HẠ NGUYÊN
Đêm thứ mười tám tôi mới lọt được vào căn nhà của em. Bấy giờ đang quá khuya và sự vắng ngắt như nhìn xói vào làm tôi kinh sợ.
Minh họa: Đình Văn
Tôi thắp đủ mười tám ngọn nến đăng quang cho lần đi tìm của mình. Mười tám ngọn nến ngày sinh nhật của em chưa cháy hết, em đã để dành cho tôi thắp sáng tuổi của em ở thảo nguyên này. Song, sự sáng chiếu rọi vào khoảng không chợt làm cho tôi thất vọng. Tôi cầm một ngọn nến đi từ đầu đến cuối hành lang, em không để lại một cái gì, cả chiếc khăn quàng cổ tích của lũ sói tha em đi ngày xưa... Có cái gì đó bay bay trước mắt tôi như là mảng màu đen và trắng của ký ức, nhưng tôi không có nhận ra nó.
Bởi vì không có em và tôi rệu rã hơn một vạn lần ở cõi bên ngoài có thể có vô tận đối với em, khoảng cách xin có một giới hạn vĩnh cửu để xóa đi bằng những lịch sự của văn minh loài người. Em để lại khoảng cách ấy bằng một dòng chữ chín chắn, tự nhiên! - "Đừng chờ em, hãy đến với em ở thảo nguyên thứ mười chín".
Tôi bỗng buột miệng cầu chúc ở đó là một thảo nguyên xanh và đón em về trong hạnh phúc.
Lời cầu chúc dừng lại bởi vì nó chỉ có thể bay trong khoảng tôi nghe được, hơn nữa, tôi sợ sự im lặng tiếp đến đầy bối rối.
Tôi bước những bước khuya khoắt về phía ô cửa kính, ở xa xa ngoài thảo nguyên đêm, có thể nhìn thấy những ranh giới mờ ảo.
Bất chợt, tiếng sói tru làm vỡ ánh trăng ngoài kia. Tôi bỗng sống động hẳn lên và yên lòng để hồi hộp. Hình như đó là cái-em-để-lại-mà-tôi-nhận-thấy, không phải lúc ấy tôi đang sống trong huyền thoại, sách vở hay trí tưởng tượng.
Tiếng sói tru mỗi lúc một gần hơn, cho đến khi tôi kịp nhìn thấy những bóng trắng nối nhau loang loáng, hướng mỏm về phía gió. Có lẽ tôi chợt lo sợ là những nhánh hoa dại, liệu có bị đạp nhầm không? Nhưng dẫu sao thì đêm rất lạnh ở thảo nguyên đã có sự ấm áp từ tấm thân của lũ sói. Có một điều gì đó thật trái ngược, nhưng đó lại là cảm giác có thật. Tôi đứng nhìn, nhìn mãi phía ngoài kia trăng chênh chếch một lá thuyền vàng và nhỏ, trời lấm tấm sao, nguyên thủy của vũ trụ bao giờ cũng như có một cái gì đó ráo nước và sạch sẽ. Mười tám ngọn nến trắng trong phòng vẫn sáng. Tôi bỗng muốn mở toang các cánh cửa.
Nhưng sự thoát mộng buộc tôi gài chặt cửa hơn. Gió có thể làm tắt những ngọn nến, và ít ra, lũ sói cũng đã đến gần, đã thấy chúng thấp thoáng ngoài vườn. Tôi hiểu chúng đang săn tìm hơi người. Tôi quay lại, mười tám ngọn nến vẫn cháy.
Khi điếu thuốc đã được đốt lên, tôi nhận ra gương mặt con sói già đang thất vọng ghê gớm ở ngoài kia cửa kính. Nó tru lên trước mắt tôi, nước mắt chảy hằn sâu một đường dọc khóe mũi xinh đẹp và ngang ngạnh.
Tôi bỗng hiểu nó đang lâm vào tình trạng thê thảm nhất trong đời nó. Bởi vì sau một hồi tru dài lịm cả thảo nguyên, nó xuống cầu thang gác một cách thận trọng vì chỉ còn ba chân lành lặn, và sau đó, với một quyết tâm bản năng, nó quay trở lên và bắt đầu phá cửa. Một vài con sói lên theo, số còn lại ngồi bất động, mắt dán vào ánh nến sáng trong phòng, chờ đợi.
Có lẽ là vợ nó, một con sói tinh ranh nào đó đang kỳ sinh nở, và như thế, không phải chỉ nuôi một mình nó mà còn vợ và lũ con nó ở nhà. Còn bên cạnh nó là cả những con sói khác cũng đang đói, mà chúng thì có thể đến lúc điên lên là xé xác nó.
Lũ sói đã bắt đầu bực dọc và chạy lui tới trong vườn. Bấy giờ tôi ngồi quay lưng về phía nó. Mặc xác lũ sói tấn công vô ích. Ngôi nhà em để lại giữa thảo nguyên thứ mười tám làm tôi yên lòng.
