NGUYÊN QUÂN
Quán cà phê nằm bạ dưới gầm cầu, một con đường nhỏ hẹp chạy ngang qua quán.
Ảnh: internet
Nhỏ hẹp nhưng là đại lộ của làng, là con đường huyết mạch duy nhất nên mỗi ngày vẫn nườm nượp đủ loại người, hàng hóa quê nhà chảy trước mặt quán, chảy thường hằng qua những đôi mắt hững hờ của những người đàn bà bị mê hoặc bởi những lá bài nho nhỏ, luôn xòe rộng hình chiếc quạt.
Những con bài bốn màu chấp chới theo những đôi triêng gióng rau dưa, cá mú kẽo kẹt, tiếng cười đùa hồn nhiên râm ran của vài đứa bé học sinh từ ngôi trường tiểu học, âm thanh nhạc điệu thời chinh chiến xa xưa trào ra từ chiếc loa to tướng cột cứng yên sau của chiếc xe gắn máy cũ mục bám đầy bụi đỏ của gã bán kem, của mấy chú gà trống gầm gừ vỗ cánh, giương cựa truy sát nhau trong chiếc lồng lưới chuôn vuông không đầy mét, cộng hưởng giọng hò hét cổ vũ hết cở hưng phấn của những người đàn ông gân guốc đen đúa đặc trưng của dân đi biển ăn sóng nói gió, thỉnh thoảng trên mặt cầu lại thả xuống tiếng ầm ầm của những chiếc xe trọng tải lớn, làm rung rinh như một cơn địa chấn. Cái thế giới thanh âm dưới gầm cây cầu vừa vắt ngang con đường độc đạo dẫn về ngôi làng cuối cùng nằm sát biển, vừa nối qua vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Cầu và dưới gầm nầy là một bản hợp xướng ngồn ngộn cung bậc cuộc sống hiện hành.
Gã bán kem, cái nhân vật khá nổi bật trong cái xã hội thu nhỏ dưới gầm cầu, không của riêng chi mấy đứa bé quàng khăn đỏ bên kia sân trường ríu rít bu quanh chuyền tay nhau những cây kem nhỏ bé, cũng đủ loại sắc màu xanh đỏ vàng tím. Mà hầu như gã là người nhạc trưởng của cả bản hợp xướng đa âm tồn lưu dưới gầm cầu. Xoay vần quanh gã bán dạo những cây kem và những câu chuyện dưới xã trên huyện rơi ra từ khuôn miệng khá có duyên, đầy nam tính, luôn sùm sụp dưới chiếc mũ vải rộng vành màu ô liu. Gã bán kem dạo luôn dừng lại dưới gầm cầu rất đúng giờ tan học của ngôi trường tiểu học, giờ nghỉ trưa của công nhân xưởng đóng tàu, nằm bên kia đường. Nơi sát mép bờ đầm phá, luôn tấp nập những con tàu đánh bắt xa bờ và đủ loại đò giang ghe mảng, chuyên canh trên vùng nước lợ rộng ngút mắt. Giờ mà gã bán kem thò mấy ngón tay chai sần, to bè như trái chuối rung long cong cái chuông đồng cũ nát đen đúa, treo trước ghi đông chiếc xe máy cà tàng. Cũng là lúc tiếng trống trường tiểu học và hồi còi lanh lảnh báo hiệu giờ tan tầm của xưởng.
Sau hồi chuông đồng của gã bán kem là thế giới âm thanh dưới gầm cầu lại vồng lên cao độ. Những người đàn bà vội xếp lại bộ bài tứ sắc, chuẩn bị buổi ăn trưa cho ngư phủ, công nhân đóng tầu. Khói bếp trộn lẫn với bụi đường, lũ trẻ em tràn từ sân trường ra, tíu tít hòa vào người lớn, nhạc điệu từ chiếc loa trộn chung với thanh điệu sống động nồi niêu soong chảo va chạm tất bật vào nhau. Giọng đọc rì rào trôi chảy bản tin thời sự của xướng ngôn viên trên cái ti vi, pha tạp với lời kể nóng hổi chuyện đánh ghen, trộm cắp, đám ma, đám cưới từ làng trên đến xã dưới, từ quốc nội đến quốc ngoại bằng chất giọng hài hước châm biếm của gã bán kem... cứ cuộn trào... cuộn trào như một cơn thần triều hỗn âm liên miên bất tuyệt.
