Thời khắc con người trở nên người nhất

14:38 13/03/2009
Chính Bùi Hiển dẫn lời bạn ông nói rằng văn ông đi từ hướng ngoại đến hướng nội, hàm ý chín dần, mỗi ngày mỗi gần hơn với cốt lõi văn chương. Tôi không thấy như vậy.

Nhà văn Bùi Hiển - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Đành rằng từ Nằm vạ đến Cái bóng cọc không có câu văn nào chui vào bụng nhân vật nói chõ ra như gã nhắc vở nấp sau cánh gà, nhưng sẽ nói sao về những tâm trạng rõ mồn một của chúng? Ngay cả một giai đoạn dài văn chương ta với nhân vật trung tâm giã biệt tuổi thơ ngọt ngào lên chiến khu, vào chiến trường để đến một cái chung vĩ đại, thì đôi mắt tinh tế của ông lại chỉ ghi nhận thái độ anh thanh niên băn khoăn đến độ hốt hoảng vì mất cắp cái mũ (Cái mũ).

Khoảng 20 tuổi, Bùi Hiển đã "đọc ra" cảm giác của kẻ trộm trong hành vi hô hoán hàng phố "Bắt lấy kẻ trộm chạy trước kia kìa" - một cách để thoát thân của y. Hay như kẻ lần đầu a dua đi trác táng chợt phát hiện ra cái thiên lương của mình bấy lâu vẫn ngủ quên giữa cuộc "sống mòn" thời thuộc địa. 

Vào cái năm buồn phiền do Cái bóng cọc bị coi là có vấn đề, ông đã kể tôi nghe về tiểu thuyết Những con vật biến tính của Vécco. Đoàn du lịch thám hiểm phương Tây đến khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, phát hiện ra giống vượn người. Có người nảy ý nghĩ: nếu nhân giống vượn người giỏi bắt chước này ra, dạy cho dệt vải, thì sẽ được một loại công nhân không biết đòi tăng lương và đình công. Sau đó anh ta ngủ với một vượn cái, sinh con hệt người. Anh ta sợ quá liền giết con. Tòa xử, nhưng không thể kết tội anh ta giết người, vì trong mọi từ điển không đâu quy định thế nào là người. Không hiểu sao rồi ông lại không dịch cuốn sách từng khiến ông thích thú đến thế. 

Cũng chính ông nói rằng, có nhà nghiên cứu xếp truyện ngắn viết trước 1945 của ông vào dòng hiện thực phê phán, ông đã trả lời: "Được thế thì sang quá, nhưng tôi không dám nhận". Thực ra, ngòi bút Bùi Hiển chưa bao giờ chệch ra khỏi thiên chức phát hiện thời khắc con - người - trở - nên - là - người - nhất trong đời người buồn tẻ, khổ đau và vô vị. Đó là khi chị Đỏ Cầu bị lập mẹo đẩy vào giường chồng để thành vợ (Ma đậu); là anh chàng Tịch (Cái dọc tẩu) tập viết văn sau đêm a dua đi hát, là chuyện anh lính trẻ ghẻ lở bẩn thỉu, thua trận rồi trên đường đào ngũ về quê, gặp một cô gái, được cô chăm sóc chữa chạy rồi đưa anh đến một ngã ba: một lối về quê anh và một lối lên chiến khu. Ánh mắt cô nhìn theo, nên lòng anh thì sợ chết muốn về quê, nhưng chân lại cứ đi theo ánh mắt "lái" lên hướng chiến khu...

Trong một bài tiểu luận, Bùi Hiển viết: "Văn học thật ra, suy cho cùng, chẳng làm được gì nhiều lắm. Nhưng nó có khả năng, có thiên chức đánh thức những ước ao hướng thiện và những tiềm tàng tự hướng thiện ở từng con người...".

