Thơ đầu tay 07-2005

14:24 18/03/2009
Lê Thị Phương Thảo - Hoàng Lan


LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO

Long lanh

Long lanh là hạt sương
Em xâu thành chuỗi ngọc
Long lanh là nốt nhạc
Em hát bên cung đàn
Long lanh giọt mưa tan
Mang mang khi hạ tới
Long lanh dấu chấm hỏi
Khi giọt nước tràn ly
Anh nhẹ nhàng ra đi
Điều long lanh chấm dứt

Mẹ

Ngày xưa tóc mẹ màu xanh
Bây giờ tóc mẹ nhuốm thành màu mưa
Mẹ nhường mái tóc ngày xưa
Cho con xinh xắn tuổi mùa đôi mươi
Chắt chiu cả một kiếp người
Giọt mồ hôi mặn nụ cười héo hon
Để cho con được vuông tròn
Mẹ là tất cả trong con suốt đời

HOÀNG LAN

Khát vọng

Em xa anh. Mùa đông không gần nữa
Đêm. Dế buông mành
Em căng ra như lửa
Chao ôi con gái

Một chiếc tình con
Mỏi mòn khuy áo
Mơ hồ dõi bóng anh

Nhớ ư? không khỏi sượng sùng
Xứ sở bốn mùa nhiệt đới
Thắc thỏm mông lung
Thổn thức giữa lưng chừng miền nhớ
Yêu anh ư? Lẽ nào không thể
Giữa hư không
Một giọt đàn ông.

Biển đêm

Khi đom đóm buông nương
Hải đăng căng mình dò dẫm
Màu đêm đã thành tinh
...
Gió rướn mình
Khe khẽ
Trùm môi liếm cát
Sóng thúc vào đêm
Dồn dập

Trăng xoải mình hổn hển
Chờ
Cơn gió thốc
Hằn học còi tàu
Rúc bình minh

(197/07-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • CHƠN ĐỨCLTS: Trường Trung cấp phật học Huyền Không thuộc hệ phái nguyên thuỷ Thừa Thiên Huế dịp tết Nguyên Đán Ất Dậu 2005 đã phát động cuộc thi sáng tác thơ văn nhằm khuyến khích Tăng Ni sinh trên con đường “Duy tuệ thị nghiệp”.Sông Hương trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Cuộc đi cuộc về” của CHƠN ĐỨC được giải nhất trong cuộc thi này.

  • LTS: Đây là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, hồi đó ký tên là Chiêm Thanh, in ở báo Mai, số tháng 11/1964. Ngày ấy tác giả mới 27 tuổi. Truyện mang hơi hướm của văn học hiện sinh rất phổ biến thời bấy giờ: Một nỗi cô đơn đến xa lạ, cùng với niềm kiêu hãnh thầm kín về chính bản thân mình, và tình yêu cũng trở thành một chỗ ẩn náu không an toàn trước một chủ thể đã tự khẳng định trong sự đề kháng như một thứ tự do tuyệt đối.Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu lại truyện ngắn “Vườn cỏ ngủ yên” để bạn đọc hiểu rõ hơn con đường văn học đầy trăn trở của tác giả.

  • CAO THỊ VÂN ANH          Kính viếng cô yêu dấu!Từ khi là một cô bé con tôi đã mong Tết về. Tôi mong Tết về không phải là vì được nghỉ mấy ngày Tết rong chơi ngoài đồng cùng lũ bạn trong xóm, càng không phải là do bữa cơm ngày Tết của nhà tôi có bánh chưng và nhiều món ăn ngon khác hẳn với ngày thường. Tôi mong Tết đến là vì một lý do rất đơn giản: - Năm nào cũng vậy, cô tôi sẽ lại trở về quê vào một ngày giáp Tết.

  • Ý GIANGKhông biết vì sao cứ về chiều là nó buồn. Mà vì sao lại buồn nhỉ. Nó cứ đi đi lại lại mà miệng cứ lầm bầm cái gì đó chẳng có ai hiểu nổi. Mà chính nó cũng không hiểu nữa cơ mà.

