Thư của Tagore gửi bạn thơ xứ hoa Tuy líp

14:29 23/05/2011
NGUYỄN THI VÂN Kỷ niệm 150 năm ngày sinh Tagore Trong quá trình tìm kiếm các bản dịch tiếng Hà Lan của đại thi hào Rabindranath Tagore (1861-1941) trong những năm làm việc tại Hà Lan, nghiên cứu gia Liesbeth Meyer đã phát hiện một số thư trao đổi giữa Tagore với Frederik van Eeden (1860-1932) một trong những người Hà Lan đầu tiên đã giới thiệu thơ Tagore đến với xứ xở hoa tuy líp.

Chân dung thi hào Tagore

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if !mso]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Frederik van Eeden là một bác sỹ trẻ chuyên ngành tâm thần học song cũng sáng tác nhiều bài thơ xuất sắc trong những năm 1880-1890. Ông yêu thiên nhiên, thi ca và là người cực kỳ hâm mộ Rabindranath Tagore. Diễm phúc cho ông, năm 1920, ông được gặp đại thi hào khi Tagore viếng thăm Hà Lan. Van Eeden đã viết trong nhật ký về kỷ niệm đẹp đẽ đó: “Chủ Nhật 19 Tháng 9. Tôi đã gặp Tagore. Tôi chờ đợi ông ở nhà ga đường sắt. Điều đầu tiên tôi nhận ra ông là mái tóc xám phía bên trong toa tàu. Và có vẻ ông cũng nhận ra tôi. Ông mặc bộ quần áo xám, choàng chiếc áo khoác xanh và đội chiếc mũ đen. Giọng nói của ông mềm mại, cử chỉ chăm chú lắng nghe khiến tôi cảm nhận đang có một cái gì đó lây lan trong người. Đó chính là sự ảnh hưởng từ ông, với khí chất mạnh mẽ tinh khiết và thanh thản lạ lùng. Như thể bao quanh ông là một bầu không khí trong lành, tinh khôi và khỏe khoắn. Ở bên ông, tôi thấy mình chỉ như là một cậu bé đường phố, với chiếc quần tây quê kệch và đôi giày đỏ ngớ ngẩn. Người soát vé vốn quen biết tôi, hỏi: “Đây có phải là một người hết sức đặc biệt không?” - “Có”- tôi nói - “Đang hiện diện nơi đây một trí tuệ cao vọi”. Quả nhiên mọi người dành tình cảm tôn trọng cho Tagore. Ông quả như vầng mây sáng trên bầu trời”.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Bìa cuốn Gitanjali do Eeden dịch
Năm 1913, Frederik van Eeden hoàn tất bản dịch Gitanjali (ở Việt Nam được dịch là Thơ Dâng hoặc Lời Dâng) đầu tiên và nó được tái bản nhiều lần vào các năm 1914, 1917, 1919, 1920, 1933, 1950, 1957, 1973, và 1976. Gitanjali được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của Tagore, đã được giải Nobel và được chuyển ngữ sang nhiều ngôn ngữ trên thế giới, điều đó không có gì ngạc nhiên. Năm 1963, trong một cuốn sách, tiến sỹ HW van Tricht cho rằng các bản dịch được xuất bản dưới tên của Frederik van Eeden không phải tất cả là của riêng ông. Một vài trợ lý đã giúp Eeden dịch thơ Tagorre. Tiến sỹ Van Tricht đã nghiên cứu nghiêm túc và đưa ra kết luận là Gitanjali (1913), The Crescent Moon (1917), The Gardener (1919) và Kabir (1916) đã được Van Eeden chuyển ngữ một mình. Các bản dịch Chitra (1918), Home and the World (1921), Sadhana (1918) và The Fugitive (1923) đã được thực hiện với sự trợ giúp của các nhân viên. Đối với Frederik Van Eeden, cho đến cuối đời ông vẫn thất vọng do độc giả đã không hiểu hết những gì ông đã làm, tuy người ta vẫn xem ông là một trong những tác giả quan trọng.

