯƠNG1. Quý II năm 2005, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh phát hành, nói đúng ra là tái bản lần thứ nhất cuốn Tản mạn nhớ và quên của Nguyên Ngọc. Cuốn sách dày 560 trang, tập hợp 15 bài viết của tác giả ở những thời điểm khác nhau nhưng đa phần là vào những năm 90 của thế kỷ XX và một vài năm mở đầu thế kỷ XXI.
PHAN CHÍNSau khi làm tròn vai một nhà chính trị, không giống như nhiều người khác, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm rời Thủ đô Hà Nội về Huế sinh sống.
NGUYỄN THỊ KIM THANH(Nhân đọc Tập thơ Ngày đầu tiên của Trần Hữu Lục - NXB Hội Nhà Văn, 01-2010)
HOÀNG NHƯ MAI - NGUYỄN VĂN HẤN Cùng với những tập quán cổ truyền ngày Tết dân tộc, từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nhân dân ta đã có thêm một tập quán quý báu nữa: đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ.
NGÔ MINHTôi đọc và để ý đến thơ Đông Hà khi chị còn là sinh viên khoa văn Trường Đại học Sư phạm Huế. Thế hệ này có rất nhiều nữ sinh làm thơ gây được sự chú ý của bạn đọc ở Huế và miền Trung như Lê Thị Mỹ Ý, Nguyễn Thanh Thảo, Huỳnh Diễm Diễm.v.v... Trong đó có ấn tượng đối với tôi hơn cả là thơ Đông Hà.
NGUYỄN ANH TUẤNKhông gian trữ tình không là một địa danh cụ thể. Mặc dù có một “thôn Vĩ” luôn hiện hữu hết sức thơ mộng trên toàn đồ trực diện thẩm mỹ của bài thơ, với những màu sắc, hình ảnh, đường nét:…
KHÁNH PHƯƠNGNhân cách văn hóa của nhà văn có thể được biểu hiện bằng những hành động, thái độ trong đời sống, nhưng quan trọng hơn, nó chi phối nhân cách sáng tạo của nhà văn.
HỒNG DIỆUTrương Mỹ Dung đời Đường (Trung Quốc) có một bài thơ tình yêu không đề, được nhiều nhà thơ Việt Nam chú ý.