Thử phiên âm Hán Việt cho chữ Festival

09:20 21/08/2009
ANH DŨNGLTS:  Kết hợp tin học với Hán Nôm là việc làm khó, càng khó hơn đối với Phan Anh Dũng - một người bị khuyết tật khiếm thính do tai nạn từ thuở còn bé thơ. Bằng nghị lực và trí tuệ, anh đã theo học, tốt nghiệp cử nhân vật lý lý thuyết trường Đại học Khoa học Huế và thành công trong việc nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh bộ Phần mềm Hán Nôm độc lập, được giải thưởng trong cuộc thi trí tuệ Việt Nam năm 2001.Sông Hương xin giới thiệu anh với tư cách là một công tác viên mới.



T
rên tạp chí Sông Hương đạo điễn Đặng Nhật Minh từng có bài nhận xét chữ Festival đã đi vào ngôn từ của quần chúng, thể hiện được nét riêng của Huế, chẳng còn ai nghĩ tới chuyện thay đổi nó... Thực tế nếu dịch nó ra tiếng Việt thấy khá vướng víu, nhưng nếu không dịch mà thử phiên âm bằng âm Hán Việt thì sao? Festival đợt trước (năm 2002), nhân một lúc cao hứng tôi có sáng tác một bài từ chào mừng phỏng theo điệu Phá Trận Tử, và định đánh bằng chữ Nôm, nhưng kẹt chữ Festival không biết nên viết thế nào, loay hoay một hồi bèn quyết định bịa ra 3 chữ Phát Trì Huân, đọc lên có vẻ cũng xuôi xuôi. Trì huân là hai thứ sáo, Kinh Thi rằng: "Bá thị xuy huân, trọng thị xuy trì" là chỉ cảnh anh em hoà mục, cũng để chỉ cảnh thái bình... nên về ngữ nghĩa cũng tạm được.

Xin gởi Sông Hương cả bài từ đó, dù cảm thấy nó hơi khuôn sáo:

CHÀO MỪNG HỘI
"PHÁT TRÌ HUÂN"
(Festival)

Hương Giang vào mùa nước lặng
Ngự Bình thông lại lên xanh
Lăng tẩm đền đài tu sửa khắp
Phố xá cầu đường xây dựng nhanh
Xuân lại về cố kinh...
Chợt thấy cành non lá biếc
Đâu đây đàn trống ca thanh
Đã hẳn nghìn năm văn hiến nước
Mở cửa năm châu hội thái ninh
Nhớ vết đạn lưng thành
.




(184/06-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ TẤN ĐẠT

    (Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)

  • VƯƠNG TRỌNG  

    Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.

  • (Một đôi chỗ cần lưu ý)

    CHU TRỌNG HUYẾN

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)


  • Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.

  • ĐỖ LAI THÚY
     

    Khi mọi thần thoại gãy đổ,
    thơ chính là nơi thần linh trú ngụ.

                (Saint John Perse)
    Tôi không tiến đi đâu cả,
    Tôi là hiện tại.

                (Pablo Picasso)

     

  • TRẦN THÙY MAI    

    (Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

  • HỒ THẾ HÀ

    Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng: 

  • UÔNG TRIỀU  

    Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.

  • Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Rừng sâu có trước các dân tộc,
    sa mạc đến sau con người

                (F.R.de Chateaubriand)

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 

    Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

  • VŨ THÀNH SƠN   

    Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.

  • THÚY HẰNG  

    Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH 

    Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng. 

  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.

  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)