Nhiều người ở Hà Lan đã cất công chuyển ngữ và viết về Tagore. Năm 1920, tiến sĩ A. Klaver xuất bản hai cuốn sách về Tagore. Một cuốn sách ngắn về Tagore và các bạn đồng nghiệp của ông, mô tả tầm nhìn của họ và ý tưởng về tôn giáo phương Đông, và cuốn khác tiết lộ một số sự kiện liên quan đến sự giáo dục của Tagore và nền tảng tôn giáo. Tuy nhiên, cả hai đều viết vụng về, khô cứng rất khó đọc. Trước đó, Noto Soeroto viết tiểu sử Rabindranath Tagore vào năm 1916. Hen ry Borel (1869-1933), R. van Brakell Buys, Chitra Gajadin, B. Dhawale, Henriette Roland Holst, Titia Jelgersma... cũng đã lần lượt dịch Tagore. Về sau, năm 1984, một nhà văn người Bỉ tên là Wilfred Gepts cũng công bố bản dịch mới và năm 2000, nhà văn Bỉ Jan Gysen cũng đã dịch nó. Bản dịch đầu tiên của Gitanjali thực hiện bởi Frederik van Eeden được chuyển ngữ bằng ngôn ngữ Hà Lan cổ xưa và đó là lý do nhiều người khác sau này đã dịch Gitanjali theo phong cách riêng của họ. Tuy nhiên, nhiều trong số các bản dịch thơ Tagore đều tỏ ra không gần với bản gốc.

Trở lại năm 1920, khi Tagore sang thăm Hà Lan, ông cũng đã gặp ông A.A. Bake, một chuyên gia âm nhạc Ấn Độ. Bake sau đó cũng đã dịch Tagore. Năm 1930, Bake cũng gặp lại Tagore khi nghiên cứu âm nhạc Ấn Độ tại Đại học Visvabharati và bắt đầu phổ biến âm nhạc của Tagore. Điều này dẫn đến cuộc triển lãm tại The Musee Guimet ở Paris. Năm 1958, R. van Brakell Buys, Cornelia Bake - Timmers và Tarapada Mukherji xuất bản một bộ sưu tập các tác phẩm của Tagore. Năm 1961 một phiên bản đặc biệt mang tên Tagore 1861-1961 đã được xuất bản do Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Lan ấn hành để tưởng nhớ Tagore. Các cuốn sách gần đây về Tagore là: Tagore và di chúc do Indu Dutt dịch năm 1989, Thơ Tagore tuyển chọn do Koen Stassijns và Ivo van Strijten biên soạn trên cơ sở các bài thơ dịch chọn lọc của William Radice (1985), của Dyson Kushari Ketaki (1991)...

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Frederik van Eeden
Như vậy, thơ Tagore đã rất được phổ biến qua nhiều thế hệ tại Hà Lan. Nhưng câu chuyện đáng nói của bài viết này lại nằm ở sự phát hiện của Liesbeth Meyer. Ông kể: Tình cờ mua một cuốn sách nhỏ về Mahatma Gandhi và bạn bè, ông bắt gặp Rabindranath Tagore ở đó và sau đó, tiếp tục tìm đọc Tagore trên internet. - “Trong khi đọc một số bản dịch tiếng Hà Lan tuyệt vời, tôi cảm thấy như thể tôi đã về ngôi nhà trong thế giới tình cảm của tôi”. Meyer nhớ lại. Ông trở thành người hâm mộ Tagore và cũng bắt đầu để ý đến Frederik van Eeden. Sau đó Meyer phát hiện ra các bản sao của bức thư bằng văn bản của ông Tagore. Những bản sao được lưu trữ tại Đại học Amsterdam. Trong đó có một số lá thư Tagore viết cho Frederik van Eeden, một trong những người đầu tiên dịch thơ Tagore sang tiếng Hà Lan thành công. Dưới đây là nội dung một số bức thư được lược dịch trước khi Tagorre đến Hà Lan, nó cho thấy Tagore thật nồng nàn trong tình bạn, là nhà dân tộc chủ nghĩa yêu chuộng hòa bình và chán ghét những kẻ lợi dụng thành quả khoa học để gây nên áp bức:

