Nhà thơ Thạch Quỳ - Ảnh: nhathonguyentrongtao.wordpress.com
Các nhà thơ chúng ta cần liên hiệp lại, cần lên tiếng báo động thơ cấp bách như tổ chức hoà bình xanh lên tiếng báo động về môi trường vậy. Môi trường thơ suy thoái cũng chính là cái lõi của môi trường sống suy thoái. Môi trường thơ hiện tại cũng đã là vấn đề toàn cầu như môi trường sống vậy. Các nhà thơ chúng ta không thể hình dung nổi một sự sống không thơ, một sự sống điều hành Rô-bốt mà chính mình cũng thành Rô-bốt! Không phải riêng tôi nói to lên, phóng đại lên một nỗi lo hão huyền mà chừng như tất cả các nhà thơ đều ít nhiều có mang trong mình nỗi lo âu phấp phỏng đó. Các nhà thơ rất nhạy cảm trước các lý do mà thực tế cuộc sống buộc thơ phải đối diện. Thơ là con đẻ của sự tĩnh lặng đồng thời là thiên sứ trở về nhập hồn trong sự tĩnh lặng đó. Tiếc thay, cuộc sống hiện đại không nhiều khoảng trống cho sự tĩnh lặng đó. Chừng như cái khoảng lặng trong đêm ngón tay “cảo thơm lần giở trước đèn” đã đi qua chúng ta như một hoài niệm để nhường chỗ cho thế giới nghe nhìn cuống cuồng, nhấp nhoáng và nhộn nhịp trên ti vi, trên các màn hình vi tính. Các sản phẩm “mì ăn liền” đang khuyến dũ con người vào thế giới tinh thần về sự “ăn liền” rất nhạy cảm của các phản ứng. Những câu thơ ngân nga ở tầng sâu, ở nơi giáp ranh của thế giới hư thực, mộng mơ và huyền ảo đang dần dà bị chối bỏ. Văn hoá đại chúng thích hợp cho các sáng tạo thị trường. Thơ không thể chỉ căn cứ vào sự nghiên cứu thị trường, thị hiếu mà sáng tạo. Bởi làm thế là tự thơ đã mâu thuẫn với bản chất của nó để tự đánh mất nó. Thơ có thị trường, thị hiếu nhưng đó là thị trường, thị hiếu có chọn lọc. Nếu người có cấp người, cấp văn hoá của người thì thơ có cấp thơ, cấp văn hoá của thơ. Thơ không đồng cấp quân bình với các văn hoá người mà nó ở cấp độ văn hoá cao nhất, siêu việt nhất mà chúng ta có thể hình dung được. Người xưa nói đến hai từ “Cõi thơ” - Cõi thơ ngang cõi niết bàn người ơi! Không phải chúng ta thổi phồng để cao siêu hoá thơ nhưng thật khó hình dung về sự tầm thường hoá nào đó đối với nó. |
LÊ NGUYỄN LƯU
Sợi xích chằng buộc mối tơ duyên giữa công chúa Huyền Trân và quốc vương Chế Mân năm 1306 đã đưa vào bản đồ Đại Việt một vùng sông núi thuộc hai châu Ô Rí (1), nhà Trần đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa, thường gọi chung Thuận Hóa.
PHAN NGỌC
Tặng các nhà tiểu thuyết trẻ
HUỲNH THẠCH HÀ
Rồng (trong tiếng Anh gọi là dragon) là loài vật mang tính tưởng tượng, một biểu tượng văn hóa, ra đời từ sự nỗ lực của con người trong việc tìm hiểu và nhận thức thế giới tự nhiên.
PHAN NGỌC
Tặng các nhà tiểu thuyết trẻ
BÙI NHƯ HẢI
Văn học Việt Nam có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, mật thiết với lịch sử nước nhà, vì thế viết về chiến tranh đã trở thành một khuynh hướng cơ bản, một đề tài lớn, mang tính truyền thống, thể hiện, phản ánh một cách phong phú, sinh động nhất về bức tranh hiện thực chiến tranh trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt nhất của dân tộc.
TRẦN BẢO ĐỊNH
Nhà văn lão thành Nguyễn Khắc Phê tiếp tục trình làng văn và bạn đọc gần xa tập sách Đường đời muôn nẻo trong tháng 7/2023. Đây là những trang viết tạp bút và bình văn do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.
PHAN NGỌC
Tặng các nhà tiểu thuyết trẻ
PHÙNG GIA THẾ
“Một người ngồi hai mươi năm
Cuộc buồn vui ly rượu đắng”
(Trịnh Công Sơn)
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG
Đạm Phương tên thật là Công Tôn Nữ Đồng Canh, thứ nữ của Hoằng Hóa quận vương Nguyễn Miên Triện, hoàng tử thứ 66 của vua Minh Mạng.
HẠNH NGUYÊN
Hình tượng người chiến sĩ nhỏ tuổi Ga-vơ-rốt ngoài chiến lũy với sự dũng cảm kiên cường đến phi thường, với lời hát cất lên thật say sưa và cái chết không khó dự đoán đã trở thành một tượng đài phê phán chiến tranh trong lòng độc giả. Victor Hugo của hai thế kỷ trước đã đứng về phía những người khốn khổ, nhất là trẻ em để nói tiếng nói yêu thương đồng thời lên án chiến tranh.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Thơ viết về núi Ngự Bình của vua Thiệu Trị “Bình lãnh đăng cao”, một trong 20 bài thơ trong Thần kinh nhị thập cảnh, được nhà vua sáng tác năm 1843, cho khắc bia và tôn trí trong nhà bia ở chân núi Ngự.
HỒ QUÝ YÊN
Tập truyện và ký Sở Nghiên cứu địa lý của Hà Khánh Linh do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2023, là kết quả của vốn sống trực quan và ký ức tâm hồn cùng quá trình chiêm nghiệm của nhà văn trước hiện thực cuộc đời đang vỗ vào trang văn muôn ngàn lớp sóng.
PHẠM PHÚ PHONG
Hai thể loại giữ vai trò nòng cốt và xung kích trong văn xuôi hiện đại của nhiều nước trên thế giới là tiểu thuyết và truyện ngắn.
MINH HUỆ
Trong đầm gì đẹp bằng sen...
NGUYỄN VĂN HẠNH
PHẠM XUÂN PHỤNG
VĂN TÂM
Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903 - 1993)
ĐỖ ĐỨC HIỂU
Chất thơ bao quanh tác phẩm văn chương và cuộc đời nghệ sĩ Nguyễn Tuân như một "huyền sử".