TRẦN VÀNG SAO
Ảnh: internet
Thi sĩ
THI SĨ
tôi hát ca mặt trời
đêm có gió mát và mùi trái cây
tôi hát ca mọi người sung sướng
tôi hát ca tôi giàu sang cửa nhà to lớn
con cái mạnh khỏe tốt đẹp
trong thơ tôi có vàng
cơm muối sống thịt cá
và sương mù buổi sớm mai trên biển
bông cỏ thơm ngoài đồng
mọi người hãy đứng dậy vỗ tay hoan hô muôn năm
những người yêu nhau và muôn năm tôi được làm người ở đời có cơm ăn áo mặc
còn tôi
thi sĩ cười vui
ngợi ca mọi người hiền lành và thật thà
ĐỨA BÉ
này con diều giấy của tôi đang ở trên trời
chưa hết tháng năm trời chưa mưa
đường đi gió thổi cỏ khô trâu ăn không được
nước sông mặn
hến chết
con bò kéo xe đứng dưới bóng cây chảy nước miếng
ruồi đậu trên cục u lở ghẻ
người kéo xe úp cái mũ vải lên mắt nằm trên đống gỗ ngủ
có tiếng gọi tôi
thêm một con diều giấy bằng báo chữ tây nữa bay lên trời
con diều lộn vòng cố thoát ra khỏi vùng không gió
THI SĨ
tôi lang thang
như ngọn gió
đến nơi mặt trời mọc
cùng bầy trẻ áo xanh áo đỏ nhảy múa hát mừng một ngày bắt đầu
chim ăn trái nhả hột xuống nước
mặt trời rung trong giọt sương trên lá
cỏ non xanh tận chân trời
NGƯỜI KÉO MÀN
sân khấu dựng giữa chợ
thằng làm hề đứng trên cái thùng gỗ ngoài cửa nhăn mặt làm mèo chó
người đi ngang qua không có ai ngả mũ chào
tôi ngồi dựa cột đình nhắm mắt chờ kiểng đánh ăn cơm
cái mũ bình thiên nằm lăn trên đất
ĐỨA BÉ
tôi bắt bốn năm con chuồn chuồn châu chấu
ngắt hết cánh thả trên cỏ
rồi nhai một nắm lá keo non
nuốt cho thơm cổ
THI SĨ
bây giờ
tôi đứng cùng đám đông
mọi người nhìn mặt nhau nói cười không lạ
tôi đọc bài tưởng niệm những người đã chết hôm qua anh hùng
những người đã chết không có giấy đắp mặt
tôi hô muôn năm những người hôm nay còn sống
tương lai ở hai bàn tay chúng ta
máu và mồ hôi trên ngọn cờ này
tôi đang nhìn những người đi qua đường
những mặt vui những mặt buồn không che dấu
tôi nói như tôi thi sĩ
và tôi sẽ ngủ yên trên đám cỏ xanh này
em sẽ hôn tôi
như những người yêu nhau mới qua cơn hoạn nạn
NGƯỜI KÉO MÀN
chưa tới giờ mở cửa
thằng làm hề còn đánh trống hát ngoài cổng bán vé
hai đứa con tôi đang ngồi mút đường đen sau cánh gà
lạy trời đừng mưa
ĐỨA BÉ
cái đuôi con diều của tôi đứt một đoạn
hôm qua tôi lên phố
rất đông người đứng chung quanh một đứa bé bảy tám tuổi tàn tật làm hề
nhiều người vỗ tay cười
một ông già khom lưng lượm những đồng bạc kên dưới đất
tôi bỏ đi lên phía cầu
nước sông trong
khuya tôi nằm thấy mình
bóp chết một con gà con
hai tay tôi không có máu
khúc đuôi đứt của con diều rớt trên cồn mả
tôi nằm ngửa ngó trời
hát một câu hát người lớn cho vui
em về anh cũng về theo
THI SĨ
tôi cảm ơn em những cơn mưa buổi sớm mai tháng sáu
tôi hát bài ngợi ca em hân hoan tươi mát
và tôi hạnh phúc biết mấy
tôi nghe nước giọt ngoài mái ngói trên sỏi
NGƯỜI KÉO MÀN
cho tới khi chết đi sợi dây kéo màn cũng không buông tha tôi ra
tôi ngồi trên chiếc ghế này
ngoài kia là đám đông chen chúc nói cười
chắc tôi còn đủ sức đến lúc hết tuồng
ĐỨA BÉ
cây vông đồng chết khô không còn một ngọn lá
mấy con quạ đậu trên cành kêu to quá
tôi lượm một trái vông đồng ném xuống đất
tôi cười to nghe tiếng bể tan
mấy con quạ bay cao ra giữa trời
NGƯỜI KÉO MÀN
đứa nhắc tuồng cầm lẻ củi gõ xuống sân khấu ba tiếng
tôi chùi mắt đứng dậy kéo màn
thằng hề ngó tôi rồi bước ra sân khấu
thằng hề cúi chào khán giả
hai cái lông gà nhuộm phẩm xanh đỏ trên mũ rung rung
thằng hề nói
mọi người có quyền vỗ tay và bỏ ra về
tôi không làm cho mọi người buồn
đứa con gái bốn tuổi của tôi mới chết mấy hôm qua
tôi cúi lạy mọi người hãy cười cho thật to
tôi là một tên hề
làm khỉ làm chó kiếm cơm nuôi con
con tôi đã chết
tôi kéo màn lại
thằng hề nhìn tôi chảy nước mắt
không biết đêm mai trời có mưa không
Vỹ Giạ tháng ba năm 1985
(SH36/03&04-89)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI