Thời thơ mới bàn về thơ mới

15:09 03/06/2008
Trong lời Nhỏ to... cuối sách Thi nhân Việt   (1942), Hoài Thanh - Hoài Chân viết:  “Tôi đã đọc một vạn bài thơ và trong số ấy có non một vạn bài dở. Nếu làm xong quyển sách này, mà không chê chán vì thơ, ấy là điều tôi rất mong mỏi”.

Đây mới chỉ nói về việc bao quát tư liệu, thẩm định và chọn lựa tác phẩm thơ ca. Còn một nội dung quan trọng khác nữa là hai ông đã theo dõi sát sao quá trình phát triển của phong trào Thơ mới trên cơ sở cứ liệu phê bình và tranh luận văn học - những cuộc đăng đàn diễn thuyết; những bài điểm sách, đọc sách, bình luận; những bài tựa, bạt; những cuộc luận chiến giữa nhiều người và nhiều phái; những bước tổng kết qua từng năm, từng chặng đường và cả chuyên khảo về từng tác giả hay khảo sát một số đặc điểm nội dung cũng như nghệ thuật Thơ mới đương thời. Nói khác đi, cùng với tiếng đàn đồng điệu trác tuyệt qua lời bình về từng thi nhân thì lời dẫn Một thời đại trong thi ca của Thi nhân Việt Nam chính là đã được chưng cất trên nền tảng những kiến giải sâu sắc về Thơ mới, thực hiện cuộc tổng duyệt thành công mỹ mãn và tương xứng với một mùa bội thu thơ ca.
Một thời đại vừa chẵn mười năm”! Chính Hoài Thanh - Hoài Chân đã tổng kết một cách xuất sắc lịch sử cả một thời đại thơ ca, kể từ cội nguồn mầm triệu trước đó cho đến khi Thơ mới đi vào giai đoạn thoái trào, chung cuộc, vào đúng khoảng thời gian cuối năm 1941, khi tác giả đặt dấu chấm hết cho công trình của mình. Tuy nhiên, từ điểm nhìn văn học sử có thể nói hào quang Thơ mới còn le lói suốt từ 1942 (thời điểm in Thi nhân Việt Nam) đến gần Cách mạng Mùa Thu 1945, với bước đi cuối mùa của nhóm Xuân Thu nhã tập, Thơ Hàn Mặc Tử (1942), Nguyễn Bính in Mười hai bến nước, Mây Tần, Người con gái ở lầu Hoa (1942), Vũ Hoàng Chương in Mây (1943), Tế Hanh in Hoa niên (1944), Xuân Diệu in Gửi hương cho gió (1945); nhiều bài luận bình, trao đổi về Thơ mới tiếp tục được in trên các báo, tạp chí như Thanh nghị, Tri tân (1941 - 1945), Nam Kỳ tuần báo (1942 - 1945) và các chuyên luận như Hàn Mặc Tử của Trần Thanh Mại (1942), Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam của Kiều Thanh Quế (1942), Tú Mỡ của Lê Thanh (1942), Việt Nam thi ca luận của Lương Đức Thiệp (1942)... Cũng từ điểm nhìn văn học sử sẽ thấy rõ những luận bình về Thơ mới được trích dẫn trong Thi nhân Việt Nam là tiếng nói của người trong cuộc, người đương thời - thì đến lượt mình, chính công trình tổng thành Thi nhân Việt Nam cũng là tiếng nói “thời Thơ mới bàn về Thơ mới”! Điều này cũng có nghĩa là cần chú ý hơn nữa việc đặt Thi nhân Việt trong bối cảnh phong trào Thơ mới, trong tiến trình nghiên cứu Thơ mới ngay buổi đương thời.
Phải ghi nhận một thực tế khách quan là thành công của Thi nhân Việt Nam chính là đã tựa trên nền tảng một đời sống học thuật thực sự cởi mở, dân chủ - tất nhiên trên lĩnh vực thơ ca. Ở đây thực sự đã diễn ra không khí “trăm nhà đua tiếng” với sự nhập cuộc bình đẳng của tất cả các phái mới - cũ, trong Nam - ngoài Bắc, giới sáng tác - phê bình... mà trọng tài ghi nhận cuối cùng chính là sự thắng thế tuyệt đối của trào lưu Thơ mới. Tất nhiên công việc đánh giá toàn cảnh bức tranh lịch sử phong trào Thơ mới đòi hỏi phải tìm trở lại những tài liệu nguyên gốc, những tiếng nói ban sơ thực sự là của “thời Thơ mới bàn về Thơ mới”; bao gồm tất cả những ý kiến đề xuất, tựa, bạt; những cuộc luận chiến, đấu tranh nảy lửa về quan niệm Thơ Mới - Cũ; những bài đọc, điểm, luận bình các tập thơ; và thêm nữa là các tiểu luận, khảo cứu chuyên sâu về đội ngũ tác giả, các trào lưu, các vùng văn học, các sắc thái nội dung và hình thức thể loại (với những đóng góp nổi bật của Thiếu Sơn, Lam Giang, Hoài Thanh - Hoài Chân, Lê Thanh, Lương Đức Thiệp, Trần Thanh Mại, Kiều Thanh Quế...).
Để nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của tiếng nói lịch sử “thời Thơ mới bàn về Thơ mới”, chúng tôi điểm lại một vài khía cạnh nội dung và sự kiện liên quan:
1. Có thể nói mầm triệu Thơ mới đã khởi nguồn từ ngày nhà văn hóa Phạm Quỳnh (1892 - 1945) ý thức được những hạn chế của lối thơ cũ và dự cảm yêu cầu một sự đổi thay: “Người ta thường nói thơ là tiếng kêu tự con tâm. Người Tàu định luật nghiêm cho nghề làm thơ thực là muốn chữa lại, sửa lại tiếng kêu ấy, cho nó hay hơn, trúng vần trúng điệu hơn, nhưng cũng nhân đó mà làm mất đi cái giọng thiên nhiên đi vậy” (Bàn về thơ Nôm - Nam Phong, số 5, tháng 11 - 1917; tr. 293 - 297). Thế rồi trải qua thử nghiệm của Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Tương Phố - những người tưởng đã một tay chạm được vào Thơ mới, phải chờ đến Phan Khôi, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ xuất hiện thì dòng Thơ mới mới thật sự định hình.
2. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân có trích tuyển bài Tiếng thu và một lời bình thảng hoặc xa xôi: “Cảnh mộng có khi cũng có màu sắc như chiếc cáng điều lững thững trên sườn núi hay con nai vàng ngơ ngác trong rừng thu”. Song cũng ngay từ trước 1945, Kiều Thanh Quế (1914 - 1947) đã dẫn giải rõ trong bài Thi sĩ Lưu Trọng Lư với “Tiếng thu”: “Nhưng du dương nhứt, réo rắt nhứt và tượng trưng nhứt, có lẽ là khúc Tiếng thu tuyệt vời (...). Giá trị của bài Tiếng thu này, là ngoài việc phác được một âm thanh du dương, một nhạc điệu réo rắt, còn tượng trưng được một bức họa chấm phá : một bức thủy mặc Tàu, một tấm Kakemono Nhựt cũng nên!
Một tấm Kakemono Nhựt thì có lẽ đúng hơn! Vì tôi đã may mắn tìm ra được một tấm tranh Nhựt có những nét chấm phá hệt như bức họa Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Xin trình bày dưới đây, để tặng thi sĩ họ Lưu và để hiến tất cả độc giả từng nâng niu tập thơ Tiếng thu (Lược bản phiên âm - NHS)...
Bài thơ Nhựt ấy, tôi bất tài, không thể dịch y nguyên tác ra quốc văn nổi. Còn thoát ý nó, lại là việc thừa.
Vì trước tôi, Lưu Trọng Lư đã thoát ý nó, viết nên bài Tiếng thu rồi.
Vậy để làm quà cho những bạn hiếu kỳ, tôi chỉ xin chép hai bản Pháp văn của bài thơ Nhựt ấy (Lược hai bản dịch Pháp văn - NHS) (Tạp chí Tri tân, số 138, tháng 4 - 1944).
Tuy nhiên, Kiều Thanh Quế không cho biết xuất xứ. Nay xin nói thêm, bài thơ này từng được dẫn với đầy đủ nguyên bản tiếng Nhật, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ trong tập Le problème de la poésie Japonaise, Paris , 1938; tr. 38 - 39 (Tư liệu do cụ Nguyễn Hữu Đang cung cấp. Nhân đây xin cảm ơn cụ)...
3. Chúng ta đã biết cuộc luận chiến Mới - Cũ diễn ra quyết liệt song cũng cần biết kỹ hơn vai trò diễn đàn Phong hóa với các bỉnh bút như Nhất Linh (Thế nào là Thơ mới, số 36 - 1933; Nguyễn Thế Lữ - một nhân vật mới trong làng Thơ mới, số 54 - 1933; Sự cân nhắc chữ trong Thơ cũ và Thơ mới, số 68 - 1933...); Thạch Lam (Những lời phê bình đáng phê bình của một nhà phê bình phê bình một nhà phê bình, số 126 - 1934; Cuộc điểm báo, số 127 - 1934...)
Rồi những bài tường thuật của Ngộ Không (Một cuộc diễn thuyết ở Sài Gòn - vấn đề “Thơ mới... và Thơ cũ”, số 135 - 1935; Hanh, Kiêm tỉ thí lôi đài (chỉ Nguyễn Văn Hanh và Nguyễn Thị Kiêm - NHS chú), số 136 - 1935...).
Rồi còn khoảng chục bài đọc sách (1934 - 1935) của Lê Ta phân tích cái hay cái dở mọi nhẽ qua các tập thơ của Nguyễn Lan Sơn, Nguyễn Vỹ, Đức Văn, Nhuệ Thủy, Huy Thông, Thao Thao, B. Blan, Xuân Thiện, Tchya... Mới biết ngay từ buổi đầu Thơ mới cũng có sự phân hóa, đan xen tốt - xấu, hay - dở, cao - thấp, khen - chê, chứ không hề mát mái xuôi chèo.
4. Cũng cần phải nói thêm, trước khi Thi nhân Việt Nam ra đời, trước đó Hoài Thanh đã cho in bài viết Thơ mới trên Tiểu thuyết thứ Bảy (số 31, 29-12-1934) và phần đầu khảo luận Một thời đại trong thi ca với tựa đề Nguyên nhân sâu xa của phong trào Thơ mới trên Tạp chí Tri tân (số 25, tháng 11 - 1941)..v..v.. và ..v..v..
Dẫn dụ lại vài tư liệu trên đây, tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng câu chuyện phong trào Thơ mới vẫn còn ẩn chứa biết bao sự kiện, bao nhiêu khía cạnh, bao nhiêu mảng màu và chi tiết thú vị. Một phong trào Thơ mới hẳn sẽ hiện lên một cách hoàn chỉnh, sắc nét, sinh động hơn nữa nếu chúng ta sưu tập được đầy đủ ý kiến của những người trong cuộc, người đồng thời - “thời Thơ mới bàn về Thơ mới”. Qua thời gian và những biến động lịch sử, công việc sưu tập này ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trước mắt, xin kỳ vọng vào dịp kỷ niệm 70 năm phong trào Thơ mới (1932 - 2002), chúng ta sẽ có dịp tiếp xúc với một phần bộ tư liệu Thời Thơ mới bàn về Thơ mới...
Hà Nội, 1998 - 19.11. 2000

