Thanh Tâm Tuyền

16:56 18/12/2008
THỤY KHUÊLGT: “Thụy Khuê là một nhà phê bình văn học Việt Nam sắc sảo ở Pháp” (Trần Đình Sử, Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXBGD Hà Nội, 2005) Bà đã viết về mục tác giả Bùi Giáng và một số tác giả miền Nam trước 1975 cho “Tự điển văn học” bộ mới. Bài viết về Thanh Tâm Tuyền cũng dành cho bộ Từ điển nói trên. Chúng tôi đăng bài viết này để tưởng nhớ nhà thơ Thanh Tâm Tuyền vừa mới qua đời.

Họa sĩ Đinh Cường vẽ Thanh Tâm Tuyền

Thanh Tâm Tuyền (1/3/1936-22/3/2006) là nhà thơ, nhà văn Việt , tên thật là Dzư Văn Tâm, sinh tại Vinh, bút hiệu khác: Đỗ Thạch Liên.
1952, 16 tuổi, bắt đầu dạy học tại trường Minh Tân (Hà Đông) và đăng những truyện ngắn đầu tiên trên tuần báo Thanh Niên (Hà Nội). 1954, hoạt động trong Tổng hội Sinh viên Hà Nội cùng với Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, chủ trương nguyệt san Lửa Việt. Vào Sài Gòn, 1955, cùng các bạn làm tuần báo Dân Chủ mà Thanh Tâm Tuyền và Trần Thanh Hiệp phụ trách phần văn nghệ. Mai Thảo, lúc đó chưa nổi tiếng, gởi đoản văn Đêm giã từ Hà Nội đến, được đăng, được mời đến toà soạn. Từ đấy, “nhóm” có thêm Mai Thảo, chủ trương tuần báo Người Việt, tiền thân của tờ Sáng Tạo, sinh hoạt mở rộng thêm với Lữ Hồ, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Quách Thoại. Từ 1956 đến 1960 cả nhóm làm nguyệt san Sáng Tạo với Mai Thảo, chủ bút. Thanh Tâm Tuyền cho in những tác phẩm đầu tay Tôi không còn cô độc (1956) rồi Bếp lửa (1957). 1962 nhập ngũ, 1966 giải ngũ, 1969 tái ngũ và ở trong quân đội đến 1975. Tháng tư năm 1990 sang tới Hoa Kỳ, sống ở tiểu bang Minnesota .

Tác phẩm đã in:
Tiểu thuyết
: Bếp lửa (Nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn, 1957), Cát Lầy (NXB Giao Điểm, 1967), Mù khơi (1970), Tiếng động (1970), Một chủ nhật khác (Văn, 1975).
Truyện ngắn: Khuôn mặt (Sáng Tạo, 1964), Dọc đường (Tân Văn, 1966).
Thơ: Tôi không còn cô độc (Người Việt, 1956), Liên đêm mặt trời nhìn thấy (Sáng Tạo, 1964), Thơ ở đâu xa (Trầm Phục Khắc xuất bản, California, 1990).
Kịch: Ba chị em (1967).
Phiếm luận: Tạp ghi (1970).

Trẻ nhất trong nhóm Sáng Tạo, ở tuổi 20, Thanh Tâm Tuyền đã xây dựng một tư chất văn học độc đáo với hai tác phẩm Tôi không còn cô độc (Thơ) và Bếp lửa (văn).
Trước hết, về văn, truyện vừa Bếp lửa cho thấy quan niệm mới về tiểu thuyết của tác giả, rất hiện sinh, rất Sartre: Tiểu thuyết không nhằm giải quyết bất cứ một vấn đề gì mà qua đó nhà văn đòi hỏi việc đặt lại một số vấn đề. Tác giả cũng không đi vào tâm lý nhân vật theo lối kể lể hoặc giải thích, mà ông chỉ quan sát, ghi lại tiếng nói và hành động của mỗi nhân vật với một lượng chữ cực tiểu, để cho chính những tiếng nói, những hành động hay những bất động ấy tạo nên “bản sắc” nhân vật, toát ra những thao thức, dày vò, khắc khoải của một cuộc sống chưa định hình. Khung cảnh Bếp lửa là không khí Hà Nội - Bắc Ninh giữa 45 và 54. Tâm, vai chính, và một số bạn thân, hoang mang trước những lựa chọn vào đời: nghề nghiệp, chính trị, tư tưởng... Nhưng tất cả điều chịu nỗi ám ảnh của cô đơn, không định hướng, xa lạ với cuộc sống, không ai có lựa chọn dứt khoát, phía nào. Một sự đứt đoạn giữa nhân vật và thế giới chung quanh. Những người bạn rất thân, những người tình, những người trong gia đình của Tâm và Tâm muốn tìm đến nhau, tìm đến một “bếp lửa”, nhưng họ đều cảm thấy có một khoảng cách, một vết đứt không thể giải thích, không thể cứu vãn được, có thể đó là nỗi ám ảnh cô độc sâu xa nhất của con người trong Bếp lửa.

