Thằng Ngạn Khe Tre

09:01 03/05/2019

NGUYÊN QUÂN

Khu chợ, những ki ốt bê tông vươn mặt ra phía con suối rộng cả trăm mét, đang cuồn cuộn dòng nước đục ngầu. Đứng ở vị trí này, tì hai tay xuống vai chiếc cầu hiện đại vắt ngang suối, có thể duỗi tầm mắt nhìn suôn suốt đến tận dãy núi cao vút đầu nguồn. Khe Tre là đây. Khe Tre đầy những câu chuyện đường rừng huyền hoặc của thằng Ngạn là đây sao.

Minh họa: Nhím

Tôi bất chợt cười, cái cười hoài niệm ký ức ngớ ngẩn về một thần tượng tôi vẫn gọi là đại ca. Đã là ký ức tuổi thơ bao giờ cũng sâu đậm như một nét bút mực tàu xổ trên tờ giấy trắng, rất khó phai nhạt. Nên cho dù bây giờ tôi đang tận mắt nhìn thấy cái chợ, con khe và xa xa là dãy núi rừng đại ngàn thăm thẳm, cho dù đã đi qua con đường cao tốc láng như trải mỡ chạy ngoằn ngoèo qua bao dốc núi truông khe, và hiện tại sau lưng là một khu thị tứ sầm uất nhà ngang dãy dọc đầy đủ quán xá, những mặt người phởn phơ no đủ, những hình hài xúng xính trang phục hiện đại, lả lướt trên những chiếc xe đời mới.

Đã thấy vậy, nhưng ký ức tuổi thơ cứ vẫn mù mờ về cánh rừng nguyên sinh đầy hoang thú, những bàn chân trần của những cô sơn nữ chấp chới váy hoa thổ cẩm trên những dốc rừng... Những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, xóm tôi bỗng dưng có thêm một thằng nhóc trạc tuổi, nhưng thân hình bự chảng, nó đứng vượt cao hơn tôi cả cái đầu, dù tôi cũng thuộc loại to xác ác hình trong xóm. Mười hai tuổi, cái tuổi vừa bước chân lên trung học, hoang nghịch nổ trời, dại khờ tận mạng, nhưng cũng đầy trí tưởng ú ớ mị mộng. Thằng Ngạn khe tre, đó là biệt danh bọn nhóc cùng lứa ở cái xóm Thượng Thành này đặt cho nhân vật mới, vì theo như những người lớn trạo miệng, gia đình thằng Ngạn ở tuốt trên Khe Tre, vì vùng đó có chiến sự ác liệt nên phải gồng gánh nhau tản cư về xuôi.

Ừ thì cái xóm Thượng Thành chúng tôi, gia đình nào mà chẳng là dân chạy từ những vùng chiến sự khốc liệt về đây, mượn bức tường thành cổ kính vững chải đã tồn tại hàng trăm năm để che tôn kéo bạt làm nơi cư trú. Gia đình thằng Ngạn chỉ có một mẹ, một con. Mẹ hắn, người đàn bà góa bụa, bán cháo lòng gánh rong loanh quanh trong mấy cái ngõ xóm tạm cư toàn ròn lao động nghèo. Thằng Ngạn tuy to lớn dềnh dàng, nhưng tính tình hiền lành, thiệt thà như cục đất. Thời gian đầu tiên hắn mới nhập tịch đứa nào cũng ngán cái thân hình to cao, luôn ở trần trùng trục của nó, dần dần cái tính đặc trưng con nít là chó chùm ỉ đông lấn luôn cái ngán sợ. Vậy là ăn hiếp, rồi phát hiện được cái tính hiền khô nên càng khoái. Thằng Ngạn Khe Tre hình như cũng khoái bị ăn hiếp, dù cả bọn xui dại giao cho bao thứ nhiệm vụ mà bọn trẻ ranh đã sống quen thành phố coi như bất khả thi như trèo cây hái trộm, hù rượt chó dữ, leo xuống bờ thành cao nghệu để nhặt cầu, nhặt banh. Để hắn luôn hăng hái vui vẻ lao đi thi hành mệnh lệnh thì cả bọn lại đua nhau tung hê cổ vũ hắn lên ngôi vị đại ca.