 “09 Tháng Tám 1913

Thưa bạn. Tôi đang thu xếp để xuất bản cuốn sách tiếp theo gom từ các bài thơ và bài giảng của tôi. Điều này ám ảnh tôi lúc đang ở Anh. Tôi có một mong muốn lớn là đi du lịch qua các nước lục địa và thực hiện các chuyến thăm qua những vùng tôi đã đọc qua sách vở. Nhưng tôi không chắc bao giờ có thể thực hiện. Với tôi, đi du lịch sang nước của bạn là quá xa xỉ so với khả năng tài chính của tôi.

Hãy tin tôi, bạn của tôi ạ, trái tim tôi đang bay ra ngoài để đến với bạn, nhưng tôi đã im lặng. Tôi đã nói chuyện với bạn bằng thứ ngôn ngữ không chỉ của riêng tôi. Điều tốt nhất mà tôi có thể có trong tâm hồn tôi, là đưa tất cả âm vọng của ngôn ngữ vào trong câu hát. Nhưng tôi cũng không thể nói rằng tôi đã làm nên chúng, mà chúng đã tự đi ra khỏi chính nó. Các ngôn từ của tôi đã tự phô bày vẻ đẹp và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của tôi. Tôi thường nghĩ và cảm thấy rằng tôi giống như một cây sáo - không thể dùng cây sáo để nói chuyện, nhưng có thể dùng nó để tấu lên những giai điệu. Tôi chắc chắn rằng bạn đã nhìn thấy tôi trong cuốn sách của tôi, và bản thân tôi khó đáp ứng khả năng xuyến thấu của bạn. Tôi như ngọn đèn trong bóng tối, chỉ có ngọn lửa là cất lên những ngôn ngữ.

Tôi biết tôi đã không đáp ứng yêu cầu của nhiều bạn bè, nhưng tôi luôn nghĩ đến họ với lòng biết ơn và tình yêu của tôi qua những câu thơ hàng ngày tôi viết.

Người bạn rất chân thành.


Rabindranath Tagore”.

...

“Shanti Niketan - Bolpur - 12 Tháng 12, 1913

Bạn thân mến. Tôi nghĩ phải dành thời gian để gửi thư cho bạn mặc dù tôi đang khoác trên mình một danh dự đột ngột đã rơi vào tôi. Tôi biết mình chưa từng trải qua thời kỳ nào như thế này và nó đang không cho tôi một khoảnh khắc yên bình nào. Tôi đang bay bổng và cũng đang khao khát để có thể trở lại sự yên bình vốn có của tôi. Việc không tiếp xúc thế giới bên ngoài hiện nay của tôi là không hợp lý bởi đám đông hiếu kỳ đang khuấy động xung quanh, buộc tôi phải có những hành vi tương ứng. Tuy nhiên tôi không thể phủ nhận rằng việc nhận được giải thưởng Nobel là một điều tuyệt vời. Đây là cái bắt tay cảm thông của phương Đông và phương Tây trên khắp mọi nơi, như thể đã bắt đầu tuyên bố về sự đồng nhất của nhân loại.

Tôi đang háo hức chờ đợi bản dịch của bạn, của Gitanjali mặc dù tôi đã không có thời gian để đọc văn bản của bạn.

Với tình yêu dành cho bạn

Rabindranath Tagore

...

“Shanti Niketan - Ngày 19 Tháng 11 năm 1919

Bạn tôi thân mến. Thật sự là niềm vui lớn khi được tin từ bạn sau một khoảng dài. Tôi thường nhớ về bạn và ấp ủ mong muốn được gặp bạn khi tôi tới thăm châu Âu. Nhưng tôi không biết khi nào sẽ đi được, vì tôi không thể rời Ấn Độ hiện nay khi nỗi đau khổ đã lan rộng trên tất cả các lục địa của trái đất.