Tôi lật những trang nhật ký, em đã viết vào thảo nguyên tiếng lòng mình. Tôi hiểu tôi không có tội khi đọc những dòng chữ ấy, nơi mà tất thảy đều có thể trở thành của chung cho mọi người, cho cả trái tim chưa một lần nhìn thấy. Người chị của em đã đi về thế giới giấc mơ của những ánh hoa đen tuyền gỗ mun và có những đường viền trắng năm em mười tám tuổi. Trong hoài niệm tuổi mười tám em đi tìm một sự thật dữ dội, dẫu sự thật ấy có thể là một con sói già tru lên thảm thiết trong bước đường sinh tồn của nó.
Tôi gấp cuốn sổ lại, ở đâu đó trong thảo nguyên thứ mười chín em đang đi tìm điểm vô cùng của sự thật. Tôi quay trở lại khung cửa kính. Tiếng tru già khẳng khái - sự sinh tồn tuyệt đẹp và vô cùng tuyệt vọng của lũ sói đang thể hiện rõ trước mắt tôi - kẻ thất bại trước mong muốn thỏa hiệp với người khác trong sự thành thật. Tôi hiểu là tôi đang đối diện với sự thật mà em đã đi tìm, và chỉ trong giờ phút này thôi. Có một cái gì đó khiến tôi bỗng sợ rằng lũ sói sẽ hết kiên nhẫn và bỏ đi mất. Nếu có em ở đây, em sẽ mở cửa để đón lũ sói ấy, vì rằng đấy là sự thật của riêng em.
Và bằng linh cảm từ khi biết yêu mến cuộc sống, biết đi tìm em qua mười tám thảo nguyên, tôi hiểu rằng đó cũng là sự thật của riêng mình. Tôi mở cửa và bước ra phía thảo nguyên, đó là cách duy nhất để tan loãng vào em, vào thảo nguyên thứ mười tám mà em đã từng sống và yêu mến.
Tôi cho phép mình một chút đứng lại trong căn phòng trước giờ phút vĩnh biệt. Mười tám ngọn nến vẫn cháy. Nếu thắp nến cho tôi, em hãy thắp mười ba ngọn nến đỏ - con số bất khả kháng - và sau đó, mười ba ngọn nến trắng.
Tôi áp mặt vào cửa kính. Con sói già chờn vờn đôi tay mạnh mẽ trước mũi tôi. Sự sống và sự chết không chỉ cách biệt nhau bằng một tấm kính.
Tôi bất giác bật cười. Sói sẽ nghĩ như thế nào nhỉ? Mỗi khi có thể nó nhìn tôi như một anh chàng sở khanh đủ lời hứa hẹn và bây giờ chối bỏ thảo nguyên vô tận của em. Nó có thể cho rằng tôi trốn chạy khỏi sự thật trong vững chãi của đồ vật là ngôi nhà của em để lại.
Tôi thôi cười và cùng nó nhìn nhau qua tấm kính mỏng. Lần đầu tiên tôi cảm nhận được thế nào là ánh mắt của dửng dưng, vô tận và mãnh liệt của một sinh lực cũng vĩnh cửu không kém. Sau thoáng bàng hoàng, tôi nhận ra mình đang buồn ghê gớm.
Tôi quay lại phía mười tám ngọn nến cháy và hiểu rằng tôi không đi ra phía thảo nguyên với một ý niệm liều mạng để tuân theo một sự đòi hỏi tuyệt đối như là lòng trung tín của tôi đã làm đời tôi mất hết ý nghĩa, tôi cảm nhận tôi đã trong trắng như thế nào.
Trong giây phút sung mãn tuyệt vời, tôi nhắc lại tiếng của muôn thuở: "ANH YÊU EM. YÊU..."
Cảm xúc mãnh liệt của cái cung bậc và trạng thái tình cảm ấy dội vang trong căn phòng. Tôi nhận ra những âm tiết đang nối đuôi nhau thành một cuộc vũ hội bay qua thảo nguyên về phía vô cùng, nó đang bay qua miền thảo nguyên thứ mười chín - nơi em đến - và đi xa hơn nữa.
Không biết cửa kính đã bị phá vỡ loảng xoảng. Khi tôi quay lại định mở cửa ra thảo nguyên, lũ sói đã đứng trước mặt tôi.
Cái-sự-thật-em-đi-tìm đã không cho phép tôi kịp biểu lộ mối tình cảm hay nói với nó một điều gì. Tôi hiểu là tôi sẽ tan loãng vào thảo nguyên thứ mười tám không một dòng chữ hay một lời nhắn nhủ nào để lại.
Huế, 1 - 1991
H.N.
(TCSH47/05-1991)
THÁI NGỌC SAN
Kính tặng anh T.L
và anh em TNXP ở Tây Nguyên
LÊ MINH PHONG
Tôi cam đoan rằng một bé gái cũng có thể làm được những điều như thế. Nghĩa là tôi cũng có thể trèo lên ban-công và đi trên dãy lan can mỏng manh ấy. Điều đó thật đáng sợ.
TRẦN THỊ LINH CHI
Hễ nhắc đến Huế là ngoài bao kỷ niệm cũ xưa, bao hình bóng tưởng như đã phôi pha lại vụt hiện ra rõ mồn một như mới ngày hôm qua.