Sự tinh quái của bọn nhóc không dừng lại chỉ chừng đó, thằng Ngạn đôi khi cũng phải biến hóa thành cái bao cát cho cả bọn đấm đá thình thịch lên cái lưng trần đen trùi trũi. Đấm tùy thích, hắn vẫn gồng lên, học đúng kiểu dáng của mấy ông lực sĩ thể hình trên mấy bức hình báo chí, lịch treo tường. Tuy vậy hắn vẫn cười khì khì vẫn hăng say tham gia mọi thứ trò bọn nhóc chúng tôi thời ấy nghĩ ra. Chỉ thỉnh thoảng cả bọn bị mẹ hắn gọi lại, hối lộ cho mấy miếng gan heo ăn nể cùng lời dặn dò ngọt lịm là đừng ăn hiếp thằng Ngạn… Ký ức tôi về thằng Ngạn không chỉ lưu trữ những trò chơi tai quái của bọn nhóc ngày xưa, đó chỉ là một sự dẫn nhập cho một thứ ký ức lạ lẫm kỳ bí đã ám ảnh suốt tuổi thơ. Thằng Ngạn vốn rất thích kể chuyện, những câu chuyện của hắn là một cái thế giới hoàn toàn lạ lẫm về một vùng núi non, đầy ma thiêng nước độc, về những con cọp luôn rình mò theo bước chân người và những giống dân ăn thịt người.

Cái biệt danh Khe Tre dính với tên hắn cũng phát xuất từ những câu chuyện hắn kể dưới tàng cây trứng cá, bên bờ hộ thành hào hay những lúc cả bầy chùm hum ăn cho hết mọi thứ trái cây hái trộm. Khe Tre, hắn luôn bắt đầu cụm từ “hồi tau còn ở khe tre...” Hắn kể về những con cọp rình rập nhà, bị hắn lấy rựa chặt đuôi chạy chí chết; hắn kể về những người thượng cà răng căng tai, những ông thầy mo có bùa phép bắt ma bỏ trong những chiếc hồ lô; hắn kể về những đêm trăng, lũ cọp beo gầm rú đánh nhau bên bờ khe để giành xác con nai; kể về những con chồn có cánh bay lượn vèo vèo như chim từ bờ khe bên này qua bờ khe bên kia, rồi cái khu chợ mà mẹ con hắn sinh sống luôn có những người bản thượng dữ dằn vằn vện, từ rừng sâu mang những con thú hoang dã ra chợ bán. Phải nói những gì hắn kể, như mở ra trong tôi thứ cảm giác thích thú, tôi nuốt lốn mọi chi tiết như người lớn nhấm nháp men rượu mạnh, thích thú thì quá thích thú, nhưng vẫn luôn kèm theo thứ cảm giác sờ sợ. Mà chẳng riêng chi tôi, cả bọn nhóc cũng lấm la lấm lét đùn đẩy ngồi co cụm vào nhau.