Kinh nghiệm cá nhân của tôi là châu Âu ngày nay, tồn tại những hạn chế như nó đang như thế, nhắc nhở chúng ta về một cậu bé không quên thời điểm tuýt còi cho khoa học nghiên cứu sản xuất một loại đồ chơi. Người nơi lục địa của ông có sức mạnh cầm nó để đàn áp, và đã có những người chỉ có thể chịu đựng đau khổ mà không thể trả đũa. Các khẩu súng máy đang trở nên nghiêm trọng trên chiến trường, dù bên ngoài nó như thể một món đồ chơi thông minh và xấu xí. Các thắc mắc trở nên ngớ ngẩn khi hệ quả vô tội của khoa học lại có yếu tố hài hước dành cho những người được miễn dịch mạnh mẽ không còn nỗi xấu hổ. Chúng như một năng lượng dư thừa có đủ mọi lý do can thiệp tạo nên những trạng thái lo lắng. Chúng tôi không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy những người đàn ông, vô cùng tự hào về nguồn lực khoa học mới đạt được của mình, từ đó thiết lập cuộc khủng bố chống lại một đám đông gồm phụ nữ và trẻ em. Điều đó quá mức không tương xứng với sự cần thiết, nhưng oái ăm thay lại phù hợp với niềm tự hào của sự ghê sợ.

Nó không phải là tinh thần thượng võ của châu Âu đã từng làm nên huyền thoại, nhưng dĩ nhiên phải có một nguyên nhân cho sự suy giảm đạo đức ngày càng tăng như vậy của nhân loại.

Trái tim tôi đã được trao cho bạn, bạn của tôi, vì tôi biết rằng bạn là một trong những người ở châu Âu có nhiệm vụ cao cả là tìm cách loại bỏ nguyên nhân đau đớn kia tận gốc.

Của bạn,

Rabindranath Tagore

...

“Shantiniketan - 01 Tháng 2 1920

Bạn thân mến. Bạn được quyền dịch và xuất bản bất kỳ phần nào các bức thư của tôi mà bạn thích. Tôi gửi cho bạn qua thư này một số tờ rơi, một trong số đó tôi đã viết khi tâm trí của tôi đã bị phân tâm với những gì đã xảy ra khi tôi ở Ấn Độ. Tôi chìm vào cảm giác tuyệt vọng tột cùng khi nhận ra châu Âu đang mang lại tai họa rất lớn cho phần còn lại của thế giới. Nó đang sử dụng mọi nguồn lực của khoa học để xúc phạm đến toàn thể nhân loại. Cậy vào trí tuệ của mình là trí tuệ của khoa học chứ không phải của tâm hồn, nó cho rằng chân lý tối thượng chỉ là một. Tất cả những việc làm của châu Âu và thói quen xấc xược của nó chắc chắn sẽ có ngày sự phẫn nộ sẽ trở lại phang vào chính bản thân nó. Gần đây, một món quà đã đến với chúng ta từ Anh trong hình dạng của dự luật cải cách với sự hứa hẹn của Chính phủ. Một dự luật không thể là món quà trừ khi trái tim cho là có, do đó, miễn là tâm lý của chúng tôi không thay đổi, tất cả ân huệ sẽ biến thành lời nguyền, dẫn đến đạo đức giả và khuyến khích bàn tay trái ăn cắp lại những gì bàn tay phải đã cho.

Của bạn,

Rabindranath Tagore

......

Và sau đó, là những bức thư từ Eeden đến Tagorre. Nó cho thấy cuộc gặp năm 1920 làm Van Eeden thất vọng, nhưng không vì thế mà ông không dịch tuyệt tác của Tagore sang tiếng Hà Lan. Và sau đó, họ đã vượt qua nhiều trở lực để vẫn là bạn bè của nhau, dành cho nhau những tình cảm chân thành, nồng nhiệt...