VIỆT HÙNG
Anh đứng trên cầu thẫn thờ nhìn xuống dòng sông. Khuya lắm! Có lẽ đã qua cái mốc thời gian của một ngày cũ. Không gian im ắng. Lâu lâu mới có một tiếng xe máy từ xa vọng về.
LTS: So với những giai đoạn trước đây, Ban Biên tập của Sông Hương hiện nay còn khá mỏng: Hồ Đăng Thanh Ngọc (TBT) - Hoàng Việt Hùng (Phó TBT) - Phạm Tấn Hầu - Đặng Mậu Tựu - Nhụy Nguyên - Lê Vĩnh Thái - Lê Tấn Quỳnh - Lê Minh Phong - Lê Vũ Trường Giang. Hơn một năm lại đây thi thoảng họ đã góp mặt trên báo nhà tuy nhiên “ngồi chung mâm” thì chưa. Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Sông Hương, xin phép độc giả được cùng “ra mắt” Ban Biên tập bằng những tác phẩm của các thành viên. Xin trân trọng giới thiệu!
S.H
NGUYỄN QUANG LẬP
Chỉ bước khoảng vài mươi bước chân, từ cái cổng sắt rỉ của một người bạn gái, chị đã giật mình nhận ra sai lầm của mình.
VÕ MẠNH LẬP
Chu Sửu là cây bút cầu toàn mới nổi tiếng trong làng văn đất Cố đô. Cô viết không nhiều và lười biếng phơi tên mình lên mặt báo.
NGUYỄN THỊ QUỲNH NHI
Và khi những ảo ảnh về đôi cánh màu trắng bay ra ngoài không khí...
NGUYỄN HỮU HỒNG MINH
Kỳ Thư là một cây bút viết phê bình sắc sảo. Tuy nhiên độc giả vẫn cho ông là độc đoán, thiển cận, nhìn một chiều và khen chê phe cánh hẩu. Thật thế, đọc văn Kỳ Thư rất khó chịu. Khen ai thì khen tít trời xanh mà chê ai thì đào đất đổ đi. Chưa bao giờ thấy sự trung dung.
PHÙNG TẤN ĐÔNG
“Ta con phù du
ao trời chật chội”
(Hoàng Cầm)
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Tặng chị Trần Thùy Mai
1. Em buông từ chiếc tủ kính xuống. Mùa thu, nắng xuyên qua ô cửa gương vào đến giá sách làm em ngợp nắng. Phải đi đâu đó và làm cái gì đó, em tự nhủ.
Giai điệu hân hoan
NGUYỄN NGỌC LỢI
Lúc này trời đã tối, ăn xong một lúc tôi cầm đèn ra vườn. Trong sân, chồng tôi loạng choạng dắt xe máy ra đạp.
KIM NHAN SƠN
1.
Ba thằng. Rõ ràng rất lực lưỡng. Chúng đứng thành hình tam giác. Đầu khum xuống đều nhau. Những búi cơ ở vai, tay và cả bắp chân của chúng thỉnh thoảng lại trào lên cuồn cuộn như túi đầy rắn treo cột điện.
TRẦN THÙY MAI
Sau bốn năm du học, về thăm nhà hai tháng theo chế độ phép, bỗng nhiên Ba sinh một cái tật hết sức đáng buồn: ăn không biết ngon nữa.
HỒ ANH THÁI
Tan học, Lân không về nhà. Cậu ta ăn mấy cái bánh rán, rồi tới vườn hoa Hàng Đậu, chờ lũ bạn để cùng đi đá bóng. Lân dựng xe đạp, và nằm ngửa trên chiếc ghế đá cạnh đấy, tranh thủ nhắm mắt nghỉ ngơi ít phút.
TRẦN HƯƠNG GIANG
Thu Hà nhỏ nhắn làn da bánh mật có đôi mắt to hai hàng mi cong rất dễ thương. Hà thích đọc sách truyện và nghe nhạc xưa, những bài ca về tình mẹ đậm đà yêu thương.
NGÔ DIỆU HẰNG
Ngôi nhà tôi mới thuê nằm hút trong một con hẻm, bao quanh bởi khu vườn cỏ dại mọc cao tận gối, có chỗ cỏ bò lên ngang với dãy hàng rào bằng gỗ, cứ như thể chúng muốn thoát ra ngoài những khung cửa tù sọc trắng bám đầy rêu phong ấy.
NHẬT CHIÊU
1. Em đang ở trong Mê cung.
Cái gì? Vào lúc 6 giờ sáng? Rừng đang sương mù? Ngay sau đêm trăng mật đầu tiên? Nàng có điên không?
NHỤY NGUYÊN
Rất có thể việc ngài muốn một vũ nữ trinh nguyên sẽ khiến ngai vàng sụp đổ theo như niềm tin tối thượng. Rất có thể điều tồi tệ sẽ xảy ra như một dòng trong sử thi Mahabharata, “vị vua như thế không còn là vua nữa, mà ông ta phải bị giết chết như một con chó điên”.