Sáng ngày 26/2, tại Trung tâm văn hóa – điện ảnh tỉnh, UBND thành phố Huế tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024.
Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh quân khu 4 động viên các tân binh
Tham dự ngày hội có Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4; Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Ông Phan Thiên Định, Bí thư thành ủy Huế; Ông Võ Lê Nhật, Chủ tịch UBND thành phố Huế.
Trong đợt giao quân lần này, thành phố Huế đạt tỷ lệ giao quân 100%. Các thanh niên này sẽ nhập ngũ vào các đơn vị: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Công an tỉnh; Tổng cục Kỹ thuật và Sư đoàn 968.
![]() |
Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh tặng hoa động viên thanh niên thành phố Huế lên đường nhập ngũ |
Với sự quyết tâm và sự vào cuộc của các cấp, các ngành của hệ thống chính trị, vai trò của Hội đồng nghĩa vụ quân sự từ tỉnh đến cơ sở trong thực hiện các khâu, các bước từ công tác đăng ký quản lý độ tuổi; công tác sơ tuyển, khám tuyển đều được thực hiện tốt, do vậy, trong số thanh niên chuẩn bị nhập ngũ, có sức khỏe loại I, II cao hơn mọi năm đạt 17%, trình độ, Cao đẳng, Đại học tăng hơn 0,2%.
So với những năm trước, chất lượng quân năm nay tăng rõ rệt cả về sức khỏe lẫn trình độ học vấn. Ngoài ra, số lượng thanh niên là đảng viên, tốt nghiệp đại học, cao đẳng cũng tăng, nhất là số lượng con em của cán bộ, công chức tình nguyện đăng kí tham gia nghĩa vụ cũng tăng cao.
![]() |
Đồng chí Lê Trường Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tặng hoa động viên các tân binh nhập ngũ |
Tại huyện Quảng Điền, đến dự lễ giao, nhận quân có đồng chí Lê Trường Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Hoàng Khánh Hùng - UVTVTU, Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy.
Theo chỉ tiêu trên giao, toàn huyện có hơn 100 thanh niên lên đường nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu giao. Quảng Điền có chất lượng quân số về sức khỏe và văn hóa khá cao, thanh niên nhập ngũ đợt này có sức khỏe loại 1 và 2 đạt hơn 68%; có 8 thanh niên đã hoàn thành trung cấp, cao đẳng và đại học; 100% thanh niên là đoàn viên viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.
4 đơn vị nhận quân tại Quảng Điền bao gồm: Bộ CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Trường Quân sự Quân khu 4, Công an tỉnh.
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tặng quà cho tân binh tại buổi giao nhận quân |
Tại huyện Nam Đông, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn cùng lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Nam Đông đã đến dự, chung vui với ngày hội giao nhận quân tại huyện miền núi Nam Đông.
Năm nay, nhờ làm tốt các bước trong công tác tuyển chọn, nên chất lượng chiến sĩ mới tại huyện Nam Đông ngày càng nâng cao cả về phẩm chất chính trị, văn hóa, sức khỏe. Trong số thanh niên nhập ngũ đợt này có 100% viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ với mong muốn, góp sức trẻ xây dựng và bảo vệ sự bình yên của quê hương, Tổ quốc thân yêu. Trong đó, có 38 thanh niên là người đồng bào dân tộc thiểu số và tất cả đều là đoàn viên thanh niên.
![]() |
Lễ giao nhận quân tại Thị xã Hương Trà |
Tại Thị xã Hương Trà. Đến dự lễ giao, nhận quân có Đại tá Thái Đức Hạnh – Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 4; UVTV Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ Phạm Thị Minh Huệ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh.
Theo kế hoạch năm nay các Thanh niên của thị xã sẽ thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị gồm: Tổng Cục Kỹ thuật - Bộ quốc phòng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế và Lữ đoàn 414 - Quân khu 4. Nhờ làm tốt công tác tuyển chọn do đó chất lượng thanh niên nhập ngũ năm nay đã được nâng lên rõ rệt. Trong số thanh niên nhập ngũ có 77% thanh niên đạt sức khỏe loại I, II; trên 52% có tuổi đời từ 18 đến 21; Có 13 thanh niên có trình độ Đại học, Cao Đẳng, 100% thanh niên lên đường nhập ngũ là đoàn viên.
![]() |
Thanh niên Hương Thủy lên đường nhập ngũ |
Tại thị xã Hương Thủy. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Nam Tiến - UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; đồng chí Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông; đồng chí Đại tá Hồ Xuân Phương - Phó Giám đốc Công an tỉnh.
