Chiều ngày 6/4, tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dự đón đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương đến tham dự Lễ khởi khởi công Dự án Đầu tư xây dựng bến Tổng hợp - container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
Nghi thức nhấn nút khởi công dự án
Tham dự buổi lễ về phía lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế có Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND – UBND – UBMTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành đóng trên địa bàn.
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, Cảng Chân Mây đã vượt công suất thiết kế 50% (năng lực thiết kế 4,0 triệu tấn/năm nhưng thực tế khai thác 6 triệu tấn/năm). Với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 25%, theo dự báo và quy hoạch đến năm 2025, phải phát triển từ 05 cầu cảng đến 07 cầu cảng với tổng chiều đến 1.930m, năng lực thông qua từ 7,50 triệu tấn đến 13,8 triệu tấn.
Do vậy, việc đầu tư xây dựng Bến số 4 và số 5 Cảng Vsico Chân Mây là hết sức cấp thiết và là bước chuẩn bị kịp thời để đón đầu cơ hội, tiếp nhận lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ngày càng gia tăng trong các năm tiếp theo.
Đây là công trình huy động, sử dụng vốn ngoài ngân sách, do Công ty Cổ phần Hàng hải Vsico làm Chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 1.678 tỷ đồng; xây dựng 02 cầu cảng liên hoàn dài 540m, đảm bảo khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp đến 70.000 DWT, tàu container đến 4.000 TEU.
![]() |
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính trao đổi với lãnh đạo tỉnh về hiệu quả dự án |
Với tiềm năng, lợi thế, hạ tầng sẵn có như đã nêu trên; sau khi hoàn thành Bến số 4 và số 5 sẽ nâng tổng chiều dài các cầu cảng lên 1.450m; cùng với việc hoàn thành giai đoạn 2 Đê chắn sóng Cảng Chân Mây với chiều dài 750m; sẽ đảm bảo các điều kiện để tiếp nhận đồng thời các loại tàu hàng, tàu container, tàu khách cỡ lớn và hiện đại trên thế giới, tăng thời gian khai thác tàu trong năm (kể cả mùa mưa); tạo động lực và khí thế mới cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cho biết, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung đầu tư, đưa vào khai thác nhiều công trình, dự án quan trọng, phát huy hiệu quả, có sức lan toả, phát triển liên vùng.
Đối với Cảng Chân Mây, thuộc khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, có vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng, là Cảng biển tổng hợp Quốc gia, đầu mối khu vực và là Cảng nước sâu, điểm cuối tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Cảng nằm giữa tuyến hàng hải kết nối Singapore và Hongkong (Trung Quốc); Được Hiệp hội Du thuyền Quốc tế khu vực Châu Á lựa chọn là một trong 46 Cảng dừng chân ở khu vực Đông Nam Á;...; có khả năng tiếp nhận đồng thời các loại tàu cỡ lớn và hiện đại của thế giới; phục vụ chuyển tiếp hàng quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan, có vai trò điều phối hàng hóa trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Là Cảng biển hội đủ các điều kiện, tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh phát biểu tại buổi lễ |
Xác định Dự án Đầu tư xây dựng bến Tổng hợp - container số 4 và số 5 cảng Chân Mây là công trình trọng điểm có ý nghĩa quạn trọng của Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đề nghị Chủ đầu tư, các Nhà thầu tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, tổ chức thi công bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn cảnh quan, môi trường công trình và cộng đồng dân cư khu vực bị tác động bởi Dự án.
Đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh tiếp tục đồng hành, phối hợp chặt chẽ với Nhà đầu tư trong quá trình triển khai các bước tiếp theo, đảm bảo hoàn thành, đưa dự án vào khai thác đúng tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.
![]() |
Thủ tướng tặng quà cho cán bộ, nhân viên, người lao động đang làm việc tại dự án |
Theo thuathienhue.gov.vn
Tối ngày 29/9, tại hội trường Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế Trung tâm Hỗ trợ sáng tác - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Bế mạc trại sáng tác Âm nhạc “Huế Xưa và Nay”.
- Bác Hồ với điện ảnh Việt Nam - TRỌNG NGUYỄN
- Tương lai đô thị Huế - LÊ VĂN LÂN
+ “Đô thị Huế”. Ảnh HẢI PHONG
Sáng 19/9, tại thành phố Đà Lạt, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã tổ chức Hội nghị tập huấn tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam".
Sáng ngày 23/9, tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA).
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:
Ngày 22/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị tổ chức chương trình Liên hoan “Vui Tết Trung thu cùng nghệ thuật Điềm Phùng Thị”.
Sáng 22/9, tại khách sạn Hương Giang, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương đồng tổ chức họp báo Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA).
Sáng 21/9, tại nhà hát Ca kịch Huế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu tại Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 âm lịch).
Theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Trần Đại Quang, sinh năm 1956, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng đã không qua khỏi.
Tối 19/9, tại Bia Quốc Học, TP. Huế, Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế đã tổ chức “Ngày Hội Lân Huế năm 2018”. Đây là sự kiện về Lân đầu tiên được tổ chức tại Huế góp phần quảng bá vẻ đẹp của vùng đất Cố đô.
Chiều 18/9, tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Thời gian – Khoảnh khắc”. Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (18/9/1945 – 18/9/2018).
Sáng 17/9, Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Khai mạc và trao giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Bắc Trung Bộ lần thứ XXV - 2018.
Chiều ngày 13/9, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức giới thiệu tác phẩm Đạp xe ra ngoại ô của nhà thơ Từ Hoài Tấn.
Sáng ngày 13/9, Hội khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Thừa thiên Huế - Những minh chứng lịch sử. Đến dự có ông Nguyễn Dung – Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 7/9, Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tổ chức lễ gặp mặt kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993-2018), 15 năm Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại (2003-2018).
Sáng ngày 7/9 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc Triển lãm “Rồng- Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”.
Sáng ngày 7/9, tại Sân điện Kiến Trung, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức trưng bày giới thiệu Dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung”.
Kể từ ngày 05/9/2018, quy định thời giờ làm việc hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh các cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
Dấu ấn thời khắc lịch sử qua Tuần lễ Vàng năm 1945 lần đầu tiên được chuyển thể qua kịch bản Tuồng, đã làm nổi bật ý nghĩa cộng sinh “dân với nước”, làm nổi bật tính nhân văn của Hồ Chủ tịch giữa cuộc chuyển giao của chế độ phong kiến ở nước ta cho Chính phủ Lâm thời. Sông Hương trích đăng 2 cảnh trong kịch bản tuồng lịch sử mang tính văn học này.
Sáng 31/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra Lễ trao tặng và tiếp nhận tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.