Thơ với thẩn

17:15 06/06/2008
LTS. Sau mấy chục năm phiêu bạt, cuối năm 2002, Giáo sư Nguyễn Khắc Dương trở về Huế là nơi ông đã sống thời trẻ. Trong cuộc đời hơn 80 năm của mình, ông đã sắm nhiều “vai”: Trước 1975 là Q. Khoa trưởng Văn - Triết Đại học Đà Lạt; những năm gần đây, nhiều người lại biết ông với tư cách dịch giả bộ tiểu thuyết “Vạn Xuân” đồ sộ viết về Nguyễn Trãi của nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray; ông từng được mời đến giảng về Ki tô giáo ở Trường viết văn Nguyễn Du… Mới đây, trên Tạp chí “Văn hoá nghệ thuật” (số 2-2008) nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý lại gọi ông là “Người tìm mình qua những xung đột văn hoá”. Sông Hương giới thiệu chùm thơ trích từ bản thảo (chưa in) của ông – một bài thơ Đường tiêu biểu cho giọng điệu dí dỏm, châm biếm của một ông “đồ Nghệ” và hai bài thơ hoạ đậm chất trữ tình.

Thơ với thẩn

Chộ họ mần thơ, tớ cũng mần
Cũng niêm, cũng luật, cũng gieo vần
Ngâm qua Lý, Đỗ(1) e lắc trôốc
Vịnh lại Tùng, Tuy(2) hẳn thất thần
Tự Đức châu phê “thi tuyệt thế”
Huyền Tông(3) ngự phán “tứ siêu quần”
Đem về khoe vợ, nàng lắc trôốc
Thơ thẩn ra ri… nỏ muốn mần!


-------------
(1) Lý Bạch, Đỗ Phủ hai thi hào Trung Quốc.
(2) Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương hai nhà thơ hoàng tộc nổi tiếng ở Huế.
(3) Vua nhà Đường (Trung Quốc).


Đây trăng Vỹ Dạ 
                         
XUÂN HOÀNG

Hôm qua, tôi về thăm thôn Vỹ
Cồn Hến đã qua mùa bắp lay
Sông xưa vẫn đó con đò cũ
Hương ngọc lan vừa man mác say

Trăng Cố Đô nghiêng xuống ngoại thành
Phải vầng trăng ấy, mãi trong xanh?
Hàng cau cuối xóm hoa vừa trổ
Ngõ trúc nhà ai gió động cành?

Đi dưới trăng mà hiểu Huế thêm
Bài thơ năm trước quá chừng quen
Tôi về thôn Vỹ quây trăng lại
Cho sáng trăng hoài gương mặt em
                                                    10-1982
Đây trăng thôn Vỹ
(Hoạ bài thơ “Đây trăng Vỹ Dạ” của nhà thơ Xuân Hoàng;
                                                Nxb Thuận Hoá, 1995)


Theo trăng trở lại thăm thôn Vỹ
Cồn Hến bờ lau gió lắt lay
Cây đa bến cũ như chào đón
Sông nước đầy vơi cuộc tỉnh say

Vằng vặc trăng khuya nếp cổ thành
Chập chờn sống lại mộng ngày xanh
Hiu hiu gió quyện hương cau thoảng
Thấp thoáng hồn ai động bóng mành

Nương lối rêu phong thương nhớ thêm
Dấu hài in vết bước người quen
Gương nga chênh chếch xuyên rèm trúc
Bóng ngả bên thêm tưởng bóng em.