Trong số hơn 130 thanh niên lên đường nhập ngũ đợt này đều viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ. Theo đánh giá số lượng cũng như chất lượng thanh niên nhập ngũ năm nay đều cao hơn năm trước, trong đó, có 9 thanh niên trình độ đại học, 3 thanh niên trình độ cao đẳng và 1 thanh niên là đảng viên. Nhờ làm tốt công tác động viên, chính sách hậu phương quân đội, nhất là công tác thâm nhập, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng… được thực hiện chu đáo nên 100% thanh niên đều yên tâm, phấn khởi tình nguyện lên đường nhập ngũ.
![]() |
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tặng hoa chúc mừng, động viên các thanh niên lên đường nhập ngũ |
Tại huyện Phú Vang. Tham dự buổi lễ giao nhận quân năm 2024, về phía lãnh đạo tỉnh có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Giám đốc Sở Tài chính, La Phúc Thành; Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lê Minh Nhân; Thượng tá Trương Viết Hải, Chủ nhiệm chính trị Bộ CHQS tỉnh.
Năm 2024, huyện Phú Vang đã tuyển chọn các thanh niên ưu tú lên đường nhập ngũ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất chính trị, sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân. Năm 2024, huyện Phú Vang giao quân cho các đơn vị, gồm: Sư đoàn 324, Quân khu 4; Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh; Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Lữ đoàn công binh 414, Quân khu 4 và Công an tỉnh.
Để đảm bảo số lượng, chất lượng thanh niên nhập ngũ, trước đó, Hội đồng NVQS huyện Phú Vang đã phối hợp với các xã, thị trấn rà soát nguồn, nắm chắc quân số thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ và thực hiện các bước công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ theo đúng quy định, bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng và đúng luật. Năm 2024, huyện Phú Vang đã hoàn thành tốt chỉ tiêu tuyển chọn công dân nhập ngũ, đảm bảo về số lượng và chất lượng, với 100% tân binh nhập ngũ đều đáp ứng yêu cầu về phẩm chất chính trị, sức khỏe và trình độ học vấn. Đặc biệt, trong số các thanh niên trúng tuyển đợt này có 17 thanh niên là đảng viên.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương động viên các thanh niên lên đường nhập ngũ |
Tại Huyện Phong Điền. Đến dự lễ giao nhận quân có UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Chí Tài; TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.
Năm 2024, huyện Phong Điền được giao chỉ tiêu 145 công dân lên đường nhập ngũ; trong đó, tham gia Nghĩa vụ quân sự 108 thanh niên và Nghĩa vụ công an là 37 thanh niên.
Để làm tốt công tác tuyển chọn, gọi thanh niên lên đường nhập ngũ các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện và Ban chỉ huy quân sự từ huyện đến 16 xã, thị trấn đã thực hiện tốt việc quản lý, đăng ký công dân trong độ tuổi nhập ngũ; công khai danh sách khám tuyển, xét duyệt hồ sơ sức khỏe bảo đảm đúng Luật Nghĩa vụ Quân sự.
Nhờ đó, các thanh niên trúng tuyển năm nay có chất lượng, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị, sức khỏe tốt, có hơn 77% sức khỏe loại 1 và 2; 70% trình độ phổ thông trung học; có 8% thanh niên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học (Nghĩa vụ quân sự 5 đại học, 3 cao đẳng; Nghĩa cụ công an 8 đại học và 2 cao đẳng, trong đó có 1 đảng viên).
Nguyên Phương (Tổng hợp)
Chiều ngày 02/4, tại Viện Pháp tại Huế (1 Lê Hồng Phong) đã diễn ra triển lãm thực tế tăng cường với chủ đề “Hân hoan”.
Sông Hương số Đặc biệt đầu năm 2018, với những bài rất đáng quan tâm, vừa như lật tìm những vỉa tầng mới mẻ trong thi phẩm xưa (Địa danh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du), vừa là góc suy tư về vấn đề thời sự ẩn kín trong những dòng văn khắc khoải (truyện ngắn Khói).
Chiều ngày 26/3, tại phòng triển lãm trường ĐH Nghệ thuật Huế (10 Tô Ngọc Vân) Hội Mỹ thuật phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Chi Hội Mỹ thuật Việt Nam tại TT Huế, trường ĐH Nghệ thuật Huế đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Trẻ” lần III năm 2018.