Rồi những gã thầy mo, con cọp to như con trâu mộng, tiếng gào rú của bầy dã thú tranh mồi, thanh âm rờn rợn của con ma xó trong góc nhà sàn... từ miệng của thằng Ngạn Khe Tre đi sâu vào từng cơn ác mộng, nhưng cũng ra một thế giới huyền ảo trong tâm thức tôi. Và địa danh Khe Tre trở thành một ám ảnh khát khao trong nhiều năm dài... cho đến bây giờ. Nhìn dòng nước ngầu đục của con khe mùa mưa, cuồn cuộn chảy, tôi liên tưởng đến những câu chuyện xa xưa và nhớ da diết thằng đại ca Ngạn Khe Tre. Không biết hắn đã có lần nào trở về lại nơi đây chưa, cái câu “hồi còn ở Khe Tre” sau mấy chục năm dài có còn vướng vất đầu mỗi câu chuyện hắn kể cho bọn con nít thành phố, bọn con nít hiện tại trên tay đầy phương tiện trực tuyến chạy rong trên xa lộ thông tin toàn cầu có dễ bị dẫn nhập vào cái mị mộng huyền hư rừng rú hoang thiên như bọn nhóc ngày xưa hay không. Quê của hắn bây giờ không như những gì hắn hoài niệm, con cọp tham ăn rình mò chuồng heo bị hắn chém một nhát vào đuôi chạy tít mù đã đánh mất tiếng gào tranh mồi bên bờ khe bởi tiếng nổ ì ầm của những cổ máy xúc, máy ủi san mở con đường cao tốc; gã thầy mo trong căn nhà bê tông, lát gạch hoa sáng trưng cũng chẳng còn cái bếp nhà sàn, để hong khói chiếc hồ lô nhốt lũ ma quỷ hung dữ.

Hắn có lần nào trở về Khe Tre của hắn hay chỉ có tôi đứng đây, trên chiếc cầu bóng loáng dưới cơn mưa mùa đông buôn buốt, để hoài niệm về một thế giới huyền ảo mà thằng Ngạn chấp nhận bị những đứa yếu đuối hơn ăn hiếp để có cơ hội được kể về quê nhà trong mơ của hắn, một quê nhà huyền hoặc lãng mạn đã bị chiến tranh và nền văn minh hiện đại đánh cắp.

N.Q  
(SHSDB32/03-2019)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • VIỆT HÙNG  

    Anh đứng trên cầu thẫn thờ nhìn xuống dòng sông. Khuya lắm! Có lẽ đã qua cái mốc thời gian của một ngày cũ. Không gian im ắng. Lâu lâu mới có một tiếng xe máy từ xa vọng về.

  • LTS: So với những giai đoạn trước đây, Ban Biên tập của Sông Hương hiện nay còn khá mỏng: Hồ Đăng Thanh Ngọc (TBT) - Hoàng Việt Hùng (Phó TBT) - Phạm Tấn Hầu - Đặng Mậu Tựu - Nhụy Nguyên - Lê Vĩnh Thái - Lê Tấn Quỳnh - Lê Minh Phong - Lê Vũ Trường Giang. Hơn một năm lại đây thi thoảng họ đã góp mặt trên báo nhà tuy nhiên “ngồi chung mâm” thì chưa. Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Sông Hương, xin phép độc giả được cùng “ra mắt” Ban Biên tập bằng những tác phẩm của các thành viên. Xin trân trọng giới thiệu!
    S.H

  • NGUYỄN QUANG LẬP

    Chỉ bước khoảng vài mươi bước chân, từ cái cổng sắt rỉ của một người bạn gái, chị đã giật mình nhận ra sai lầm của mình.

  • VÕ MẠNH LẬP

    Chu Sửu là cây bút cầu toàn mới nổi tiếng trong làng văn đất Cố đô. Cô viết không nhiều và lười biếng phơi tên mình lên mặt báo.

  • NGUYỄN THỊ QUỲNH NHI

    Và khi những ảo ảnh về đôi cánh màu trắng bay ra ngoài không khí...

  • NGUYỄN HỮU HỒNG MINH

    Kỳ Thư là một cây bút viết phê bình sắc sảo. Tuy nhiên độc giả vẫn cho ông là độc đoán, thiển cận, nhìn một chiều và khen chê phe cánh hẩu. Thật thế, đọc văn Kỳ Thư rất khó chịu. Khen ai thì khen tít trời xanh mà chê ai thì đào đất đổ đi. Chưa bao giờ thấy sự trung dung.

  • PHÙNG TẤN ĐÔNG 

    “Ta con phù du
    ao trời chật chội”

           (Hoàng Cầm)

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
           Tặng chị Trần Thùy Mai

    1. Em buông từ chiếc tủ kính xuống. Mùa thu, nắng xuyên qua ô cửa gương vào đến giá sách làm em ngợp nắng. Phải đi đâu đó và làm cái gì đó, em tự nhủ.

