Thơ Mỹ La Tinh hiện đại: vấn đề và suy nghiệm

08:55 24/04/2009
BỬU NAM1. Nếu văn xuôi hư cấu (đặc biệt là tiểu thuyết) chiếm vị trí hàng đầu trong bức tranh thể loại của văn học Mỹ - La tinh nửa sau thế kỷ XX, thì thơ ca của lục địa này ở cùng thời gian cũng phát triển phong phú và rực rỡ không kém, nó tiếp tục đà cách tân và những tìm tòi đổi mới của những nhà thơ lớn ở những năm 30 - 40.

Nền thơ ca này đã đạt được những thành tựu lớn ở bình diện quốc tế với hai giải Nobel về thơ ca là giải thưởng Nobel dành cho Pablo Neruda, nhà thơ Chi Lê vào năm 1972 và Octavio Paz, nhà thơ Mêhicô vào năm 1990, chưa kể là giải thưởng Nobel cũng về thơ, dành cho nữ thi sĩ Gabriel Mistral, người Chilê vào năm 1945. Giải thưởng Nobel dành cho nữ thi sĩ này như cái mốc, đánh dấu sự thành tựu và phát triển của nền thơ ca Mỹ - La tinh nửa đầu và nửa thứ hai của thế kỷ XX.

2. Ba giải thưởng Nobel văn chương dành cho thơ Mỹ - La tinh từ 1945 đến 1990, ghi nhận những thành tựu lớn của nền thơ ca này. Những đỉnh cao này gắn với nền thơ ca phong phú, đa dạng, luôn luôn vận động đổi mới, vừa kế thừa, vừa tổng hợp, vừa phát triển những cách tân của nền thơ ca thế giới, vừa tìm tòi những con đường riêng, gắn với thực tại của Châu Mỹ - La tinh, và những nỗ lực độc đáo của từng nhà thơ, từng nền thơ ca riêng của các quốc gia Chi lê, Mêhicô, Nicaragoa, Áchentina...

3. Những thành tựu quốc tế về thơ Mỹ - La tinh là kết quả của những dòng chảy sôi sục, mãnh liệt của nền thơ ca này của cả thế kỷ, đặc biệt nó gắn với những tìm tòi về hình thức, ngôn ngữ, âm điệu, hình tượng thơ ca, cũng như sự phát hiện chiều rộng và chiều sâu bao la của thực tại và của thế giới tinh thần con người Mỹ - La tinh. Nổi trội là khuynh hướng “dấn thân” vào những vấn đề xã hội - chính trị nóng bỏng của châu lục Mỹ - la tinh và cả thế giới như thơ của Pablo Neruda, Cesar Vallejo (Pêru), Ernesto Cardenal (Nicaragoa) Nicolas Guillén (Cu Ba). Bên cạnh đó, khuynh hướng thứ hai là khuynh hướng thơ ca “đi sâu vào thế giới bên trong của tâm hồn con người”, nhằm khám phá những bí ẩn sâu thẳm lạ kỳ của nó với những chiều sâu và tầm cao của triết học, nó tái đào sâu những vấn đề vĩnh cửu của con người: Tình yêu, sự sống, cái chết, nỗi cô đơn, vẻ đẹp của thiên nhiên, hay những nỗi buồn trong một thế giới phù du, hữu hạn..., với những hình bóng nổi trôi của thực tại như thơ ca của Louis Borges (Áchentina), Óctavio Paz (Mêhicô). Hai khuynh hướng này hòa quyện với nhau ở từng nhà thơ, từng thời điểm của thế giới tinh thần của họ và những biến chuyển của thực tại chung quanh họ. Một khuynh hướng thơ ca thứ ba là gắn với thực tại cuộc sống hàng ngày, với niềm vui, nỗi buồn của nó, với sự đa dạng muôn mặt của cuộc sống. Khuynh hướng này đưa thơ ca từ đỉnh cao của tháp ngà cô đơn của cá nhân, hay từ những đỉnh cao của các biến cố, sự kiện nóng bỏng của thực tại xã hội chính trị để trở về với cái hằng ngày với chất thô rám, sần sùi của nó. Khuynh hướng này thể hiện trong một loại ngôn ngữ gắn với ngôn ngữ hàng ngày, văn xuôi hoá nó, thể hiện ở các trào lưu thơ như “ngoại hiện” (“exteriorist”) ở Trung Mỹ, “hội thoại” (“collquiale”, hay “conversation”) ở Cu Ba, hay cụ thể (“concrète”) ở Brazin, hoặc “phản - thơ ca” (“anti- poèmes”) ở Chi lê.

