Sáng ngày 26/2, tại Trung tâm văn hóa – điện ảnh tỉnh, UBND thành phố Huế tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024.
Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh quân khu 4 động viên các tân binh
Tham dự ngày hội có Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4; Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Ông Phan Thiên Định, Bí thư thành ủy Huế; Ông Võ Lê Nhật, Chủ tịch UBND thành phố Huế.
Trong đợt giao quân lần này, thành phố Huế đạt tỷ lệ giao quân 100%. Các thanh niên này sẽ nhập ngũ vào các đơn vị: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Công an tỉnh; Tổng cục Kỹ thuật và Sư đoàn 968.
![]() |
Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh tặng hoa động viên thanh niên thành phố Huế lên đường nhập ngũ |
Với sự quyết tâm và sự vào cuộc của các cấp, các ngành của hệ thống chính trị, vai trò của Hội đồng nghĩa vụ quân sự từ tỉnh đến cơ sở trong thực hiện các khâu, các bước từ công tác đăng ký quản lý độ tuổi; công tác sơ tuyển, khám tuyển đều được thực hiện tốt, do vậy, trong số thanh niên chuẩn bị nhập ngũ, có sức khỏe loại I, II cao hơn mọi năm đạt 17%, trình độ, Cao đẳng, Đại học tăng hơn 0,2%.
So với những năm trước, chất lượng quân năm nay tăng rõ rệt cả về sức khỏe lẫn trình độ học vấn. Ngoài ra, số lượng thanh niên là đảng viên, tốt nghiệp đại học, cao đẳng cũng tăng, nhất là số lượng con em của cán bộ, công chức tình nguyện đăng kí tham gia nghĩa vụ cũng tăng cao.
![]() |
Đồng chí Lê Trường Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tặng hoa động viên các tân binh nhập ngũ |
Tại huyện Quảng Điền, đến dự lễ giao, nhận quân có đồng chí Lê Trường Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Hoàng Khánh Hùng - UVTVTU, Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy.
Theo chỉ tiêu trên giao, toàn huyện có hơn 100 thanh niên lên đường nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu giao. Quảng Điền có chất lượng quân số về sức khỏe và văn hóa khá cao, thanh niên nhập ngũ đợt này có sức khỏe loại 1 và 2 đạt hơn 68%; có 8 thanh niên đã hoàn thành trung cấp, cao đẳng và đại học; 100% thanh niên là đoàn viên viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.
4 đơn vị nhận quân tại Quảng Điền bao gồm: Bộ CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Trường Quân sự Quân khu 4, Công an tỉnh.
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tặng quà cho tân binh tại buổi giao nhận quân |
Tại huyện Nam Đông, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn cùng lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Nam Đông đã đến dự, chung vui với ngày hội giao nhận quân tại huyện miền núi Nam Đông.
Năm nay, nhờ làm tốt các bước trong công tác tuyển chọn, nên chất lượng chiến sĩ mới tại huyện Nam Đông ngày càng nâng cao cả về phẩm chất chính trị, văn hóa, sức khỏe. Trong số thanh niên nhập ngũ đợt này có 100% viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ với mong muốn, góp sức trẻ xây dựng và bảo vệ sự bình yên của quê hương, Tổ quốc thân yêu. Trong đó, có 38 thanh niên là người đồng bào dân tộc thiểu số và tất cả đều là đoàn viên thanh niên.
![]() |
Lễ giao nhận quân tại Thị xã Hương Trà |
Tại Thị xã Hương Trà. Đến dự lễ giao, nhận quân có Đại tá Thái Đức Hạnh – Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 4; UVTV Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ Phạm Thị Minh Huệ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh.
Theo kế hoạch năm nay các Thanh niên của thị xã sẽ thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị gồm: Tổng Cục Kỹ thuật - Bộ quốc phòng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế và Lữ đoàn 414 - Quân khu 4. Nhờ làm tốt công tác tuyển chọn do đó chất lượng thanh niên nhập ngũ năm nay đã được nâng lên rõ rệt. Trong số thanh niên nhập ngũ có 77% thanh niên đạt sức khỏe loại I, II; trên 52% có tuổi đời từ 18 đến 21; Có 13 thanh niên có trình độ Đại học, Cao Đẳng, 100% thanh niên lên đường nhập ngũ là đoàn viên.