Những truyện đến sau, tập truyện ngắn Dọc đường và tiểu thuyết Cát lầy, hai tác phẩm nổi trội của ông, Thanh Tâm Tuyền càng đi sâu vào những bí ẩn siêu hình, tìm cách truy lùng nhận thức, mô tả hiện tượng đến cùng, đào sâu cái thế giới đen tối, đổ nát của những khắc khoải nội tâm. Ông đặt nhiều ống kính ở những vị trí khác nhau, để chiếu vào hiện tượng, những hiện tượng tâm thần đầy bi đát, dấu những ẩn ức dồn nén thầm kín nhất của con người. Độc giả có thể tiếp nhận những nhân vật của Thanh Tâm Tuyền như những ám ảnh rất riêng tư toát ra từ tiềm thức, từ ký ức sống khốc liệt của tác giả. Văn phong độc đáo, cách tạo hình hội tụ thơ tự do, hội họa lập thể, siêu thực và nhac Jazz, gây cho người đọc những vật vã, những căng thẳng khó chịu lạ lùng.

Tư (trong tập Dọc đường) là sự nhập đồng của ý thức Thanh Tâm Tuyền về nỗi cô đơn, nỗi chết, sự khốn nạn, lạc loài của những cuộc đời làm điếm. Lão Chà gác dan (truyện Người gác cổng trong Dọc đường) mang những ẩn ức dục tình của một đời nhược tiểu, kiếp “chà và”, hèn mọn cô độc, khốn cùng, không ai thương xót, như “Một con chó thiến”; lão cố chống lại định mệnh nhưng vấp phải cõi chết, một cái chết tức tưởi, phi lý, u tối không kém cuộc đời lão đã sống. Truyện ngắn Dọc đường trình bày bối cảnh một người đàn ông lấy xe đò đi thăm em ở một đồn điền cao su, nhưng anh ta xuống nhầm trạm, hay đi nhầm xe, đến một nơi hẻo lánh, có dăm ba hàng quán, cạnh quốc lộ xuyên rừng cao su ở một vùng xôi đậu. Có thể sắp có một trận đánh. Trời tối hắn gõ cửa một quán ăn, muốn ăn tối, ngủ trọ. Mụ chủ từ chối, Hắn đi lần qua những nhà khác nài nỉ. Không ai mở cửa. Hắn đứng im bên một lu nước, nhìn hoả châu bắt đầu sáng. Tất cả chỉ có vậy. “Không ai chứa người lạ trong nhà”. Bi kịch của kẻ xa lạ dội trong lòng người đọc như tiếng gào thét vô vọng về sự lãnh đạm, ích kỷ của con người. Về nỗi sợ. Về chiến tranh. Về bất trắc. Về tai họa. Về mạnh ai cứu lấy mình. Không thể tương trợ. Không thể có tình người, chỉ có Nỗi sợ và nỗi chết.

Tiểu thuyết Cát lầy, tác phẩm chủ yếu của Thanh Tâm Tuyền, một cuốn truyện có nhiều chuyện, một nhân vật ẩn nhiều nhân vật khác. Trí, vai chính, là một nhân vật đầy bí ẩn, có thể mắc bệnh tâm thần nhưng lại mang một ý thức rất sáng suốt chống lại “sự điên”. Ở đây, những yếu tố bệnh não, mặc cảm, ẩn ức, dục tình, loạn luân, gia truyền, chiến tranh, chống Pháp, chia cắt đất nước... đều có mặt và đều được pha trộn trong một bi kịch gia đình rất Freud, rất Dostoievski) cực kỳ đớn đau và tàn khốc. Người đọc, mỗi lần đọc lại Cát lầy sẽ còn khám phá ra nhiều cái mới, và lại ngạc nhiên trước một tác phẩm bí mật viết về những thác loạn của con người. Con người cô độc.
Thanh Tâm Tuyền là cha đẻ của thơ tự do tại Việt . Tập Tôi không còn cô độc, xuất hiện tháng 10-1956, cùng với tạp chí Sáng Tạo, gây những dư luận cực kỳ tương phản. Cùng thời với ông, Quách Thoại, Đoàn Thêm, Nguyễn sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp... cũng làm thơ tự do, nhưng Thanh Tâm Tuyền là chủ soái, có đường lối, có lý luận.