Ba khuynh hướng thơ ca này đối lập, xô đẩy nhau, kế tiếp nhau, nhưng cũng có khi thâm nhập vào nhau, liên kết với nhau tuỳ theo từng chặng đường thơ của mỗi nền thơ ca quốc gia, mỗi nhà thơ.

4. Một trong những vấn đề thơ ca Mỹ - La tinh quan tâm là hiệu quả và tác động của thơ ca đến công chúng, mà một song luận nóng bỏng và gay gắt được đặt ra đối với các nhà thơ và cả nền thơ ca Mỹ - La tinh, mà có lẽ cũng đối với thơ ca thế giới. Đó là loại thơ ca “khó hiểu” hay “không thể hiểu được”, thơ ca “bí hiểm” đối với công chúng bình thường, chỉ dành cho một thiểu số đặc biệt và một loại thơ ca “dễ hiểu” hay “có thể hiểu được” đối với đa số độc giả. Đây là một vấn đề mà nhà thơ Pablo Neruda đã đặt ra với những nhà thơ. Nó bao hàm vấn đề cách tân đến mức độ nào và cách tân ra sao? Mối quan hệ giữa cách tân và truyền thống nên như thế nào? Nó cũng đặt ra vấn đề nhạc điệu, âm điệu, vần điệu của thơ ca nên như thế nào, trúc trắc hay du dương, hay là loại thơ không cần vần điệu với kiểu văn xuôi thô ráp mà vẫn có chất thơ; vấn đề của thơ ca với ca khúc hiện đại (nhạc pop chẳng hạn), vấn đề thơ ca hiện đại và thơ ca dân gian của người da đỏ, da đen,... Hoặc là vấn đề ký hiệu thẩm mỹ của ngôn từ thơ ca với các loại ký hiệu khác như hình vẽ, tranh trừu tượng, ký hiệu của ngôn ngữ máy tính..., loại thơ calligramme (thơ hình vẽ)...

5. Hai hình thức đặc biệt của thơ ca là trường ca (thơ rất dài) và thơ “cực ngắn”, hay kiểu thơ “Hai ku mới này” cũng là vấn đề được đặt ra và gây tranh luận mà hai cực là các trường ca của Pablo Neruda (“Trú xứ trên mặt đất”, “Bài ca chung”) và thơ cực ngắn (Óctavio Paz)

6. Về ngôn ngữ thơ ca nhiều vấn đề cũng được nêu lên, thơ lắm lời tràng giang theo kiểu baroque, hay là một ngôn ngữ thơ tinh, chắc, hàm súc, như kiểu cách ngôn... vấn đề có nên sử dụng ẩn dụ độc đáo, khó hiểu hay không, và nếu sử dụng thì nên như thế nào, mức độ ra sao?...