Với tinh thần suốt đời học hỏi, lịch lãm từ thời trai trẻ, ông chỉ khiêm tốn nhận mình là người "mỉm cười vui vẻ". Thực ra, dưới cái vỏ của nụ cười mỉm ôn hòa là cả một bề sâu thâm trầm. Điều ấy cắt nghĩa tại sao trong văn chương, Bùi Hiển thành đạt sớm, nhưng chưa bao giờ được các trào lưu nhất thời vụ lợi đẩy lên làm tiêu điểm cho mình. Theo như tôi nhớ, Bùi Hiển cũng làm "quan văn nghệ" trong thời gian khá dài, nhưng chưa bao giờ ông tỏ ra sốt ruột, dù rằng các chiêu thức, các mẹo mực làm sao để nổi tiếng hẳn là ông biết rõ.
                                                                                                       Theo Thanh Niên Online

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN PHƯƠNG TRÀĐầu năm 1961, hai mươi bốn sinh viên khóa 3 Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội chuẩn bị thi tốt nghiệp. Bắt đầu từ năm học này, sinh viên khoa ngữ văn phải làm luận án. Mỗi chúng tôi được giao làm một bản khóa luận về một vấn đề văn học, một tác giả hay một trào lưu văn học trong hoặc ngoài nước. Tôi chọn viết về Thanh Hải, Giang Nam, hai nhà thơ quen thuộc của miền Nam hồi ấy.

  • NGUYỄN THỤY KHATôi bắt đầu những dòng này về Thanh khó khăn như chính thời gian dằng dặc Thanh đã đi và sống để tìm đến những thời điểm bấm máy "độc nhất vô nhị", nhưng "khoảnh khắc vàng" mà đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh không phải ai cũng có cơ may.

  • NGÔ MINHTrong đội ngũ các nhà thơ Việt hiện đại thế kỷ 20 đang sống ở Huế, có một nữ nhà thơ nổi tiếng thơ hay từ khi mới tuổi hai mươi, suốt mấy chục năm qua luôn được độc giả thơ cả nước ái mộ.

  • THANH THẢONgười dịch Marquez ấy chưa một lần gặp Marquez, dù anh đã từng sang tận xứ quê hương văn hào này.

  • SƠN TÙNGTôi đến sứ quán Việt Nam ở đợi vé máy bay về Bắc Kinh. Phu nhân đại biện lâm thời Tôn Quang Đẩu là bà Hải Ninh phụ trách lưu học sinh sinh viên Việt Nam tại Liên Xô, tôi là đại biểu sinh viên thuộc sự quản lý của bà khi lưu lại Mátxcơva. Cho nên được bà Hải Ninh giúp đỡ tôi như chị gái săn sóc em vậy.

  • VŨ HUẾGiải phóng đã tới năm 78, ba năm sau miền Nam nói chung và thành thị nói riêng, hàng hóa chẳng còn thứ gì “giá rẻ như bèo” (kể cả là nhà, đất). Huống gì tôi không phải hạng có tiền rủng rỉnh (ngoài lương), thành có muốn cái gì cũng khó.

  • PHONG LÊTết Dần năm 1998, vào tuổi 80, bác Kế yếu đi nhiều lắm. Sự thay đổi quá chóng khiến tôi bất ngờ.

  • HOÀNG MINH NHÂNNăm 1992, nhà thơ Lưu Trọng Lư cùng vợ là bà Tôn Lệ Minh vào Đà Nẵng thăm chơi, tôi có gặp. Lúc ấy tôi đang sưu tầm tư liệu về nhà thơ Phạm Hầu. Biết thời còn học ở Quốc Học Huế, nhà thơ Phạm Hầu rất ngưỡng mộ bà Minh, và đã làm nhiều bài thơ tình đặc sắc tặng bà.

  • TRẦN CÔNG TẤNCách nay vừa tròn 47 năm, Lê Minh Ngọc cùng chúng tôi ở chung đơn vị. Sau đó, tôi đi Mặt trận Lào. Minh Ngọc về làm hậu cần rồi đi Bắc Kinh học ngoại ngữ.

  • PHONG LÊTôi được một "cú phôn" mời dự cuộc gặp mặt của một nhóm anh em nhân ngày 20-11 và nhân 40 năm Ủy ban khoa học nhà nước.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNMùa Hè năm 2007, từ Huế chúng tôi chuẩn bị ra thăm Hà Nội lần đầu. Trên ga Huế, chờ chuyến Tàu Đỏ xuyên Việt buổi chiều, nghe một người bạn chưa bao giờ gặp là anh Văn Thành nói trong điện thoại: “Cậu hên quá! Hà Nội đang nắng gắt bỗng dưng hôm qua lại có gió mùa Đông Bắc. Bây giờ Hà Nội như mùa Thu”.