Bài tiểu luận Nỗi buồn trong thơ hôm nay (1956) là bản tuyên ngôn về thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền. Dựa vào phương pháp luận của Nietzsche (trong Nguồn gốc bi kịch) phân biệt hai quan niệm nghệ thuật: nghệ thuật Apollon (thần của ánh sáng và mực thước, yêu cái đẹp hoàn chỉnh, toàn bộ) và nghệ thuật Dionysos (thần của sức sống say sưa, phá vỡ các hình thức sẵn có) Thanh Tâm Tuyền lựa chọn sự “căng thẳng phá vỡ hết mọi hình dáng để sự vật hiện ra với cái thực chất hỗn loạn không che đậy” (Nỗi buồn trong thơ hôm nay), và đó là đường đi của thơ tự do. Thơ Thanh Tâm Tuyền, trong hai tập Tôi không còn cô độc Liên Đêm mặt trời tìm thấy (1964) biểu hiện những đặc điểm:
1. Tìm đến tận cùng của nhận thức,
2. Phá vỡ cấu trúc hoàn chỉnh vần, điệu, bố cục trong thơ cũ,
3. Dùng biện pháp siêu thực để tạo hình, coi tiềm thức là nguồn sáng tạo,
4. Tạo nhạc thầm trong nội tâm và âm tâm của chữ.
Xin nhắc lại: Biện pháp siêu thực của Breton chủ trương:
1. Về mặt nội dung tư tưởng: Con người tự phá vỡ hàng rào “kiểm soát” của lý trí để đưa ra những hình ảnh “cấm kị” dấu sâu trong tiềm thức,
2. Về mặt hình thức: Đặt những hình ảnh hoàn toàn khác nhau, nằm cạnh nhau, gây sốc, trái ngược với thơ cũ, theo nguyên lý song song, đặt những yếu tố giống nhau cạnh nhau, qua những biện pháp tu từ như: so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, hoán dụ, v.v...

Ví dụ: Trong câu thơ: Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông! Bích Khê đem những yếu tố: (lá), vàng, mùa thu, để nói về nỗi buồn, đó là những yếu tố tương đương, song song, đồng chiều... Ngược lại, khi Thanh Tâm Tuyền viết “Đêm giao thừa thế kỷ mưa sao rơi” hay “Bàn tay mây mắt trăng môi nhiệt đới”, “Lệ đá xanh”, v.v... ông đã đặt những yếu tố hoàn toàn khác nhau như đêm giao thừa và thế kỷ, bàn tay và mây. mắt và trăng, môi và nhiệt đới, lệ và đá, v.v... cạnh nhau. Nếu nói đến nỗi buồn thì nỗi buồn trong thơ Bích Khê man mác, mênh mông, trải rộng trong không gian một cách tuyệt vời; nhưng nỗi buồn trong thơ hôm nay của Thanh Tâm Tuyền “lệ là những viên đá xanh tím rũ rượi” khốc liệt hơn: lệ hoá đá, đá có tim, và tim của đá cũng phải rũ rượi... Ở đây không chỉ có buồn mà còn cô đơn, héo úa, chết chóc. Thơ Thanh Tâm Tuyền mở đường cho ca từ Trịnh Công Sơn. Từ ảnh hưởng hiện sinh, Thanh Tâm Tuyền tìm đến xương tuỷ của nhận thức, đưa ra những hình ảnh cực thực, đớn đau. Về một tiếng kèn của người da đen, ông viết:
Một người da đen một khúc hát đen
bầu trời đen sâu không cùng
những dòng nước mắt
xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng
bằng giọng của máu của tuỷ của hờn bắt đầu ngày tháng.