N.T.V
(267/5-11)








Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ GIA NINHNgày 10 tháng 10 năm 1955, Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bừng lên niềm vui, ngập trong cờ, hoa và nắng thu. Những chàng trai ngày “ra đi đầu không ngoảnh lại”, trải qua cuộc trường chinh ba ngàn ngày trở về trong niềm vui hân hoan và những dòng “nước mắt dành khi gặp mặt” (Nam Hà).

  • THANH TÙNGChống tham nhũng, đục khoét dân lành không chỉ là công việc của nhà chức trách mà còn ở tất cả mọi người dù ở chế độ xã hội nào. Các thi sĩ không chỉ làm thơ ca ngợi cuộc sống tình yêu, đất nước con người mà còn dùng ngọn bút thông qua nước thi phẩm của mình để lên án, vạch mặt bọn quan tham này.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNTrong lịch sử các nhà khoa bảng ở Việt , ít có gia đình nào cả ba ông cháu, cha con đều đỗ Trạng nguyên. Đó là gia đình Trạng nguyên Hồ Tông Thốc ở Kẻ Cuồi, Tam Công, Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊN1. Trước hết ta phải bàn với nhau về chữ hay, tức thế nào là một tác phẩm hay. Bởi cái hay không bất biến trong không gian và thời gian, nó vận động và biến đổi tùy theo hoàn cảnh, với những tiêu chí cụ thể khác nhau.

  • TRẦN HUYỀN SÂMRuồng bỏ - Disgrace (1) là một cuốn tiểu thuyết mang phong cách giản dị. Nhưng đó là sự giản dị của một bậc thầy về thể loại roman. Giới lý luận văn học và các chính trị gia phương Tây (2) đã đặt ra những câu hỏi có tính hoài nghi. Điều gì ở cuốn sách có độ trang khiêm tốn này đã mang lại giải Nobel cho Coetzee: Vấn đề kỹ thuật tiểu thuyết, nỗi điếm nhục về nhân cách con người, hay là bi kịch lịch sử hậu Apartheid?

  • NGUYỄN THÀNHLịch sử phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX đánh dấu bởi nhiều khuynh hướng phê bình hiện đại: phê bình ấn tượng, phê bình phân tâm học, phê bình xã hội học, phê bình mác xít, phê bình thi pháp học...

  • TRẦN LỘC HÙNG“NỒI HƠI NGUYÊN TỬ” NGĂN NGỪA THẾ CHIẾN THỨ BAChuyện kể rằng sau cuộc thử nghiệm thành công của trái bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1949, cha đẻ của nó - Igor Vaxilevich Kurchatov - đã khóc nức nở.

  • HÀ VĂN THỊNHSố 7 là một con số huyền thoại. Nếu như tính xuất xứ xa nhất, công đầu về việc “tìm ra” số 7, thuộc về người Ai Cập, cách nay ít nhất 5.000 năm. Khi hiểu được rõ ràng việc con sông Nil chia làm 7 nhánh trước lúc đổ ra Địa Trung Hải, người Ai Cập vận “lý” để tin là nó nhất định phải hàm chứa nghĩa bí ẩn nào đó phản ánh cái “tư tưởng” triết lý của Đấng Tạo hóa.

  • TRẦN VIẾT THIỆNNăm 1987, người ta từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến sững sờ trước sự trình làng của một cây bút đã vào độ tứ tuần. Tuổi bốn mươi lại là thời kỳ son sắt nhất của cây bút này, nói theo quan niệm của ông: “Đời viết văn cũng giống như đời người đàn bà”.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO - NGUYỄN ĐỨC TÙNG(Trích)...

  • TRẦN NGỌC CƯChúng ta thường nghĩ rằng ở trong mỗi tâm hồn Việt Nam đều có một thi sĩ, hay nói thế khác, người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong bầu khí văn hoá ra-ngõ-gặp-thi-nhân. Đầu đời là những câu ca dao mẹ hát ru con, cuối đời là câu kinh tiếng kệ, những lời nguyện cầu, đều là thơ cả.