  • NGUYỄN HÀO HẢII. Người tình thứ ba của họa sĩ lớn nhất thế kỷVừa qua ở Paris đã tổ chức cuộc triển lãm bán đấu giá toàn bộ bộ sưu tập Picasso của Dora Maar gây ra một sự huyên náo trong đời sống nghệ thuật ở thành phố họa lệ này sau những tháng ngày im lìm buồn tẻ do ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng toàn cầu triền miên. Cuộc triển lãm này đã làm người ta nhớ lại người đàn bà thứ ba của hoạ sĩ lớn nhất thế kỷ.

  • Lập thân, lập nghiệp ở Pháp nhưng Tiến sĩ Thu Trang vẫn luôn luôn hướng về Tổ quốc. Hơn 10 năm nay bà dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu tiềm năng du lịch Việt Nam, viết sách về du lịch, tham gia giảng dạy ở nhiều lớp đào tạo cán bộ du lịch và ở khoa du lịch của một số trường đại học trong nước. Là một cộng tác viên thân thiết, tên tuổi bà đã thân thuộc với độc giả Tạp chí Sông Hương, thế nhưng ít người đọc được biết người trí thức Việt kiều yêu nước này từng là Hoa hậu Sài Gòn 1955.

  • VÕ MẠNH LẬPÔng Nguyễn Văn Thương xa quê hương làng Vân Thê, Hương Thủy TT.Huế từ hồi còn trẻ. Ông cũng như mọi con người khác, xa quê, thương cha nhớ mẹ. Xa quê là nhớ quê, đậm nét tình bờ dậu, gốc tre làng, hương hoa của đất phảng phất theo suốt chặng đường xa.

  • HOÀNG QUỐC HẢITình cờ và cũng là may mắn nữa, vào Sài Gòn lần này tôi được gặp bà góa phụ Vũ Hoàng Chương, tức bà Thục Oanh ở nhà ông Trần Mai Châu, nơi đường Tự Đức cũ. Nhà ở xế ngôi trường Trần Văn Ơn vài chục mét.

  • LTS: Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân là một trong những người cầm bút từ Trường Sơn về đã lao vào việc nghiên cứu lịch sử văn hoá Huế và đã đạt được một số kết quả. Trong số những gì đã đạt được anh thú vị nhất là Chuyên đề Bác Hồ, thời niên thiếu ở núi Ngự sông Hương.

  • HOÀNG CẦMThư gửi người âm (nhớ thi sĩ Đặng Đình Hưng)

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHCơn cuồng lũ đã chìm về thủy phủ hơn chục ngày rồi mà những nơi nó đi qua vẫn ngổn ngang, bơ phờ xác họa. Huế vốn là một thành phố sạch đẹp với sương khói mờ nhân ảnh, thế mà giờ đây lại phải thay vào đó bằng rác rưởi, bụi bặm. Khắp phố phường ai nấy đều khẩn trương thu dọn, xử lý nhưng sức người không thể làm kịp cái khối lượng khổng lồ hậu quả thiên tai để lại.

  • HOÀNG PHƯỚCTrận lũ lịch sử đầu tháng 11 vừa qua, Thừa Thiên Huế là tỉnh bị thiệt hại rất nặng cả về người và của cải. Anh em Văn nghệ sĩ may mắn không ai mất mạng, nhưng cũng đã có trên 300 người nhà bị ngập nước, bị sập, bị tốc mái... Một số lớn những kinh sách, thư tịch, sách cổ, tranh ảnh nghệ thuật, hoành phi đối liễn, từ điển các loại, đồ sứ men lam, đàn dương cầm, nhạc cụ dân tộc, phim, máy ảnh, máy ghi hình, bản thảo, tài liệu gốc có giá trị văn hóa lịch sử, hư hỏng ẩm ướt, hoặc bị bùn đất vùi lấp, bị trôi, thiệt hại không thể tính được.

  • HOÀNG MINH TƯỜNGĐi Bình Trị Thiên hè này, tôi có hạnh phúc được hầu chuyện quá nhiều văn nhân nổi tiếng.Nhà văn Nguyễn Quang Hà, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, ngay khi vừa đi phá Tam Giang tìm bối cảnh cho bộ phim truyền hình nhiều tập, về đến thành phố, đã tìm đến khách sạn, giao cho hai bố con tôi chiếc honda 86 và hai mũ bảo hiểm. Xăng đầy bình rồi. Cứ thế mà đi. Ông cười hiền từ chỉ hướng cho hai bố con lên đàn Nam Giao và khu đền thờ Huyền Trân Công Chúa vừa mới khánh thành.