![]() |
Thanh niên Hương Thủy lên đường nhập ngũ |
Tại thị xã Hương Thủy. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Nam Tiến - UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; đồng chí Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông; đồng chí Đại tá Hồ Xuân Phương - Phó Giám đốc Công an tỉnh.
Trong số hơn 130 thanh niên lên đường nhập ngũ đợt này đều viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ. Theo đánh giá số lượng cũng như chất lượng thanh niên nhập ngũ năm nay đều cao hơn năm trước, trong đó, có 9 thanh niên trình độ đại học, 3 thanh niên trình độ cao đẳng và 1 thanh niên là đảng viên. Nhờ làm tốt công tác động viên, chính sách hậu phương quân đội, nhất là công tác thâm nhập, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng… được thực hiện chu đáo nên 100% thanh niên đều yên tâm, phấn khởi tình nguyện lên đường nhập ngũ.
![]() |
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tặng hoa chúc mừng, động viên các thanh niên lên đường nhập ngũ |
Tại huyện Phú Vang. Tham dự buổi lễ giao nhận quân năm 2024, về phía lãnh đạo tỉnh có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Giám đốc Sở Tài chính, La Phúc Thành; Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lê Minh Nhân; Thượng tá Trương Viết Hải, Chủ nhiệm chính trị Bộ CHQS tỉnh.
Năm 2024, huyện Phú Vang đã tuyển chọn các thanh niên ưu tú lên đường nhập ngũ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất chính trị, sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân. Năm 2024, huyện Phú Vang giao quân cho các đơn vị, gồm: Sư đoàn 324, Quân khu 4; Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh; Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Lữ đoàn công binh 414, Quân khu 4 và Công an tỉnh.
Để đảm bảo số lượng, chất lượng thanh niên nhập ngũ, trước đó, Hội đồng NVQS huyện Phú Vang đã phối hợp với các xã, thị trấn rà soát nguồn, nắm chắc quân số thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ và thực hiện các bước công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ theo đúng quy định, bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng và đúng luật. Năm 2024, huyện Phú Vang đã hoàn thành tốt chỉ tiêu tuyển chọn công dân nhập ngũ, đảm bảo về số lượng và chất lượng, với 100% tân binh nhập ngũ đều đáp ứng yêu cầu về phẩm chất chính trị, sức khỏe và trình độ học vấn. Đặc biệt, trong số các thanh niên trúng tuyển đợt này có 17 thanh niên là đảng viên.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương động viên các thanh niên lên đường nhập ngũ |
Tại Huyện Phong Điền. Đến dự lễ giao nhận quân có UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Chí Tài; TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.
Năm 2024, huyện Phong Điền được giao chỉ tiêu 145 công dân lên đường nhập ngũ; trong đó, tham gia Nghĩa vụ quân sự 108 thanh niên và Nghĩa vụ công an là 37 thanh niên.
Để làm tốt công tác tuyển chọn, gọi thanh niên lên đường nhập ngũ các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện và Ban chỉ huy quân sự từ huyện đến 16 xã, thị trấn đã thực hiện tốt việc quản lý, đăng ký công dân trong độ tuổi nhập ngũ; công khai danh sách khám tuyển, xét duyệt hồ sơ sức khỏe bảo đảm đúng Luật Nghĩa vụ Quân sự.
Nhờ đó, các thanh niên trúng tuyển năm nay có chất lượng, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị, sức khỏe tốt, có hơn 77% sức khỏe loại 1 và 2; 70% trình độ phổ thông trung học; có 8% thanh niên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học (Nghĩa vụ quân sự 5 đại học, 3 cao đẳng; Nghĩa cụ công an 8 đại học và 2 cao đẳng, trong đó có 1 đảng viên).
