Thiền sư Từ Đạo Hạnh - từ chùa Láng đến chùa Thầy

15:54 26/05/2010
NGUYỄN HỮU SƠN1. Trong trường kỳ lịch sử Việt Nam, danh nhân thiền sư Từ Đạo Hạnh (?- 1117) là một trong những hiện tượng văn hóa chứa đựng nhiều điều nghịch lý:

Tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh - Ảnh: Internet

- Ông là người có một tiểu sử minh bạch, có tên húy (Từ Lộ), tên cha (Từ Vinh), tên mẹ (Tăng Thị Loan) và quê hương bản quán rõ ràng (hương Yên Lãng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa- Hà Nội). Ấy thế mà rồi ông được tôn vinh vào hàng Thánh, thánh Láng, thánh Từ Đạo Hạnh, có phép thần thông rồi thác sinh làm vua Lý Thần Tông (1128- 1138), sau còn là hậu thân Lê Thần Tông (1619- 1643)

- Hành trạng của ông sớm được văn bản hóa trong sử sách (An Nam chí lược, 1333, Thiền uyển tập anh, 1337, Việt điện u linh, 1329, Đại Việt sử ký toàn thư, 1479 và những bia ký khác) song đồng thời vẫn luôn luôn được thêu dệt, huyền thoại hóa, cổ tích hóa, dân gian hóa...

- Từ điểm nhìn địa- văn hóa có thể nhấn mạnh thêm, gắn với tên tuổi và cuộc đời hành đạo của ông, cả vùng quê sinh (chùa Láng- Chiêu Thiền tự) và nơi qua đời (chùa Thầy- Thiên Phúc tự) đều là thắng tích, di tích lịch sử lớn của đất nước. Đó cũng là những nơi tổ chức nhiều lễ hội, hội chùa, trò diễn sự tích, thơ ca đề vịnh và đi vào tục ngữ, ca dao:

            - Hạn hán xuống thăm cha,
            Mồng bảy tháng ba lên thăm mẹ.
            - Nhớ ngày mồng bảy tháng ba,
            Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy...

Và thêm nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890- 1969) đều đã đến thăm cả hai di tích này. Vào ngày 4 tết Bính Tuất (tức 5- 2- 1946), Người đã về chùa Láng khai mạc chợ phiên của nhân dân ngoại thành Hà Nội ủng hộ Nam Bộ chống Pháp. Trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, Người đã ba lần đến thăm và làm việc tại chùa Bối Am, tục gọi chùa Một Mái, là một điểm trong quần thể di tích chùa Thầy.

Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu khảo sát, lý giải hiện tượng văn hóa Từ Đạo Hạnh liên quan với hai di tích lịch sử quan trọng: chúa Láng- chùa Thầy.