  • PHẠM TUẤN ANHSau 1975, văn xuôi đóng vai trò chủ đạo trong vận động đổi mới của văn học Việt Nam. Vai trò cách tân của văn xuôi đã được khẳng định đồng thời với vị thế mới của cái hài. Cái hài, với tiếng cười hài hước (humor) phồn thực đã góp phần quan trọng trong quá trình giải thể ý thức “quần thể chính trị”, để văn học thoát khỏi cục diện nhất thể của cái cao cả, sáp tới cuộc sống muôn màu với những giá trị thẩm mĩ đa dạng.

  • TUẤN ANH“Ở đâu bản năng nghèo nàn, nhân cách cũng nghèo nàn” (Jean Lacroix)

  • NGUYỄN THẾNhững năm gần đây, vấn đề nghiên cứu về Truyện Kiều đã được các học giả Việt trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều cuộc trao đổi, thảo luận về Truyện Kiều được đưa ra trong các cuộc hội thảo chuyên ngành về ngôn ngữ, văn học và trên diễn đàn báo chí, Internet...

  • NGUYỄN VĂN HẠNHI. Có những quan niệm khác nhau về bản chất, chức năng của văn chương, và có những cách thức khác nhau trong sáng tạo và khám phá văn chương, tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích, trình độ, khuynh hướng nhận thức và hoạt động của con người trong lĩnh vực này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957-2007)

  • TÔN ÁI NHÂNThật ra, những điều mà nhà văn, Đại tá Tôn Ái Nhân nêu ra dưới đây không hoàn toàn mới so với “búa rìu dư luận” từng giáng xuống đầu các nhà văn đương đại. Và, bản thân chúng tôi cũng không hoàn toàn đồng tình với tất thảy những sự kiện (kể cả những vấn đề nhạy cảm) mà ông đã “diễn đạt” trong 14 trang bản thảo gửi tới Tòa soạn. Chính vì vậy, chúng tôi đã xin phép được cắt đi gần nửa dung lượng, để “THẤT TRẢM SỚ” NHÀ VĂN đến với bạn đọc một cách nhẹ nhàng hơn. Nhân đây cũng muốn gửi tới tác giả lời xin lỗi chân thành, nếu như lưỡi kéo của Sông Hương hơi “ngọt”.

  • NUNO JÚDICENhà thơ, nhà phê bình văn học Nuno Júdice (sinh 1949) là người gốc xứ Bồ Đào Nha. Ông có mối quan tâm đặc biệt đối với văn học hiên đại của Bồ Đào Nha và văn học thời Trung cổ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Là tác giả của khoảng 15 tuyển tập thơ và đã từng được trao tặng nhiều giải thưởng trong nước, ông cũng đồng thời là dịch giả và giảng viên đại học. Từ năm 1996, ông sáng lập và điều hành tạp chí thơ “Tabacaria” ở Lisbonne.

  • NGUYỄN VĂN DÂNNgười ta cho rằng tiểu thuyết có mầm mống từ thời cổ đại, với cuốn tiểu thuyết Satyricon của nhà văn La Mã Petronius Arbiter (thế kỷ I sau CN), và cuốn tiểu thuyết Biến dạng hay Con lừa vàng cũng của một nhà văn La Mã tên là Apuleius (thế kỷ II sau CN).

  • HẢI TRUNGSông chảy vào lòng nên Huế rất sâuBản hùng ca của dãy Trường Sơn đã phổ những nốt dịu dàng vào lòng Huế, Hương Giang trở thành một báu vật muôn đời mà tạo hóa đã kịp ban phát cho con người vùng đất này. Chính dòng Hương đã cưu mang vóc dáng và hình hài xứ Huế. Con sông này là lý do để tồn tại một đô thị từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và sau này là Kinh đô Huế, hình thành phát triển đã qua 700 năm lịch sử.