Tôi bất chợt liên tưởng đến chiếc đèn kéo quân mà thời trẻ dại cứ mê mẫn đuổi mắt theo những hình nhân, hình thú. Xoay vòng xoay vòng liên tu bất tận theo thứ định luật bất biến quanh tâm điểm của một chiếc trục vô hình. Lại một chiếc đèn kéo quân cho mười ngày. Cái thời gian ngắn ngủi lưu trú ngôi làng ven cửa biển trong đợt thực tế sáng tác. Cũng chỉ là quán tính xoay vần theo một nhịp điệu buồn tẻ của đoạn đường từ nơi ở đến nơi ăn, của buổi tinh mơ thức dậy chạy chân đất ra biển, lao thẳng vào sóng để tìm cảm giác rồi chẳng tìm thấy gì vào từng buổi chiều chạy xe lên đứng giữa cây cầu, nhìn mông lung lên nguồn núi xanh luôn cõng ngang lưng vòm mây trắng, nhìn phía cửa biển lác đác vài chiếc tàu neo đậu... Để chẳng biết viết gì ở một nơi đã từng một lần đến làm đúng bổn phận một bóng hình nhân xoay quanh chiếc trục vô hình.
*
Là lần thứ hai tôi đến đây đi thực tế sáng tác văn học; cái vỏ bọc vừa mỏng manh yếu đuối vừa lãng nhách giữa những ngư dân rắn rỏi cuồn cuộn cơ bắp, ăn ngang nói thẳng, sống thực tế sôi động như những triều sóng vỗ liên hồi lên bãi cát, lên cái ghềnh đá đen trũi. Mười năm trước, một khoảng cách thời gian rất dài, đủ để biến động cuộc sống của tôi đi từ diệu kỳ đến kỳ dị. Ở thành phố, nơi tôi mang hộ khẩu thường trú luôn thay đổi chóng mặt, từ nội tại đến ngoại giới, từ những ngôi nhà cao vọt lên từng giờ, đến cuộc sống hối hả tất bật gần như vô cảm. Khiến lớp người chưa kịp nhận thức tuổi già đã đến như tôi, phải nhanh chóng co rút lại trong chiếc vỏ vô ngôn vô vị, khép kín mình trong căn nhà làm tù nhân chung thân tự nguyện giữa bốn bức tường. Lớp trẻ nhỉnh hơn một chút, cũng vội vả ném đi tất cả hoài bảo tốt đẹp để kịp bám víu chiếc phao cứu cánh lao thẳng tất cả sinh lực vào nỗi ám ảnh vật chất thời thượng bất chấp thủ đoạn đa đoan nghiệt ngã ngay với chính bản thân, âm vực mưu sinh, ngôn ngữ giao tiếp với cuộc sống tham muốn hình thức thường ngày cũng trở thành sự đánh đố vô tưởng.