2. Cả hai nơi chùa Láng và chùa Thầy đều giống nhau một điểm là thờ Từ Đạo Hạnh và thờ cả Lý Thần Tông.

Sách Đại Nam nhất thống chí chép về chùa Chiêu Thiền: “Ở trại Yên Lãng, huyện Vĩnh Thuận, là chỗ Từ Đạo Hạnh tu luyện thường ngày. Nay trong chùa thờ Từ Đạo Hạnh, lại thờ Lý Thần Tông. Chùa có hòm gỗ chứa sách Phạn bằng lá đồng là di tích xưa”, đồng thời ghi về chùa Thiên Phúc: “Ở chân núi Sài Sơn, huyện Yên Sơn, xưa gọi là am Hương Hải, lại gọi là viện Bồ Đà. Trong chùa, phía tả thờ tượng thiền sư họ Từ, phía hữu thờ tượng vua Lý Thần Tông, ở giữa thờ tượng Phật”. Gắn nối với những sự kiện được ghi trong sách Thiền uyển tập anh thì biết rằng thiền sư Tà Đạo Hạnh sinh ra và hành đạo chủ yếu ở địa bàn chùa Láng. Xét đoạn dẫn: “Vua thuận theo lời tâu của Sùng Hiền hầu. Sư bèn đi ngay đến phủ đệ của Sùng Hiền hầu, vào thẳng nơi phu nhân đang tắm mà nhìn. Phu nhân tức giận nói lại với chồng. Nhưng Sùng Hiền hầu đã biết trước nên không căn vặn gì”. Điều này phải chăng đã hé lộ khả năng nhà sư đã thực hiện một thủ thuật “chữa bệnh” như thế nào đó cho vợ Sùng Hiền hầu. Thêm nữa, các tài liệu đều xác nhận chùa Thầy- Thiên Phúc tự là nơi sư “trút xác”. Vậy có phải chùa Thầy là nơi sư tu tập nhiều năm hay chỉ đến trụ trì sau sự kiện “chữa bệnh” cho vợ Sùng Hiền hầu và ngay thời gian bà sinh con thì sư “trút xác” tại miền non cao này? Xin đặt một dấu hỏi ở đây về cái chết khá bí ẩn cũng như mối quan hệ đáng ngờ giữa Từ Đạo Hạnh và hậu thân của ngài là Dương Hoán Lý Thần Tông? Song dù thế nào thì hiển nhiên mối quan hệ Từ Đạo Hạnh- Lý Thần Tông và hai vùng đất thiêng chùa Láng- chùa Thầy đã gắn liền như một chỉnh thể văn hóa- lịch sử thống nhất, vừa huyền ảo vừa tiềm ẩn một khả năng đầy tính hiện thực nào đó.

3. Xem xét riêng ở phạm vi chùa Láng có thể thấy thiền sư Từ Đạo Hạnh đã tạo nên một vùng quang phổ văn hóa rộng lớn. Trước hết, đó là sự hiện diện điểm di tích chùa Láng gắn liền với tên tuổi nhà sư, một nơi còn để lại nhiều bia ký, một ngôi chùa qua nhiều lần trùng tu đến nay vẫn tồn tại cả quần thể kiến trúc tọa lạc giữa khoảng đất rộng, còn nhiều bóng cổ thụ, hài hòa với không gian và cảnh quan thiên nhiên.

Chùa Láng - Ảnh: chuaviet.com.vn


Bân cạnh chùa Láng được coi là trung tâm lại đã hình thành cả một tiểu vùng văn hóa Láng với nhiều đền miếu, chùa chiền, trải dọc theo bờ sông Tô Lịch. Đó là chùa Nền tương truyền chính là nền nhà của Từ Đạo Hạnh, chùa Hoa Lăng (xưa còn gọi Ba Lăng) là nơi thờ phụ mẫu vốn rất nổi tiếng “Nam thiên tích tự hiện Ba Lăng, nhất phương thắng cảnh, thiên cổ danh lam” (Nơi trời Nam có chùa Ba Lăng, thắng cảnh một phương, danh lam ngàn đời”. Điều đáng chú ý là chùa Ba Lăng chính là nơi bà Tăng Thị Loan từng đến tu, dựng xây chùa và qua đời, sau được vua Lý Thần Tông xuất tiền tôn tạo, tạc tượng phối thờ quan Đô sát Từ Vinh (cha), bà Tăng Thị Loan (mẹ) và chính Từ Đạo Hạnh. Thực tế này càng chứng tỏ ngờ vực về mối quan hệ Từ Đạo Hạnh- Lý Thần Tông trên kia là có cơ sở. Về sau này, vua Lý Anh Tông (1138- 1175) cho mở mang chùa Láng phối thờ cả Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông. Hàng năm, đến ngày giỗ thánh 7 tháng 3 âm lịch, nhân dân mở hội Láng rước thánh từ chùa Láng qua sông Tô Lịch lên chùa Hoa Lăng thăm mẹ. Lời tục truyền “Hạn hán xuống thăm cha, mùng 7 tháng ba lên thăm mẹ” chính là nói về sự kiện này.