NGUYỄN HỮU SƠN
(nguồn: TCSH số 153 - 11 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THÁI PHAN VÀNG ANH    

    Trong tiểu thuyết Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà từng giễu kiểu người sính chức danh với cacvidit dài dằng dặc những nhà thơ, nhà giáo, nhà báo, nhà nghệ thuật học…, rằng: “nhiều nhà như thế đáng nhẽ phải gọi là phố”.

  • PHAN NGỌC

    Tôi kể dưới đây những điều mắt thấy tai nghe. Nó là bình thường đối với thế hệ những người 65 tuổi trở lên nhưng có thể có ích đối với các bạn trẻ mà giai đoạn này đã diễn ra trước khi các bạn ra đời. Cho phép tôi nói một vài sự kiện có tính chất tiểu sử mặc dầu tôi không xem việc kể chuyện gia đình là quan trọng.

  • PHAN ĐÌNH DŨNG

    1. Có thể tìm hiểu những đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ XI - thế kỉ XIV qua một số phương diện tiêu biểu như ngôn ngữ, thế giới nghệ thuật hay hình tượng (con người, thiên nhiên, không/thời gian nghệ thuật), thể thơ, kết cấu, cách miêu tả thể hiện, giọng điệu… Đây là cách nghiên cứu “diện”.

