LGT: Lần đầu tiên vào cuối tháng 7/2012, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức riêng Trại sáng tác Trẻ thuộc hai chuyên ngành Văn học và Âm nhạc.
Hồ Thanh Tân - Ảnh: internet
“Đóng đô” ở Khu nghỉ dưỡng nước nóng Thanh Tân (huyện Phong Điền), các cây viết trẻ đã được thăm nhiều di tích nổi tiếng, nhiều địa điểm du lịch hoang sơ hấp dẫn và đặc biệt có một đêm trải nghiệm đầy thú vị ở làng cổ Phước Tích yên tĩnh. Hai gian nhà rường được chong đèn suốt đêm để hơn chục trại viên dồn nén tâm sức hoàn thành tác phẩm; có một bạn trẻ đã gọi vui là “xưởng sáng tác”. Tươi trẻ, sôi nổi, nhiều người trong số họ mới rời ghế phổ thông nhưng trong trang viết lại sâu thẳm nỗi niềm... Ấy là những gì mà Sông Hương muốn giới thiệu tới độc giả.
XUÂN CAO
Đáy trăng hồ Thanh Tân
từng cử động đứt khúc
bờ suy tư hun hút
mảnh nhịp điệu cứ ngân lên
giữa khoảnh khắc nhỏ hơn từng giây
chút miligam một cánh gió
còn lâng lâng trên con đường bỏ ngõ
chỉ mong manh như để dành
cho những chất chồng còn neo đậu
sau vết cạn sương nhòa quãng vắng
ánh trăng!
phả mùi hương còn vương ở vùng xa xăm cát sỏi
dưới đáy hồ bi bô câu hát
đứa trẻ sơ sinh nhớ người mẹ vô hình
khát khao từng dòng sữa tha thiết
góp vào hạt mầm tách vỏ vi vu
phiêu du bản điệp khúc
thoát xác xa gần
cân đối trong huyền hồ tịnh lắng
ẩn thư!
Lối ngã Phong Điền
với chiếc lá!
tan ra trong khoảnh khắc vàng
trên con đường vương hương thầm của giọt mật
sỏi vô tri góp chút tình
nơi cánh gió vòng xoay con tạo mong manh
vết cắt!
sắp thành vô phương để nỗi đau
chảy lan khỏi dung phần thể tích khe núi
hóa đá từ sự bùi ngùi, hờ hững, lãng quên
kế bên!
con quay cứ tạo ra
bản tiết tấu giai điệu vô hình
trong chính mình
bằng những con đường riêng!
TRƯƠNG NGỌC HẢI
Đôi khi mình chiếc lá
Tặng anh Trương Pháp
vì ngọn lửa còn cháy cuối ngày
Đôi lần về chốn nhớ
khi chiều còn lim dim
mình một mình chân bước
chiếc lá già nằm im
lá buồn trông con nước.
Cháy lòng chưa dừng được
hết ngày chim về đâu
chiều mỏi mòn đôi cánh
mộng một giấc u sần
mị mị ta miên man
Đôi lần nẻo đường làng
khi chân trời đã nhạt
về thăm nơi bến tắm
con thuyền lá trôi ngang
nước êm ru ngày tháng…
Chở nỗi nhớ theo dòng
niềm mênh mông trôi xa
mơ rồi mình chiếc lá
xuôi khỏi chiều hối hả
đi tìm đâu hôm qua.
Trại sáng tác Trẻ - Phong Điền 2012
(SĐB9-12)
CHƠN ĐỨCLTS: Trường Trung cấp phật học Huyền Không thuộc hệ phái nguyên thuỷ Thừa Thiên Huế dịp tết Nguyên Đán Ất Dậu 2005 đã phát động cuộc thi sáng tác thơ văn nhằm khuyến khích Tăng Ni sinh trên con đường “Duy tuệ thị nghiệp”.Sông Hương trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Cuộc đi cuộc về” của CHƠN ĐỨC được giải nhất trong cuộc thi này.
LTS: Đây là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, hồi đó ký tên là Chiêm Thanh, in ở báo Mai, số tháng 11/1964. Ngày ấy tác giả mới 27 tuổi. Truyện mang hơi hướm của văn học hiện sinh rất phổ biến thời bấy giờ: Một nỗi cô đơn đến xa lạ, cùng với niềm kiêu hãnh thầm kín về chính bản thân mình, và tình yêu cũng trở thành một chỗ ẩn náu không an toàn trước một chủ thể đã tự khẳng định trong sự đề kháng như một thứ tự do tuyệt đối.Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu lại truyện ngắn “Vườn cỏ ngủ yên” để bạn đọc hiểu rõ hơn con đường văn học đầy trăn trở của tác giả.