  • NGUYỄN NGỌC LỢI  

    Lúc này trời đã tối, ăn xong một lúc tôi cầm đèn ra vườn. Trong sân, chồng tôi loạng choạng dắt xe máy ra đạp.

  • KIM NHAN SƠN  

    1.
    Ba thằng. Rõ ràng rất lực lưỡng. Chúng đứng thành hình tam giác. Đầu khum xuống đều nhau. Những búi cơ ở vai, tay và cả bắp chân của chúng thỉnh thoảng lại trào lên cuồn cuộn như túi đầy rắn treo cột điện.

  • TRẦN THÙY MAI

    Sau bốn năm du học, về thăm nhà hai tháng theo chế độ phép, bỗng nhiên Ba sinh một cái tật hết sức đáng buồn: ăn không biết ngon nữa.

  • HỒ ANH THÁI

    Tan học, Lân không về nhà. Cậu ta ăn mấy cái bánh rán, rồi tới vườn hoa Hàng Đậu, chờ lũ bạn để cùng đi đá bóng. Lân dựng xe đạp, và nằm ngửa trên chiếc ghế đá cạnh đấy, tranh thủ nhắm mắt nghỉ ngơi ít phút.

  • TRẦN HƯƠNG GIANG

    Thu Hà nhỏ nhắn làn da bánh mật có đôi mắt to hai hàng mi cong rất dễ thương. Hà thích đọc sách truyện và nghe nhạc xưa, những bài ca về tình mẹ đậm đà yêu thương.

  • NGÔ DIỆU HẰNG

    Ngôi nhà tôi mới thuê nằm hút trong một con hẻm, bao quanh bởi khu vườn cỏ dại mọc cao tận gối, có chỗ cỏ bò lên ngang với dãy hàng rào bằng gỗ, cứ như thể chúng muốn thoát ra ngoài những khung cửa tù sọc trắng bám đầy rêu phong ấy.

  • NHẬT CHIÊU

    1. Em đang ở trong Mê cung.
    Cái gì? Vào lúc 6 giờ sáng? Rừng đang sương mù? Ngay sau đêm trăng mật đầu tiên? Nàng có điên không?

  • NHỤY NGUYÊN
     

    Rất có thể việc ngài muốn một vũ nữ trinh nguyên sẽ khiến ngai vàng sụp đổ theo như niềm tin tối thượng. Rất có thể điều tồi tệ sẽ xảy ra như một dòng trong sử thi Mahabharata, “vị vua như thế không còn là vua nữa, mà ông ta phải bị giết chết như một con chó điên”.

  • HOÀNG TÙNG

    Năm 1442, vua Lê Thái Tông đi duyệt quân ở Chí Linh, đêm về nghỉ chân ở Lệ Chi Viên. Cùng đi với vua có người thiếp của Nguyễn Trãi tên là Nguyễn Thị Lộ. Đêm hôm đó, nhà vua băng hà. Triều đình quy tội Nguyễn Trãi thông đồng với Thị Lộ, âm mưu giết vua. Toàn gia họ Nguyễn bị tru di tam tộc.

  • DƯƠNG HOÀNG VĂN   

    Tháng bảy năm đó, miền Trung vừa trải qua một cơn lụt lớn. Một chuyến bay quân sự đưa tôi từ Sài Gòn ra vùng một. Chuyến đi đầy bất trắc về một miền đất dữ. Ở đó chiến cuộc đang hồi khốc liệt, bạn bè tiễn tôi với những đôi mắt chứa đầy thương cảm.

  • Tên: LÂM Vị QUÂN
    Bút danh: Rio
    Năm sinh: 1991
    Quê quán: Đà Nẵng
    Điều quý giá nhất tính đến hiện nay: tuổi trẻ
    Mục tiêu: sống thanh thản
    Hiện đang học ngành Communications ở Hoa Kỳ