Còn ở đây, ngôi làng ven cửa biển nầy, mười năm rồi cũng chẳng thay đổi gì nhiều, nó chỉ có thêm cái gầm cầu. Một hiện hữu mà mười năm trước khi tôi đến cũng là lúc người ta bắt đầu khởi công xây dựng, cây cầu mà ngày đó tôi đã dự cảm sẽ làm thay đổi nếp sống cô lập buồn tẻ cả vùng đất bên nầy lẫn bên kia đầm phá. Sự dự cảm ngày đó của tôi, chỉ đúng được một nửa, phía bên kia đã không còn là những ngôi nhà lụp xụp bị cô lập giữa núi rừng không đường đi, không điện nước, phương tiện nối với bờ bên nầy, chỉ những chiếc thuyền nhỏ bé dập dềnh băng ngang cái biên độ của sông và biển. Sự giao thoa giữa cái ngọt và mặn thì luôn không bình yên êm ả, nó là biên độ trăn trở hòa nhập đầy tiếng gầm gào cuồng nộ sóng gió, nhưng bây giờ vùng đất chó ăn đá gà ăn muối ấy, sau khi có chiếc cầu thông thương, đã trở thành vùng đất vàng của những công ty du lịch cao cấp dành cho tầng lớp quý tộc.
Riêng bên nầy vẫn chỉ là ngôi làng chài truyền thống trầm tích văn hóa vượt biển, vẫn luẩn quẩn mùi của cá, của muối mặn, của những chuyến ra khơi, những lần quay về lặng lẽ từng gương mặt dày dạn phong trần bên cái âu thuyền. Mười năm trước hay lâu hơn nữa, chưa có gã bán kem và cái thanh âm ngồn ngộn hiện sinh dưới gầm cầu, đây phải chăng là một sản phẩm do cây cầu bắt qua đầm phá mang lại. Nó thật sinh động, không trầm lặng tịch mịch như ngôi làng đang cưu mang nó. Những người đi cùng đoàn với tôi cũng đã thành thiên cổ, họ không kịp hình dung ra vẻ đẹp hùng vĩ và tác dụng chiếc cầu mang lại và cái họ để lại trong chiếc đèn kéo quân thời ấy, là chút hoài niệm, là vài bài thơ, khúc hát ca tụng một công trình thế kỷ của vùng cửa biển mà hầu như người dân ở đây chẳng ai còn nhớ nổi một gương mặt của họ.
Tôi cũng là một hoài niệm cỗ lổ còn trở về ngồi đây với cái quán cà phê, với đủ thứ tạp âm và câu chuyện của mình. Một câu chuyện tình ngắn hạn như thứ ký ức mù mờ về người đàn bà thích xòe những con bài tứ sắc nhỏ bé, thành hình chiếc quạt. Mười năm trước tôi đã thua một canh bạc với chính mình, khi chẳng dám vượt qua cái đầm phá mênh mông nơi cửa biển đầy thanh âm nộ cuồng sóng gió giao hưởng giữa vị ngọt và mặn để một lần được đặt chân qua bờ bên kia...
Trại sáng tác Vinh Hiền 2017
N.Q
(SHSDB26/09-2017)
NGUYỄN ANH NHẬT
Trong Thế chiến thứ hai, một đội quân điện thính viên có nhiệm vụ nghe ngóng điện đài của đối phương luân phiên nhau hàng ngày trời.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Những người già bảo chúng tôi ở Ái Tử có nhiều ma, ngày xưa chiến trận diễn ra liên miên, nhiều người bị chết mất thây. Những cuộn cát xoáy do gió cuốn lên mỗi lần mù mịt là ma đi kiếm ăn.
PHƯƠNG HÀ
Thằng Mạnh lẹ làng cắt quả bí đao đang lủng lẳng trên giàn. Nó nheo mắt lại vì nắng, trán lấm tấm mồ hôi.
VIỆT HÙNG
Chàng cho rằng mọi việc cũng chỉ tại những chiếc đồng hồ quay ngược.
VŨ NGỌC GIAO
Năm Luyến lên sáu tuổi cả nhà phát hiện nàng bị bệnh mộng du.
Cứ vào quãng gà gáy canh hai Luyến lại bật dậy vén màn, mở cửa lững thững đi ra vườn.
LÊ VI THỦY
Đêm.
Tiếng nhạc vũ trường khiến gã quay cuồng. Chai Armagnac vơi dần. Những cái ly được nâng lên hạ xuống cùng với tiếng cười rôm rả.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ngay cả ở đất Cố Đô, không mấy ai biết ở chân núi Ngũ Tây có một vườn mai vàng. Chủ vườn mai ấy là hai cha con ông già mù.