Chiều Hương Giang
                           
NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Sau chiều nay, còn buổi chiều khác nữa
Có thể mây cao, có thể nắng vàng
Cơn gió thổi những buổi chiều chưa tới
Tóc bao người bay rợi cả không gian

Nhưng chiều nay con bò gặm cỏ
Bên dòng sông như chưa biết chiều tan
Tôi với nó lặng im bè bạn
Mắt nó nhìn dìu dịu nước Hương Giang

Những buổi chiều, những buổi chiều quê hương
Tôi đã sống và tôi chưa được sống
Nhưng chiều nay vô tình trong nắng muộn
Mắt tôi nhìn trong suốt nước Hương Giang…


Bóng nước Hương Giang
(Hoạ bài thơ “Chiều Hương Giang” của Nguyễn Khoa Điềm;
Nxb Văn học, 1984)


Bến đò Thừa Phủ không còn nữa
Nhớ những chiều xưa nhạt nắng vàng
Thương ai đứng đợi  người không tới
Ngang vai tóc chảy suối thời gian

Bóng chiều xuống tơ trời vương ngọn cỏ
Đàn chim bay nghiêng cánh nắng vàng rơi
Bốn phương tản mát, hỡi những ai bè bạn
Còn nhớ chăng trời mây nước Hương giang

Những buổi chiều bến nước của quê hương
Kẻ còn sống cũng như người đã khuất
Hãy về đây, chớ ngại gì sớm muộn
Cùng nhau ta soi bóng nước Hương Giang

NGUYỄN KHẮC DƯƠNG
(nguồn: TCSH số 231 - 05 - 2008)
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LTS: Ngô Minh sinh ngày 10-9-1949 tại An Thủy, Quảng Bình. Bắt đầu in thơ từ năm 1975. Được giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978…Ngô Minh đã từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhiều năm, vì thế thơ anh viết về nhiều đề tài cuộc sống, nhưng vẫn mang đầy hơi thở của một người lính: sâu đằm, bỏng cháy…

  • LTS: Thái Ngọc San sinh năm 1947 tại An Thủy, Lệ Ninh. Thơ in trên các báo Sài Gòn cũ từ năm 1963. Trưởng thành qua phong trào đô thị, là nhà thơ tranh đấu của thành phố Huế và các đô thị miền Nam, những bài thơ xuống đường của Thái Ngọc San lưu hành trước năm 1975 đã khẳng định phong cách thơ riêng của anh.

  • HẢI BẰNGChuông Thiên Mụ

  • PHẠM TẤN HẦUXứ sở dịu dàng

  • TRẦN HOÀNG PHỐMùa xuân trong mưa

  • NGUYỄN KHOA ĐIỀMmẹ và quả

  • LÊ HUỲNH LÂMNghĩ về những ngày mưa gió

  • (Hưởng ứng cuộc thi thơ lục bát)

  • LTS: Sinh năm 1972, hội viên Hội Nhà văn TT.Huế. Thơ Tường có ấn tượng từ khi còn sinh viên và đã được nhiều giải thưởng như Tác phẩm tuổi xanh, giải VHNT Cố đô Huế, thơ hay Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Cửa Việt…Sau 2 tập thơ Hoa cúc mùa thu và Lá tháng chạp, Tường “nín” một thời gian khá dài rồi lại “Quang gánh” với trường ca. Đã vậy, Sông Hương cũng “Quang gánh” lại trường ca này với đề tựa của nhà thơ trẻ Lương Ngọc An.

  • NGÔ MINHViếng anh Thanh Hải

  • ĐỖ VĂN KHOÁIMưa trên sông tôi về

  • NGUYÊN QUÂNĐêm trên Bạch Mã

  • HẢI TRUNGBờ kè hạnh phúc

  • THANH TÚĐồng điệu xanh

  • Ngày 1 - 4 - 2010, Đại tá, nhà thơ Nguyễn Trọng Bính vĩnh viễn không còn làm thơ nữa! Quê gốc Hà Tĩnh, Nguyễn Trọng Bính nguyên là Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, một con người nặng tình với Huế và Tổ quốc ông từng cầm súng bảo vệ này. Viết bài thơ dưới đây, ông như đã đoán định được ngã rẽ phía trước dẫu còn nhiều trăn trở đúng với nỗi lòng của một nhà thơ mang theo mình 40 năm tuổi Đảng.

  • LÊ VIẾT XUÂNĐi tìm

  • NGÔ MINHCơm niêu

  • HẢI BẰNG     Rút từ trong di cảo Ký ức thơ

  • NGUYỄN LÃM THẮNGNgợp tình