Nguyên Phương (Tổng hợp)
Lễ hội A riêu Car là dịp để các dân tộc hội tụ, thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Là món ăn có cái tên khiến nhiều người phải ngẩn ra vì nghe quá lạ, canh chột nưa chinh phục thực khách bởi hương vị đậm chất quê và cái tình của người dân Huế.
SHO - Sáng ngày 21/2 (14 Tháng Giêng năm Bính Thân), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất . Đây là năm thứ tám văn nghệ sĩ Cố đô Huế tổ chức đi viếng mộ thi nhân vào dịp Tết Nguyên tiêu.
Không biết có tự bao giờ mà hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong lễ "cúng bổn mạng" đầu năm của mỗi gia đình xứ Huế. Nội tôi kể rằng: Thuở xưa khi chưa có "ông tổ" khai sinh ra loại hoa tre thì người ta "cúng bổn mạng" bằng hoa thọ. Hoa thọ mang ý nghĩa trường tồn, cầu mong được sống lâu để sum vầy cùng con cháu.
Là kinh đô xưa cổ còn được lưu giữ gần như toàn vẹn nhất cho đến bây giờ, Tết ở Huế tượng trưng cho sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại.
Cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”...
Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.
Có thể nói, trong số hàng trăm sản phẩm bằng tre của các nghệ nhân làng Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) tạo nên, chúng tôi ấn tượng nhất là đèn lồng các loại. Từ đèn ú, đèn lục giác, bát giác… Tuy khác nhau về mẫu mã, hình dáng nhưng tất cả đều chan chứa tâm tình, gửi gắm “cái hồn” của làng nghề nơi đây.
Bên cạnh lớp nghệ nhân "vàng", lớp những nghệ sỹ "măng non" - nghệ sỹ trẻ là thế hệ mới sẽ đồng hành cùng nghệ thuật Ca Huế trên con đường phát huy giá trị di sản này ra cộng đồng, tiến tới hội nhập di sản quốc tế. Do đó, việc làm sao để truyền lại vẹn nguyên bản sắc, đúng cái "chất" của Ca Huế cho lớp nghệ sỹ trẻ kế tục cũng đang là vấn đề được các ban, ngành quan tâm.
Chuyên đề trọng điểm của số báo này, dành nhiều trang về Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà văn, nhà văn hóa Huế. Những trang văn của ông, như chiếc đũa thần, thức dậy những vỉa tầng văn hóa Huế. Một điều khác, ông cùng bạn bè thuở ấy, với một hệ mỹ cảm khác biệt, đã tạc vào văn nghệ Huế, Việt Nam những giá trị trường cửu.
Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.
Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.
Tại Huế, toàn bộ các ấn quý bằng vàng, bạc, ngọc hay còn gọi là Kim Ngọc Bảo Tỷ đến nay không còn một chiếc nào. Có lẽ thật sự đây là điều đáng tiếc nhất khi xuất xứ những chiếc ấn quý đó đều từ Huế mà ra.
Những biến cố của lịch sử đã khiến cho một lượng cổ vật lớn và quý hiếm đã “biến mất” khỏi cố đô Huế. Hãy cùng lật lại những điểm mốc ấy.
Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn cổ vật quý hiếm đi cùng triều đại này hiện đã mất mát quá nhiều, không còn “ở lại” được trên mảnh đất nó đã từng tồn tại.
Hai đồng tiền cổ quý hiếm là loại tiền dùng để ban thưởng chứ không dùng để trao đổi, mua bán có tên là “Gia Long thông bảo” và “Minh Mạng thông bảo” với kích thước rất lớn vừa được một người dân ở Quảng Bình lần đầu phát hiện.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn.
Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng.
Trong kiến trúc xưa, có lẽ không nơi nào có nhiều bức bình phong như ở Huế. Khắp các cung đình, phủ đệ, đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ và nhà thường dân…đều hiện hữu những bức bình phong.