7. Một trong những vấn đề có lẽ là quan trọng nhất đối với thơ ca Mỹ - La tinh là vấn đề tiếp biến các trào lưu thơ ca quốc tế hiện đại, đặc biệt là các “trào lưu tiên phong” trong thơ ca Châu Âu và Bắc Mỹ như thơ siêu thực (surréalisme) thơ đa đa (dadaisme), thơ vị lai (futurisme), thơ ảnh tượng (Imagisme), thơ “beat”... và vấn đề “bản địa hóa”, “Châu Mỹ - La tinh hoá” như thế nào? Có thể thấy rằng thơ Mỹ - La tinh đã bắt nhịp vào thơ hiện đại của Châu Âu và Bắc Mỹ đến nỗi, có nhà nghiên cứu cho rằng có ba thế hệ “tiên phong chủ nghĩa” (avantgardisme) ở nền thơ ca Mỹ - La tinh, nhưng nó hiện đại hoá, quốc tế hoá theo kiểu đặc thù của nó, gắn với sự tìm tòi riêng, phát triển riêng, về mặt hình thức, cũng như mặt nội dung.

- Có thể thấy rằng thơ ca Mỹ - La tinh đã làm một cách mạng hình thức và ngôn ngữ thơ ca, và đôi khi nó đẩy đi thật xa đến chỗ bí hiểm. Như nhà thơ Vincent Huidobro (Chilê) đã từng quan niệm: “Trong văn chương, tôi thích tất cả những gì cách tân, những gì độc đáo. Tôi thù ghét lối mòn, khuôn sáo, từ chương”. Hoặc nhà thơ Luis Borges (Achentina) đề nghị bác bỏ “mỹ học thụ động của các tấm gương” và đề xuất đối lập “mỹ học tích cực của những lăng kính sáng tạo độc đáo chủ quan” qua sức mạnh của các ẩn dụ. Tuy nhiên, cuộc cách mạng hình thức nhiều khi lại gắn liền với cuộc cách mạng về cái nhìn, cách nhìn mới đối với thực tại, thấy được trong thực tại các khía cạnh vô hình, giấu mặt, khám phá một thực tại mới đôi khi kỳ lạ, diệu kỳ, khác thường, bí ẩn...

- Nhưng bên cạnh đó, thơ ca Mỹ - La tinh nhiều khi cũng trở về với lối thơ truyền thống hơn, nhưng một lối thơ truyền thống đã thâm nhập không khí của các trào lưu tiên phong.

8. Những vấn đề trên thâm nhập biện chứng vào nhau, chuyển hoá lẫn nhau trong những ngả đường tìm tòi, vận động và phát triển của thơ ca Mỹ - La tinh hiện nay. Nhưng trên hết, nói như Nicolas Guillén (Nhà thơ Cuba) “Sứ mệnh cao cả nhất của nhà thơ là làm thơ cho hay”. Và thơ phải gợi lên cả một thế giới bí ẩn sâu xa như Octavio Paz (Nhà thơ Mêhicô) đã từng quan niệm:

Giữa những gì tôi thấy và nói
Giữa những gì tôi nói và im
Giữa những gì tôi im và mơ
Giữa những gì tôi mơ và quên
Là thơ
Thơ len vào giữa có và không
Thơ nói những gì tôi im
Thơ im những gì tôi nói
Thơ mơ những gì tôi quên...
...

B.N
(
202/12-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trong lời Nhỏ to... cuối sách Thi nhân Việt   (1942), Hoài Thanh - Hoài Chân viết:  “Tôi đã đọc một vạn bài thơ và trong số ấy có non một vạn bài dở. Nếu làm xong quyển sách này, mà không chê chán vì thơ, ấy là điều tôi rất mong mỏi”.

  • Gần đây, đọc một vài truyện ngắn trên tạp chí Sông Hương, tôi vô cùng cảm động. Trước số phận của các nhân vật, tôi muốn nói lên những suy nghĩ của mình và chỉ mong được coi đây là lời trò chuyện của người được "nhận và cho":

  • Ông Eđuar Điujacđen là một nhà thơ có tài và có thể nói là được hâm mộ trong số các nhà thơ thuộc thế hệ già - người vẫn giữ được tình cảm và sự khâm phục cuồng nhiệt của lớp trẻ, đã mở đầu một cuộc thảo luận về thơ.