  • TRÂN GIANGCây cải mẹ trồng nay đã hóa thành cây cải dạiLặng lẽ giữa đồng, ngơ ngác trổ hoaCon vô tình, chiều thơ thẩn bước quaNghe mùi cải cay nồng trong sống mũi

  • LÊ THỊ DIỄM HẰNG(Nhóm nghiên cứu - phê bình lý luận trẻ)

  • Nguyễn Văn Luân - Phan Thị An (Khoa Văn ĐHSP Huế)

  • LÊ THỊ QUANG HYPhải chi anh đừng đếnPhải chi em đừng đếnÁnh mắt tìm ánh mắtXốn xang trước xuân thì

  • LTS: Như đã thông báo ở cuộc toạ đàm “Văn học trẻ Huế - nhìn lại và phát triển”, chuyên mục Trang viết đầu tay trên Sông Hương từ nay sẽ xuất hiện đều đặn trở lại và dành cho những trang sáng tác đầu đời của các tác giả tuổi dưới ba mươi. Chuyên mục chờ đón tất cả những sáng tác đầu tiên của các tác giả trẻ trên khắp mọi miền đất nước. Tác phẩm gửi về cho chuyên mục này xin ghi rõ “Bài gửi Trang viết đầu tay” và có vài dòng thông tin về tác giả.Dưới đây, xin giới thiệu ba tác giả trẻ đến từ các trường đại học ở Huế và ở Hà Nội.

  • ...Dáng mong manh, dáng ngời ngờiCó mang dáng mẹ một đời bận conLòng trong trắng, mắt mỏi mònHừng hừng sau những mấy ngàn mây che...

  • ...Ôi thời gian của những tháng ngày quaTa vô tình hái hoa và bắt bướmĐể bây giờ nuối tiếc quãng đường đi...

  • LÊ PHƯƠNG THẢOSân ga thưa thớt bóng người. Vài chiếc xe đang nằm đợi khách trên nền gạch bỏng rát. Nắng hầm hập đỏ lửa. Quán xá vắng vẻ khách, bà chủ quán miệng móm mém nhai trầu, tay cầm quạt, quạt phành phạch để cố xua đi cái nóng đang bám lấy người.

  • Ngô Thị Thục Trang - Đinh Ngọc Anh - Lê Thị Quỳnh Thư - Hoàng Thị Huyền Trang - Lê Thế Lạp - Nguyễn Thị Huỳnh Nga

  • NGÔ HỮU KHOATruyện ngắn

  • Lâu nay Trang viết đầu tay luôn là một không gian thoáng đãng dành để “trưng bày” những cây bút có triển vọng trên khắp đất nước. Từ đấy, khá nhiều tác giả đã tìm được mình trong cuộc dấn thân đầy bi lụy. Số báo này, Sông Hương xin giới thiệu hai khuôn mặt hoàn toàn vô ưu trong nếp nghĩ và trong sáng trong cách thiền định; như một chút tình mong hồi âm tới tâm hồn vốn rất nhạy cảm của những bạn thơ.

  • ĐẶNG NHƯ PHỒN - TRẦN VĂN LIÊM

  • PHAN ĐÌNH ĐẢMTruyện ngắn

  • NGUYỄN LIÊM - NGUYỄN ĐỨC DUY

  • BẠCH DIỆPLGT: Cách đây hơn 20 năm, tôi được mời đi sáng tác về ngành Công an cùng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ. Đi cùng chúng tôi là một nữ công an trẻ xinh đẹp, hát  hay, tên là Bạch Diệp. Rồi cuộc mưu sinh cơm áo dằng dặc, tôi không còn biết Bạch Diệp trôi dạt về đâu nữa. Tình cờ mới đây, tôi nhận được điện thoại của Diệp: “Diệp vẫn còn sống đây. Vẫn ở Huế...”. Mới hay Bạch Diệp mở một gallery tranh nhỏ ngay đầu cầu Trường Tiền. Gặp lại Bạch Diệp, điều ngạc nhiên nhất đối với tôi là em làm thơ. Một thứ thơ mới mẻ, đầy tâm trạng. Xin giới thiệu với bạn đọc chùm thơ mà theo Bạch Diệp thì “còn non lắm”...                                                            NGÔ MINH

  • Bỗng dưng đi dọc phốGặp trong ánh mắtChủ những căn nhàNhư thể vỡ oà những điều họ nghĩ...