Cách chùa Láng khoảng vài ba cây số còn có chùa Duệ Tú (thuộc thôn Tiền, xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây, nay thuộc địa phận quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội). Nơi đây thờ thiền sư Đại Điên, người có tên tục là Lê Nghĩa, có cha là Lê Hưng, mẹ là Nguyễn Thị Phan, Trong sách Thiền uyển tập anh và một số nguồn tư liệu khác cho rằng Từ Đạo Hạnh đối nghịch với Đại Điên và ông chính là hậu thân Điều Ngự Giác Hoàng, vậy mà ông lại được dân làng trọng vọng, được lập làm thành hoàng, được các triều đại phong kiến sắc phong và ban thêm mỹ tự Huệ Trí đại vương. Thêm nữa, cũng vào ngày 7 tháng ba hàng năm, dân làng vẫn mở hội chùa và dẫn lại sự tích thiền sư. Như vậy, cái nhìn hiện thực cho thấy một hình ảnh sư Đại Điên pháp thuật tài ba, được tôn trọng, kính thờ, còn tư duy huyền thoại in đậm sắc màu Mật tông lại cho thấy một pháp sư Đại Điên đối lập và chịu thất bại trước thiền sư Từ Đạo Hạnh. Dẫu sao, ông cũng là nhân vật lịch sử có quan hệ chặt chẽ với Từ Đạo Hạnh và góp phần tạo nên truyền thuyết trong cả một hệ thống văn hóa dọc bờ sông Tô.

4. Từ chùa Láng đi khoảng 20 km là đến chùa Thầy. Chùa được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072- 1127). Theo thuyết phong thủy thì núi Sài là con rồng lẻ đàn, nhà chùa được dựng vào giữa hàm rồng, sân chùa là lưỡi rồng, Thủy Đình là Ngọc, còn núi non xung quanh là rùa, phượng chầu về.

Chùa Thầy - Ảnh: cad.vn


Mặc dù sử sách cổ không miêu tả thật rõ nhưng vẫn có thể tính đến hai khả năng về thời gian sư Từ Đạo Hạnh đến tu tập, hoặc ngài đến từ sớm, từng dạy học, hái thuốc giúp dân và tổ chức những trò vui như đánh vật, đá cầu, hát chèo, múa rối nước, hoặc ngài đến đây vào khoảng cuối đời gần với sự kiện “thác sinh” thành Lý Thần Tông. Dù thế nào thì ngài vẫn được kính thờ, đặc biệt trở nên kỳ vĩ với huyền tích ở hang Thánh Hóa, nơi vách hang đá có những vết lõm tượng hình như vết đầu, vết chân và vết tay mà thiền sư tì vào lúc trút xác. Với uy vọng ấy, chùa ngài tu được gọi là chùa Thầy, núi ngài hóa là núi Thầy, làng ngài sống là làng Thầy, tất cả hợp thành một không gian văn hóa in đậm dấu ấn danh nhân Từ Đạo Hạnh.

Dân gian có câu “Nhất vui là hội chùa Thầy”. Lễ hội ngày 7 tháng ba diễn ra hết sức sôi động, đặc biệt có biểu diễn trò múa rối nước ở nhà Thủy Đình giữa hồ Long Trì. Theo khảo sát của một số nhà nghiên cứu, thiền sư Từ Đạo Hạnh đồng thời còn là một nghệ sĩ chèo và có những đóng góp quan trọng trong bước đi ban đầu của bộ môn nghệ thuật sân khấu dân tộc đặc sắc này. Qua thời gian tám, chín thế kỷ, vùng quê chùa Thầy lại góp thêm nhiều tên tuổi danh nhân, góp thêm nhiều trang thơ ca đề vịnh, góp phần làm sáng danh hình tượng danh nhân văn hóa Từ Đạo Hạnh và cảnh quan thắng tích chùa Thầy.