CAO THỊ VÂN ANH Kính viếng cô yêu dấu!Từ khi là một cô bé con tôi đã mong Tết về. Tôi mong Tết về không phải là vì được nghỉ mấy ngày Tết rong chơi ngoài đồng cùng lũ bạn trong xóm, càng không phải là do bữa cơm ngày Tết của nhà tôi có bánh chưng và nhiều món ăn ngon khác hẳn với ngày thường. Tôi mong Tết đến là vì một lý do rất đơn giản: - Năm nào cũng vậy, cô tôi sẽ lại trở về quê vào một ngày giáp Tết.
Ý GIANGKhông biết vì sao cứ về chiều là nó buồn. Mà vì sao lại buồn nhỉ. Nó cứ đi đi lại lại mà miệng cứ lầm bầm cái gì đó chẳng có ai hiểu nổi. Mà chính nó cũng không hiểu nữa cơ mà.
TRÂN GIANGCây cải mẹ trồng nay đã hóa thành cây cải dạiLặng lẽ giữa đồng, ngơ ngác trổ hoaCon vô tình, chiều thơ thẩn bước quaNghe mùi cải cay nồng trong sống mũi
LÊ THỊ DIỄM HẰNG(Nhóm nghiên cứu - phê bình lý luận trẻ)
Nguyễn Văn Luân - Phan Thị An (Khoa Văn ĐHSP Huế)
LÊ THỊ QUANG HYPhải chi anh đừng đếnPhải chi em đừng đếnÁnh mắt tìm ánh mắtXốn xang trước xuân thì
LTS: Như đã thông báo ở cuộc toạ đàm “Văn học trẻ Huế - nhìn lại và phát triển”, chuyên mục Trang viết đầu tay trên Sông Hương từ nay sẽ xuất hiện đều đặn trở lại và dành cho những trang sáng tác đầu đời của các tác giả tuổi dưới ba mươi. Chuyên mục chờ đón tất cả những sáng tác đầu tiên của các tác giả trẻ trên khắp mọi miền đất nước. Tác phẩm gửi về cho chuyên mục này xin ghi rõ “Bài gửi Trang viết đầu tay” và có vài dòng thông tin về tác giả.Dưới đây, xin giới thiệu ba tác giả trẻ đến từ các trường đại học ở Huế và ở Hà Nội.
...Dáng mong manh, dáng ngời ngờiCó mang dáng mẹ một đời bận conLòng trong trắng, mắt mỏi mònHừng hừng sau những mấy ngàn mây che...
...Ôi thời gian của những tháng ngày quaTa vô tình hái hoa và bắt bướmĐể bây giờ nuối tiếc quãng đường đi...
LÊ PHƯƠNG THẢOSân ga thưa thớt bóng người. Vài chiếc xe đang nằm đợi khách trên nền gạch bỏng rát. Nắng hầm hập đỏ lửa. Quán xá vắng vẻ khách, bà chủ quán miệng móm mém nhai trầu, tay cầm quạt, quạt phành phạch để cố xua đi cái nóng đang bám lấy người.
Ngô Thị Thục Trang - Đinh Ngọc Anh - Lê Thị Quỳnh Thư - Hoàng Thị Huyền Trang - Lê Thế Lạp - Nguyễn Thị Huỳnh Nga
NGÔ HỮU KHOATruyện ngắn
Lâu nay Trang viết đầu tay luôn là một không gian thoáng đãng dành để “trưng bày” những cây bút có triển vọng trên khắp đất nước. Từ đấy, khá nhiều tác giả đã tìm được mình trong cuộc dấn thân đầy bi lụy. Số báo này, Sông Hương xin giới thiệu hai khuôn mặt hoàn toàn vô ưu trong nếp nghĩ và trong sáng trong cách thiền định; như một chút tình mong hồi âm tới tâm hồn vốn rất nhạy cảm của những bạn thơ.
ĐẶNG NHƯ PHỒN - TRẦN VĂN LIÊM
PHAN ĐÌNH ĐẢMTruyện ngắn
NGUYỄN LIÊM - NGUYỄN ĐỨC DUY
BẠCH DIỆPLGT: Cách đây hơn 20 năm, tôi được mời đi sáng tác về ngành Công an cùng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ. Đi cùng chúng tôi là một nữ công an trẻ xinh đẹp, hát hay, tên là Bạch Diệp. Rồi cuộc mưu sinh cơm áo dằng dặc, tôi không còn biết Bạch Diệp trôi dạt về đâu nữa. Tình cờ mới đây, tôi nhận được điện thoại của Diệp: “Diệp vẫn còn sống đây. Vẫn ở Huế...”. Mới hay Bạch Diệp mở một gallery tranh nhỏ ngay đầu cầu Trường Tiền. Gặp lại Bạch Diệp, điều ngạc nhiên nhất đối với tôi là em làm thơ. Một thứ thơ mới mẻ, đầy tâm trạng. Xin giới thiệu với bạn đọc chùm thơ mà theo Bạch Diệp thì “còn non lắm”... NGÔ MINH
Bỗng dưng đi dọc phốGặp trong ánh mắtChủ những căn nhàNhư thể vỡ oà những điều họ nghĩ...