Ở đây âm nhạc và khổ đau nằm trong nội tâm của mỗi chữ, như thể nhà thơ ở dưới da thịt người nghệ sỹ da đen để viết lên những nốt nhạc cực kỳ đớn đau của sự sống đen này. Chất đen vò xé thân thể tràn vào bài hát, pha vào giọng. Thấm vào máu, lẫn với tủi hờn trong thân phận nhược tiểu chịu sự phi lý của màu da, không có sự lựa chọn gì khác, ngoài một bầu trời đen bao trùm sự nghèo đói và những ác tâm kì thị của người đồng loại.
                         T.K

(nguồn: TCSH số 210 - 08 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÝ VIỆT DŨNGThiền tông, nhờ lịch sử lâu dài, với những Thiền ngữ tinh diệu kỳ đặc cùng truyền thuyết sinh động, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Á đông xưa và thấm nhuần văn hóa Tây phương ngày nay nên đã cấu thành một thế giới Thiền thâm thúy, to rộng.

  • TRẦN HUYỀN SÂM1. Theo tôi, cho đến nay, chúng ta chưa có những đánh giá xác đáng về hiện tượng Xuân Thu nhã tập: Cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn sáng tác. Có phải là nguyên do, nhóm này đã bị khoanh vào hai chữ “BÍ HIỂM”?

  • PHI HÙNGĐỗ Lai Thuý đã từng nói ở đâu đó rằng, anh đến với phê bình (bài in đầu tiên 1986) như một con trâu chậm (hẳn sinh năm Kỷ Sửu?).Vậy mà đến nay (2002), anh đã có 4 đầu sách: Con mắt thơ (Phê bình phong cách thơ mới, 1992, 1994, 1998, 2000 - đổi tên Mắt thơ), Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực (Nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương từ tín ngưỡng phồn thực, 1999), Từ cái nhìn văn hoá (Tập tiểu luận, 2000), Chân trời có người bay (Chân dung các nhà nghiên cứu, 2002), ngoài ra còn một số sách biên soạn, giới thiệu, biên dịch...

  • TRẦN ĐỨC ANH SƠNCuối tuần rảnh rỗi, tôi rủ mấy người bạn về nhà làm một độ nhậu cuối tuần. Rượu vào lời ra, mọi người say sưa bàn đủ mọi chuyện trên đời, đặc biệt là những vấn đề thời sự nóng bỏng như: sự sa sút của giáo dục; nạn “học giả bằng thật”; nạn tham nhũng...

  • HỒ VIẾT TƯSau buổi bình thơ của liên lớp cuối cấp III Trường Bổ túc công nông Bình Trị Thiên, dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Văn Châu dạy văn, hồi đó (1980) thầy mượn được máy thu băng, có giọng ngâm của các nghệ sĩ là oai và khí thế lắm. Khi bình bài Giải đi sớm.

  • PHAN TRỌNG THƯỞNGLTS: Trong hai ngày 02 và 03 tháng 3 năm 2006, tại thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị lý luận – phê bình văn học nghệ thuật toàn quốc. Trên 150 nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình đã tham dự và trình bày các tham luận có giá trị; đề xuất nhiều vấn đề quan trọng, thiết thực của đời sống lý luận, phê bình văn học nghệ thuật hiện đại ở nước ta, trong đối sánh với những thành tựu của lý luận – phê bình văn học nghệ thuật thế giới.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO1. Con người không có thơ thì chỉ là một cái máy bằng xương thịt. Thế giới không có thơ thì chỉ là một cái nhà hoang. Octavio Paz cho rằng: “Nếu thiếu thơ thì đến cả nói năng cũng trở nên ú ớ”.

  • PHẠM PHÚ PHONGTri thức được coi thực sự là tri thức khi đó là kết quả của sự suy nghĩ tìm tòi, chứ không phải là trí nhớ.                       L.Tonstoi

  • TRẦN THANH HÀTrong giới học thuật, Trương Đăng Dung được biết đến như một người làm lý luận thuần tuý. Bằng lao động âm thầm, cần mẫn Trương Đăng Dung đã đóng góp cho nền lý luận văn học hiện đại Việt đổi mới và bắt kịp nền lý luận văn học trên thế giới.

  • PHẠM XUÂN PHỤNG Chu Dịch có 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào. Riêng hai quẻ Bát Thuần Càn và Bát Thuần Khôn, mỗi quẻ có thêm một hào.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNPhan Đăng Dư, thân phụ nhà cách mạng Phan Đăng Lưu là người họ Mạc, gốc Hải Dương. Đời Mạc Mậu Giang, con vua Mạc Phúc Nguyên lánh nạn vào Tràng Thành (nay là Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An) sinh cơ lập nghiệp ở đó, Phan Đăng Dư là hậu duệ đời thứ 14.