5. Danh nhân văn hóa- thiền sư- nhà thơ Từ Đạo Hạnh là người đã tạo lập và xác định vững chắc mối quan hệ chùa Láng, chùa Thầy, góp phần mở mang, phát triển vùng văn hóa phía Tây Hà Nội, mở ra chiều hướng giao lưu sinh động cho vùng đệm văn hóa Hà Nội- Hà Tây. Có thể nói thêm rằng hiện tượng danh nhân văn hóa Từ Đạo Hạnh đã có nhiều khúc xạ qua thời gian và không gian, trong đó tàng trữ nhiều yếu tố của Phật- Nho và Đạo giáo, đồng thời thể hiện khả năng trầm tích nhiều yếu tố folklore và còn bảo lưu cho đến tận ngày nay. Đó cũng chính là điều kiện cho trí tưởng tượng dân gian cất cánh, là cơ sở để gắn kết hai địa danh, hai tiểu vùng văn hóa chùa Láng, chùa Thầy qua sự tích thiền sư Từ Đạo Hạnh đậm đặc màu sắc văn hóa tâm linh, vẻ kỳ ảo và cuốn hút của hình tượng danh nhân văn hóa.

N.H.S
(140/10-00)
'



Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN NHÃ TIÊN                         Bút ký"Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ. Hưng tộ diên trường ức vạn xuân". Nghĩa là: đất nước Hồng Lam sau ta năm trăm năm sẽ là một thời kỳ hưng thịnh vạn mùa xuân.Không hiểu những tương truyền về "sấm ký" Trạng Trình "ứng nghiệm" đến dường nào, đâu là nguyên bản và thực hư ra sao? Có điều, chúng tôi đang viếng thăm làng quê Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo - quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đúng vào cái khoảng thời gian "sau năm trăm năm" ấy, và nhất là vào giữa cái kỳ gian mà đất nước đang từng ngày" Hưng tộ diên trường ức vạn xuân".

  • TRẦN HOÀNGTrong tiếng Việt, từ "Văn vật" là một từ thuộc nhóm từ gốc Hán và cùng tồn tại song song với các từ: Văn hoá, Văn hiến, Văn minh. Người xưa thường dùng từ này để nói, viết về truyền thống văn hoá của một vùng đất, hoặc của một địa phương. Chẳng hạn, lâu nay, cư dân đồng bằng Bắc bộ đã có câu: "Thăng Long là đất ngàn năm văn vật". Song có lẽ từ "Văn vật" xuất hiện nhiều nhất trong các cụm từ "làng văn vật", "danh hương văn vật". Điều này cho thấy từ xa xưa, tổ tiên ta đã rất quan tâm đến "văn hoá làng" và "làng văn hoá".

  • TÔ VĨNH HÀTrong lịch sử loài người, có những bức tranh, những pho tượng lấp lánh toả ánh hào quang lặng im của chúng trong sự lâu bền của năm tháng. Có những ký ức có thể thi gan cùng vĩnh cửu. Nhưng có lẽ, ngôn từ có sức mạnh riêng mà không một thách thức nào, dù là của không gian hay thời gian có thể làm nhạt nhoà những âm vang của nó. Tất nhiên, một khi nó đã đi vào trái tim và khối óc của con người. 1034 chữ của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một trong những áng ngôn từ có sức sống bền vững với thời gian như thế.

  • TRẦN QUỐC TOẢN Tôi sinh ra và lớn lên giữa làng Hến bé nhỏ bên bờ sông La xã Đức Tân (tức Trường Sơn ngày nay) huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh. Qua sự nhọc nhằn của cha, vất vả của mẹ đã đút mớm cho tôi từng thìa nước hến, bát cháo hến để rồi tôi lớn dần lên.

  • HỒ TƯNằm trên dải cát ven phá Tam Giang, từ xưa làng tôi cũng đã có một ngôi đình. Đến năm 1946, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, Chính quyền cách mạng đã vận động nhân dân triệt phá ngôi đình để tránh cho Tây khỏi làm nơi trú đóng.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Đất nước ta, miền Bắc và miền nối liền nhau bằng một dải đất dài và hẹp gọi là miền Trung. Dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới phía Tây như một cột sống vươn những chi nhánh dài ra tận biển Đông, làm thành những đèo, trong đó hiểm trở là đèo Hải Vân.