  • Việc mở rộng phong trào giải phóng tư tưởng trên văn đàn thời kỳ mới, lãnh vực phê bình và lý luận văn nghệ đã xuất hiện cục diện vô cùng sống động.

  • "Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động" (Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường ĐHTH TP.HCM, 1995, trang 19).

  • Phê bình văn học là giải minh cho văn chương. Văn chương hay hoặc dở, giản đơn hay phức tạp, nó được thiết lập trên thi pháp này hay thi pháp khác, thể loại này hay thể loại khác, thời này hay thời khác v.v... đều phải được làm sáng tỏ bằng những lập luận khoa học chứ không phải bằng cảm tính của người phê bình.

  • LTS: Sau khi Sông Hương đăng bài “Khủng hoảng ngay trong nhận thức và niềm tin đi tìm lối thoát cuộc khủng hoảng văn học” của nhà văn Nguyễn Dương Côn, chúng tôi nhận được ý kiến “phản biện” của 2 nhà văn Phương Lựu và Trần Thanh Đạm.

  • LTS: Có nhiều cách hiểu về câu thơ trên. Y kiến của cụ Thanh Huy - Cử nhân Văn khoa Việt Hán, sinh 1916 tại Huế, cũng là một ý có thể tham khảo đối với những ai quan tâm Truyện Kiều, để hiểu thêm và đi đến kết luận về cách tính thước tấc của người xưa.
    SH

  • Từ thơ ca truyền thống đến Thơ mới là một sự đột phá vĩ đại trong quan điểm thẩm mỹ của thơ ca. Chính sự cách tân trong quan niệm về cái đẹp này đã làm một "cú hích" quan trọng cho tiến trình phát triển của thơ ca Việt . Nó đã giúp thơ ca dân tộc nhanh chóng phát triển theo con đường hiện đại hóa. Và từ đây, thơ ca Việt có thể hội nhập vào thơ ca nhân loại.

  • Trong truyền thống thơ ca Nhật Bản, thơ haiku giữ một vị trí rất quan trọng. Nó là một viên ngọc quý giá và là một phần tài sản tinh thần trong kho tàng văn học Nhật Bản.

  • (Trao đổi với nhà lý luận Nguyễn Dương Côn)

  • "Thượng đế dằn vặt tôi suốt đời" (Đôxtôiepxki)

  • Mười năm thơ thập thững vào kinh tế thị trường cũng là mười năm những nhà thơ Việt phải cõng Thơ leo núi.

  • Từ lâu, người ta đã nói đến cuộc tổng khủng hoảng của văn học trên quy mô toàn thế giới.

  • Bàn luận về những vấn đề văn học mới, phạm trù văn học mới, tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam ở thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định giá trị và sự đóng góp của văn học hợp pháp, văn học cách mạng trong nửa đầu thế kỉ. Với cái nhìn bao quát và biện chứng theo dòng thời gian, chúng ta nhận rõ công lao góp phần mở đầu hiện đại hoá và phát triển văn học theo qui luật tiến hoá của lịch sử Việt của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

  • Khi sử dụng một khái niệm cơ bản, nhất là khái niệm cơ bản chưa được mọi người hiểu một cách thống nhất, người ta thường giới thuyết nó.

  • Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.

  • Sóng đôi (bài tỉ, sắp hàng ngang nhau) là phép tu từ cổ xưa trong đó các bộ phận giống nhau của câu được lặp lại trong câu hay đoạn văn, thơ, làm cho cấu trúc lời văn được chỉnh tề, rõ rệt, nhất quán, đồng thời do sự lặp lại mà tạo thành nhịp điệu mạnh mẽ, như thác nước từ trên cao đổ xuống, hình thành khí thế của lời văn lời thơ.

  • LTS: Trên Sông Hương số tháng 10 - 2007, chúng tôi đã giới thiệu về công trình “La littérature en péril” (Nền văn chương đang lâm nguy) củaTzvetan Todorov - nhà triết học, mỹ học và nhà lý luận văn học nổi tiếng của Pháp.