Sáng 17/3, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải qua đời tại nhà riêng ở huyện Củ Chi, TP HCM, hưởng thọ 85 tuổi.
Sáng ngày 11/3, tại thành phố Huế, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam, Họ Đặng Việt Nam và Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo “Danh nhân Đặng Huy Trứ - Người khai lập ngành nhiếp ảnh Việt Nam. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 65 năm ngày Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2018).
Chiều ngày 10/3/2018, tại ngôi nhà thờ họ Đặng thuộc làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, Hội NSNAVN phối hợp cùng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam (Bộ VHTTDL), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội đồng Họ Đặng Việt Nam và Họ Đặng làng Thanh Lương, Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Dâng hương tưởng niệm Danh nhân Văn hóa Đặng Huy Trứ.
Tháng ba hơi xuân còn nồng. Những cánh đồng hoa mênh mang và trên những đồi hoang vẫn rực sắc màu ngỡ như mùa xuân mới chỉ bắt đầu. Ra xuân cũng là lúc trời đất giao hòa thanh khiết, quãng thời gian nảy nở của lộc chồi ý tưởng sáng tạo, cũng là tháng đậm đầy tính nữ. Đó là điều mà bạn đọc sẽ cảm nhận ở Sông Hương số này.
THÁI KIM LAN
“Tết” đối với tôi hồi trẻ thơ hình như luôn gắn liền với chữ “mới”. “Năm mới”, như bà tôi thường bảo khi tháng chạp đã nghiêng, ánh nắng pha màu trăng lấp ló bên kia sông, kéo lên đỉnh núi Kim Phụng từ đồi Hà Khê. Ấy là lúc nắng “mới” lên, sau mấy tháng mưa dầm lê thê. Một buổi sớm mai còn ngái ngủ trong mùng, nghe bà nói vọng sang bên gian chái phía tây, dặn dò mấy bác sửa soạn lá dong, lá chuối, đong nếp, chuẩn bị mứt món đón Tết, mừng năm mới.
Vào lúc 9h00, ngày 8/2, tức 23 tháng Chạp năm Đinh Dậu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức nghi lễ tái hiện lại sự kiện Thướng tiêu (tục gọi, dựng cây nêu) tại Thế Miếu, Đại Nội Huế.
Mới đây, vào ngày 31/1/2018 sau phẫu thuật lần 1, nhà thơ Nguyễn Miên Thảo tiếp tục phải nhập viện lần thứ 2 tại Khoa Xương Khớp - bệnh viện Thống Nhất do nguyên nhân căn bệnh gút đã biến chứng nặng và vết thương trong lần phẫu thuật đầu tiên đã tái phát lại.
Bài viết mở đầu cho số báo Tết “Nhớ mùa xuân năm ấy” là góc suy tưởng nhân văn khơi gợi lòng tri ân với những cống hiến của lớp người mở lối cho hòa bình: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - 1968 đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau niềm tự hào sâu sắc”. Đây cũng là dịp chúng ta ngẫm lại những bài thơ chúc Tết hào sảng của Bác Hồ, vang lên trong thời khắc cần hơn cả một sự hối thúc giành lại mùa xuân cho đất nước.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968 ở Huế đi vào lịch sử dân tộc như bản anh hùng ca. Cuộc Tổng tiến công mở ra một bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhân kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968, Sông Hương giới thiệu những trang viết ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, đó vừa là những hồi ức khó quên, vừa góp thêm những tư liệu mới để hiểu sâu hơn về thế trận nhân dân.
Mảng sáng tác trong Số đặc biệt 27 kỳ này giới thiệu đến bạn đọc dòng thơ văn nhiều sinh khí, cảm hoài miên man về vùng đất Phú Xuân (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) - xã kinh tế mới của bà con người Huế, gợi lại từng ngăn ô ký ức của những người con cố xứ từng sống, từng qua đây và lần trở lại lưu luyến khôn cùng.
Dòng chảy văn học nghệ thuật trên Sông Hương đang trôi qua một vòng với 12 số báo thường kỳ và 4 số đặc biệt. Một năm với nhiều dấu ấn trong dòng chảy văn hóa Huế có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa - lịch sử của đất nước. Chính vì vậy Ban Biên tập hướng đến thực hiện theo chuyên đề với những bài viết của các nhà nghiên cứu cùng những tư liệu mới đã để lại dấu ấn đậm nét, là nguồn tham khảo cho độc giả về sau. Đó là: Chuyên đề 100 Nam Phong tạp chí, Chuyên đề Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân.