  • PHẠM TIẾN DUẬT1.Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, khi nghiên cứu về dân tộc học, có luận điểm cho rằng, trong quá trình định cư dần dà từ Bắc vào Nam, các cộng đồng, một cách tự nhiên, hình thành từng vùng thổ âm khác nhau.

  • PHAN THUẬN AN.Nhiều người từng đến Lăng Cô hoặc nghe nói đến địa danh Lăng Cô, nhưng ít ai biết rằng vua Khải Định là người phát hiện ra khu du lịch nghỉ mát này.Có thể nói vua Khải Định là ông vua thích du lịch nhất trong số 13 vị vua triều Nguyễn (1802- 1945). Trong đời mình, nhà vua đã đi du lịch nhiều nơi tring nước và cả nước ngoài nữa.

  • Thiền tông, nhờ lịch sử lâu dài, với những Thiền ngữ tinh diệu kỳ đặc cùng truyền thuyết sinh động, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Á đông xưa và thấm nhuần văn hóa Tây phương ngày nay nên đã cấu thành một thế giới Thiền thâm thúy, to rộng.

  • Anh tôi đang giàu lên với nghề nuôi rắn độc, bị con hổ mang hỏi thăm vào tay. Mấy tiếng đồng hồ cáng tắt qua các cánh rừng đến bệnh viện huyện được cứu sống, nhưng vết thương bị hoại tử, hơn tháng sau mới xuất viện, tiêu tốn hơn chục triệu. Năm sau anh tôi lại bị chính con hổ mang ấy hỏi thăm ở tay kia. Lần này thì tôi đánh xe đi mời thầy thuốc rắn bản Lúng.

  • Đó là làng Lệ Mật thuộc xã Việt Hưng, (thị trấn Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Làng này có nghề nuôi bắt rắn, tới nay đã qua 900 năm.

  • Các hoàng đế nước Việt xưa phần lớn giỏi chữ Hán, biết thơ văn, trải Lý, Trần, Lê, Nguyễn đời nào cũng có các tác phẩm ngự chế quý giá. Nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều nằm trong quỹ đạo Nho Giáo, dùng chữ Hán và chữ Nôm để diễn đạt cảm xúc về tư tưởng của mình.

  • "Sang Xuân ta sẽ ăn Tết khai hạ vào ngày mùng 7 tháng Giêng".     Vì sao vua Quang Trung dám tuyên bố cả quyết như trên trước mặt ba quân? Tất cả bí mật của cuộc hành binh khôi phục Thăng Long đều được "gói trọn" trong một chiếc bánh chưng.

  • LGT: Nhà văn Thái Vũ với những cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như Cờ nghĩa Ba Đình, Biến động - Giặc Chày Vôi, Huế 1885... nay đã gần 80. Tuổi già sức yếu song ông đã hoàn thành tập Hồi ức, gồm 4 phần dày dặn. Trong đấy phần II: HUẾ - QUẢNG NGÃI VÀ LK5 là những trang hồi ức đầy “xốn xang” trước và sau CM tháng Tám.Sông Hương xin trích đăng một phần nhỏ gửi tới bạn đọc nhân kỷ niệm ngày CM tháng Tám thành công và Quốc khánh 2 – 9. 

  • Nếu kể cả những công trình nghiên cứu văn hóa, địa lý, lịch sử có đề cập đến các địa danh ở các tỉnh Trung Trung Bộ thì xưa nhất phải kể đến “ Ô Châu cận lục” của Dương Văn An đời Mạc chép về sông núi, thành trì, phong tục của  xứ Thuận Quảng, từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Kế đến là “ Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn tập hợp những tài liệu về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa trong thời gian làm đô đốc xứ Thuận Hóa cuối thế kỷ 18.