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG

    Tự Lực văn đoàn đã khởi sự hoạt động báo chí và văn chương của mình trong một thời điểm chứa đầy cơ hội và thách thức.

  • NGUYỄN MẠNH TIẾN    

    Sự tương hợp của những môtip truyện họ Hồng Bàng hay con rồng cháu tiên [viết tắt: rồng tiên] được chuẩn hóa như huyền thoại quốc gia bắt đầu từ trong truyền thống Ngoại kỷ của Toàn thư người Việt với vũ trụ luận Mường, Thái là một chủ đề thú vị.

  • Kỷ niệm 88 năm báo Phong hóa (7/1932 - 7/2020) và Tự Lực văn đoàn

    PHẠM PHÚ PHONG

    Nhất Linh là một kiểu mẫu hoàn hảo của trí thức Việt Nam, có thêm một cái gì rắn rỏi và thẳng thắn, rất hiếm có.                                                                                   (Sainteny)

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG     

            (Gởi Hoàng Thị Hạnh)

  • MAURICE BLANCHOT    

    Có lẽ Kafka muốn tiêu hủy tác phẩm của mình, vì chúng dường như với nhà văn tất sẽ làm tăng lên sự hiểu nhầm chung.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN

    Trong tình hình phát triển hiện nay của lý luận (thuộc mọi lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) người làm công tác lý luận và phê bình văn học không thể không xem xét và xác định lại những khái niệm lý luận văn học, kể cả những khái niệm vẫn được xem là "cơ bản", "trung tâm", "cốt yếu"...

  • TRẦN NGỌC HIẾU    

    Vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 đã được thừa nhận ở nhiều khía cạnh như quan niệm về con người, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức trần thuật...

  • THANH NGÂN  

    Kết cấu vừa là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm, vừa là phương tiện khái quát nghệ thuật. Cho nên, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khái quát và thể hiện tư tưởng - cảm xúc của tác phẩm văn học nói chung. Khi đánh giá kết cấu tác phẩm không phải chỉ xét nó dưới sự hài hòa, cân đối của nội dung.

  • MAI VĂN HOAN  

    Số người biết về Nguyễn Hành hiện nay rất ít. Tôi có hỏi một vài người quan tâm đến văn chương, các vị ấy đều không hề biết Nguyễn Hành là ai.

  • PAUL DE MAN  

    Phát hiện khá muộn màng về tác phẩm của Georg Lukács ở phương Tây và gần đây nhất, ở đất nước này, đã có xu hướng cô đặc lại quan niệm về sự chia rẽ rất sâu sắc giữa Lukács thời kỳ đầu phi Mác-xít và Lukács thời kỳ sau theo Mác-xít.

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG

    1. Không đơn thuần là “mô phỏng”/ “phản ánh”, một kiểu “chủ nghĩa đề tài” quen thuộc trong văn học về chiến tranh và cách mạng, văn học Việt Nam đương đại đã trực tiếp tham dự vào quá trình kiến tạo diễn ngôn dân tộc chủ nghĩa.

  • TRẦN ĐÌNH SỬ

    Từ khi có bài báo ngắn Dân là gốc hay lấy dân làm gốc của Văn Như Cương (Văn nghệ số 48-1988), một số bạn đã viết bài bàn lại, nói chung cho rằng nói "Lấy dân làm gốc" vẫn không mất ý nghĩa tốt đẹp của nó. Tôi cũng tán thành với các ý kiến đó, mặc dầu tôi vẫn cho rằng dịch "dân là gốc" như anh Cương bàn cũng đúng.

  • NGUYỄN VĂN HÙNG    

    Chuột là loài vật luôn hiện hữu trong cuộc sống con người, bao gồm cả đời sống vật chất lẫn đời sống văn hóa tinh thần.

  • YẾN THANH  

    Đối với mỗi người Việt Nam, chuột là một “người hàng xóm” tự nhiên quen thuộc. Thật ra, trong lịch sử của loài người, có lẽ không loài động vật nào gắn bó tự nhiên với chúng ta hơn loài chuột.