Nobel văn học 2017: Sự trở về với những nỗi niềm nhân bản. Những tác phẩm của tiểu thuyết gia Kazuo Ishiguro đã “khai mở vực sâu khôn cùng trong sự kết nối bằng cảm quan bồng bềnh của chúng ta với thế giới”. Sơ khảo giải Nobel văn học từ năm 2010 đến nay, phần nào cho thấy sự sống dậy của chủ nghĩa hiện đại, cũng là sự sống dậy của chủ nghĩa siêu hiện đại “sau mối hoài nghi kinh niên của hậu hiện đại về một tinh thần thời đại/siêu tự sự”. Đó đồng thời cũng là dòng chảy âm thầm và mãnh liệt của tính nhân bản - một yếu tố cốt tủy vĩnh hằng của nghệ thuật mà thời đại “văn minh” dường như đang làm tan loãng nhạt nhòa để tiếp sức cho sự lên ngôi của những giá trị vật chất phủ lên chiều tâm linh mầu diệu hun hút dự sẵn trong mỗi con người.
Tháng Mười trở về trong hơi thu với lá vàng buông mình trong gió. Cuộc hiến dâng của những trái tim nhạy cảm vang lên diệu âm của nỗi buồn và một phần nhỏ nhoi bí mật đàn bà. Những vần thơ của các tác giả nữ trên ba miền trong số báo tháng 10 gửi vào hư vô lời tự trầm day dứt và ẩn sâu trong nó là những câu hỏi không thể trả lời.
Những trang thơ đượm hơi thở biển khơi và rừng núi trong số này, được sáng tác từ các chuyến đi thực tế trong mùa hè vừa qua ở biển Vinh Hiền và rừng A Lưới, sẽ là những trang thơ đẹp do các cây bút từ Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế chuyển đến.
Kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, mở đầu cho số báo này là bài viết: “Cuộc gặp gỡ giữa hai danh nhân văn hóa”, nêu sự kiện trở thành dấu son của lịch sử nước nhà: Trước lúc lên đường sang Paris với vai trò là thượng khách của chính phủ Pháp, Hồ Chủ tịch đã tin tưởng ủy thác, giao Quyền Chủ tịch Nước cho cụ Huỳnh Thúc Kháng gánh vác với phương châm xử thế “dĩ bất biến ứng vạn biến” giữa thời đoạn đất nước trước hiểm họa “ngàn cân treo sợi tóc”... Điều đáng lưu ý nữa là nhân trong bài viết này, tác giả Dương Phước Thu đã sưu tầm được tác phẩm cuối cùng của nhà báo, liệt sĩ Thúc Tề đăng trên tờ Quyết Thắng số 56 ra ngày 20/7/1946, nhan đề BUỔI DIỆN KIẾN ĐẦU TIÊN GIỮA CỤ HỒ CHỦ TỊCH VÀ CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG. Sông Hương giới thiệu nguyên văn bài báo quan trọng này đến bạn đọc.
Thừa Thiên Huế trong Cách mạng Tháng Tám mang một tầm quan trọng đặc biệt. Chính quyền về tay nhân dân, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời ra đời, triều đại phong kiến tan rã… Bài viết “Tháng Tám vùng lên Huế của ta” nhắc lại những mốc son chói sáng trong dịp kỷ niệm cuộc cách mạng có tác động lớn đến ý thức cách mạng của quần chúng; đây cũng là dịp gợi nhắc chúng ta nhớ đến những tác phẩm văn học đầy hào khí được sáng tác trong “Ngày hội non sông” và cả sau này.
Đang là những ngày hướng đến kỷ niệm dấu ấn giá trị văn hóa của một tờ báo lừng lẫy, Sông Hương tổ chức chuyên đề “100 năm Nam Phong tạp chí”. Chuyên đề nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa, những đóng góp lớn của Nam Phong tạp chí vào sự chuyển hướng văn hóa, văn học Việt Nam đầu thế kỷ: cổ súy cho nền văn học mới từ bước khởi đầu; đóng góp về mặt ngôn ngữ trong khai triển ý niệm tiếp nhận văn minh phương Tây, trong nghiên cứu khoa học… qua sự phổ biến và sáng tạo thêm chữ quốc ngữ, đẩy tới một bước mới sự tiến bộ của câu văn xuôi tiếng Việt - văn xuôi nghệ thuật và văn xuôi nghị luận, tranh biện…