  • HỒ THẾ HÀLTS: Văn học Việt về đề tài chiến tranh là chủ đề của cuộc Toạ đàm văn học do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 20 tháng 12 năm 2005. Tuy tự giới hạn ở tính chất và phạm vi hẹp, nhưng Toạ đàm đã thu hút đông đảo giới văn nghệ sĩ, nhà giáo, trí thức ở Huế tham gia, đặc biệt là những nhà văn từng mặc áo lính ở chiến trường. Gần 20 tham luận gửi đến và hơn 10 ý kiến thảo luận, phát biểu trực tiếp ở Toạ đàm đã làm cho không khí học thuật và những vấn đề thực tiễn của sáng tạo văn học về đề tài chiến tranh trở nên cấp thiết và có ý nghĩa. Sông Hương trân trọng giới thiệu bài Tổng lược và 02 bài Tham luận đã trình bày ở cuộc Toạ đàm.

  • TRẦN HUYỀN SÂM1. Tại diễn đàn Nobel năm 2005, Harold Pinter đã dành gần trọn bài viết của mình cho vấn đề chiến tranh. Ông cho rằng, nghĩa vụ hàng đầu của một nghệ sĩ chân chính là góp phần làm rõ sự thật về chiến tranh: “Cái nghĩa vụ công dân cốt yếu nhất mà tất cả chúng ta đều phải thi hành là... quyết tâm dũng mãnh để xác định cho được sự thật thực tại...

  • NGUYỄN HỒNG DŨNG"HỘI CHỨNG VIỆT NAM"Trong lịch sử chiến tranh Mỹ, thì chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh mà người Mỹ bị sa lầy lâu nhất (1954-1975), và đã để lại những hậu quả nặng nề cho nước Mỹ. Hậu quả đó không chỉ là sự thất bại trong cuộc chiến, mà còn ở những di chứng kéo dài làm ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống Mỹ, mà người Mỹ gọi đó là "Hội chứng Việt Nam".

  • BÍCH THUNăm 2005, GS. Phong Lê vinh dự nhận giải thưởng Nhà nước về Khoa học với cụm công trình: Văn học Việt Nam hiện đại - những chân dung tiêu biểu (Nxb ĐHQG, H, 2001, 540 trang); Một số gương mặt văn chương - học thuật Việt hiện đại (Nxb GD, H, 2001, 450 trang); Văn học Việt hiện đại - lịch sử và lý luận (Nxb KHXH. H, 2003, 780 trang). Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu khoa học say mê, tâm huyết và cũng đầy khổ công, vất vả của một người sống tận tụy với nghề.

  • THÁI DOÃN HIỂU Trong hôn nhân, đàn bà lấy chồng là để vào đời, còn đàn ông cưới vợ là để thoát ra khỏi cuộc đời. Hôn nhân tốt đẹp tạo nên hạnh phúc thiên đường, còn hôn nhân trắc trở, đổ vỡ, gia đình thành bãi chiến trường. Tình yêu chân chính thanh hóa những tâm hồn hư hỏng và tình yêu xấu làm hư hỏng những linh hồn trinh trắng.

  • NGUYỄN THỊ MỸ LỘCLà người biết yêu và có chút văn hóa không ai không biết Romeo and Juliet của Shakespeare, vở kịch được sáng tác cách ngày nay vừa tròn 410 năm (1595 - 2005). Ngót bốn thế kỷ nay Romeo and Juliet được coi là biểu tượng của tình yêu. Ý nghĩa xã hội của tác phẩm đã được thừa nhận, giá trị thẩm mĩ đã được khám phá, hiệu ứng bi kịch đã được nghiền ngẫm... Liệu còn có gì để khám phá?

  • NGUYỄN VĂN HẠNH1. Từ nhiều năm nay, và bây giờ cũng vậy, chúng ta chủ trương xây dựng một nền văn nghệ mới ngang tầm thời đại, xứng đáng với tài năng của dân tộc, của đất nước.

  • HỒ THẾ HÀ(Tham luận đọc tại Hội thảo Tạp chí văn nghệ 6 tỉnh Bắc miền Trung)