VIỆT HÙNG
Khi ấy, là khoảng thời gian mà trong tôi, cảm giác trống rỗng đến ghê sợ đang xâm chiếm. Với tôi lúc đó, chẳng còn gì để đáng coi là đẹp...
NGUYỄN NGỌC LỢI
Đầm sen ấy có từ bao giờ, bà không thể biết. Nhưng bà biết đích xác ngày nó tàn, tận mắt chứng kiến cả một đầm nước loi thoi tàn úa những cọng, những tán lá mốc xỉn màu rỉ sắt đổ gục, mặt nước hồ bàng bạc những cuống lá buồn thảm. Và cái đầm sen ấy đã được kết thúc bằng những chuyến xe nối đuôi nhau ào ào trút đất.
PHẠM GIAI QUỲNH
1.
Đóng nắp hòm thư đã bong phần gỉ sét bên ngoài, cô nhét mấy lá thư vào trong nhà - qua khe cửa. Vì cô đã chốt khóa rồi nên không muốn phải mở cửa ra một lần nữa.
HƯƠNG VĂN
Màn đêm đã tràn ra mặt biển. Màu nước đen như màu mực, lênh loáng, mênh mông. Bãi bờ vắng lặng, chỉ nghe thấy tiếng thở của biển.
ĐINH PHƯƠNG
1.
Tôi nói với Vân về việc từ nay sẽ không nói đến cái chết của Ẩn nữa, chấm dứt một cơn mộng dài đẵng ai cũng phải quên đi.
LÊ KIM SƠN
Nàng biết không, ta đã nhìn thấu nàng từ rất lâu trước đó? Buổi tắm trăng ngơ ngác một mình, cái tinh khôi như đóa hoa mới hé, chỉ mình ta chế ngự được thời gian, cái khoảnh khắc lãng đãng muôn trùng, đã trói trái tim tội nghiệp của ta bên nàng mãi mãi.
HOÀI NAM
Người ta vẫn xì xào tới tai tôi rằng, tôi là một con ngốc. Thì đã sao! Tôi không cảm thấy bị xúc phạm mà ngược lại nó đem đến cho tôi cảm giác được an toàn yên ổn. Ai lại đi ganh tị, đố kị với một con ngốc? Làm thế chẳng khác nào tự túm tóc nhấc mình khỏi mặt đất.
HOÀNG THU PHỐ
1.
“Khi ánh sáng một lần nữa soi chiếu, ta bỏ lại tàn lụi thế giới này”.(*)
QUÁCH THÁI DI
Tôi đẩy nhẹ cửa bước vào một gian phòng khá lớn, cố gắng không gây ra tiếng động. Tôi ngồi xuống chiếc ghế bành đặt gần kệ sách rất cao, lắng nghe dòng suối âm thanh trong trẻo đang chảy ra từ cây đàn piano màu trắng.
VIỆT HÙNG
Tosenli bước vào tiệm cho thuê đồ "Con Ngỗng Vàng". Người chủ tiệm thấy ông, theo thói quen, chẳng cần hỏi, đi thẳng đến nơi treo đồ.
VIỆT HÙNG
Đêm tháng 6 của Hà Nội. Căn phòng 24 mét vuông như chật thêm. Giáo sư Sơn ngồi mơ màng nhả khói thuốc.
TẠ XUÂN HẢI
Cầu Sòng là một nơi hoàn toàn vắng vẻ. Nếu có công chuyện thật sự cấp bách phải qua sông, người ta đi vòng xuống phía hạ nguồn khoảng hai cây số, ở đó có một chiếc cầu khác.
PHƯƠNG HÀ
Tôi tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, đầu vẫn còn đau. Trước mắt tôi là màu trắng toát của bốn bức tường bệnh viện.