Kỷ Niệm 130 Năm Ngày Sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020)
VÕ VÂN ĐÌNH
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép bằng vỏ cây của cố họa sỹ, nhà thơ Hải Bằng
Ngày 19/5/1946, lần đầu tiên nhân dân ta kỷ niệm Ngày sinh của Bác. Từ đó trở đi, hàng năm, cứ đến dịp ngày 19/5, toàn dân ta lại được sống những giờ phút đặc biệt, niềm vui lâng lâng, với lòng tự hào chính đáng của dân một nước độc lập, tự do, và với lòng kính yêu lãnh tụ vô hạn dành tặng Người.
Là lãnh tụ tối cao nhưng Bác Hồ không tỏ ra quan dân lễ cách, không có sự phân biệt giữa lãnh tụ với dân thường. Hàng năm, cứ đến dịp Ngày sinh của mình, Bác thường dặn trước các địa phương, các cơ quan là không nên tổ chức chúc thọ linh đình. Vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân, trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân còn nghèo khó, gian khổ. Điều đó như Người đã nói: “Bác cảm ơn các chú đã có lòng, nhưng trong lúc toàn dân ta đang kháng chiến gian khổ, mọi công việc hết sức khẩn trương mà lại tổ chức chúc thọ một cá nhân là không nên”. Người nói: “Hôm nay đồng bào cho tôi nhiều hoa bánh. Những thứ đó đáng giá cả. Nhưng xin đồng bào nghĩ đến các đồng bào nghèo khó, hơn là hao phí cho tôi”…
Ở Hà Nội, đúng ngày 19/5, Bác thường tìm cách đi một nơi khác để tránh những nghi lễ phiền phức tốn kém. Ngày 19/5 Bác vắng nhà, ngày đó Bác giao cho những người phục vụ, bảo vệ tổ chức đánh bắt cá tại ao cá mà Người vẫn hàng ngày chăm sóc, để biếu các cụ già, các cháu bé, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cho anh chị em trong cơ quan phục vụ Bác cải thiện bữa ăn. Việc này được thực hiện hàng năm; đó vừa là sự quan tâm chăm lo của Bác đối với mọi người, vừa là để cảm ơn mọi người đã chăm lo đến cuộc sống hàng ngày cho Người.
Hàng năm, cứ vào những dịp đó, Bác thường viết thư, gửi điện cảm ơn đồng bào, đồng chí, các cơ quan đoàn thể trong nước và bầu bạn quốc tế đã dành cho Người những tình cảm thân thiết đối với ngày sinh của mình. Và có những lần Bác làm thơ nói về tuổi tác thay vì những lời cảm tạ. Mỗi bức thư, mỗi dòng thơ của Bác Hồ tuy nói về ngày sinh của Bác, nhưng lại là tình cảm, trách nhiệm của Bác Hồ đối với non sông đất nước và đồng bào, là nguyên tắc sống của Bác: “Trung với nước, hiếu với dân”, và là đường lối lãnh đạo của Bác đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ở trong từng thời điểm lịch sử.
Vào dịp ngày sinh Bác 52 năm trước (5/1968), 9 giờ ngày 10/5/1968, Bác viết câu mở đầu vào tài liệu “Tuyệt đối bí mật” để gửi lại cho đời sau: “Năm nay, tôi vừa 78 tuổi, vào lớp người “trung thọ”. Tinh thần vẫn sáng suốt tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây…”. Bởi vậy, sinh nhật năm nay, Bác không vắng nhà. Và như những năm trước, Bác tập trung cho công việc suy nghĩ, sửa chữa vào bản Di chúc dặn lại cho đời sau. Năm nay, Bác viết thêm vào bản Di chúc, dặn việc phải làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi là hàn gắn vết thương chiến tranh, chỉnh đốn lại Đảng; chăm lo đời sống của nhân dân sau chiến tranh mà Đảng, Nhà nước phải làm. Tuy Bác không đi công tác xa như những năm trước, nhưng để khỏi làm phiền hà mọi người đến chúc thọ, tối 18/5/1968, Bác lên nhà nghỉ ở Hồ Tây. Trưa 19/5, một bữa cơm thân mật được tổ chức ở Hồ Tây, gồm một số anh em phục vụ, lái xe, bảo vệ nhân kỷ niệm Ngày sinh lần thứ 78 của Bác Hồ.
6 giờ 15 phút ngày 20/5/1968, Bác Hồ dự khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa III. Họp sớm để tránh hoạt động của máy bay Mỹ. Hội trường sôi động hẳn lên, nhất là khi nghe Bác Hồ kết thúc buổi họp vào lúc 8 giờ bằng những lời chân tình và 4 câu thơ: “Lần trước tôi có nói là những thắng lợi của chiến sĩ và đồng bào hai miền làm cho tôi thấy như mình trẻ lại 20 tuổi. Nhưng nay nghe nói 78 tuổi, thế thì tôi thấy già đi. Vì vậy, tôi có bài thơ này:
Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm,
Vẫn vững hai vai việc nước nhà.
Kháng chiến dân ta đang thắng lớn,
Tiến bước! Ta cùng con em ta”.
Cũng như mọi năm, vào dịp sinh nhật Bác, Bác cho anh em bảo vệ xuống ao bắt cá để cải thiện bữa ăn. Năm nay anh em bảo vệ bắt được con cá trắm cỏ rất to, khi đưa con cá để Bác xem, Bác bảo cân xem con cá nặng bao nhiêu? Anh em mượn chiếc cân bàn của nhà bếp, khi đặt con cá lên vì cá to đầu, đuôi chạm đất, đang loay hoay tìm cách cân cá, thì Bác bảo: Chú Đỉnh (lúc đó là Tổ trưởng tổ bảo vệ nhà sàn) bế cá lên, và bước lên cân, trừ cân chú đi thì còn lại là cân của con cá. Làm theo chỉ dẫn của Bác, đồng chí Đỉnh báo cáo Bác, con cá nặng 24kg. Lúc đó Bác nói vui: Bắt nó lên để cá lớn không nuốt cá bé. Nhiều vị nguyên thủ quốc gia, cán bộ cao cấp quốc tế khi vào thăm nơi ở và làm việc của Người, đã đứng lặng đi ở cầu ao nơi Bác hàng ngày cho cá ăn mà ngẫm suy về lời nói đó của Người.
Sự từ chối lễ nghi phiền phức của Bác Hồ về ngày sinh của mình có nghĩa là khước từ của cải tiền bạc. Tránh việc chúc thọ ở mức độ không cần thiết, đó là tầm cao của sự khiêm tốn.
Bác Hồ trung thực với dân tộc, trung thực với chính bản thân mình: “Tôi chưa xứng đáng với sự săn sóc của đồng bào… chỉ vì một nhà báo nào biết đến ngày sinh của tôi mà đem ra làm bận rộn đến đồng bào. Từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào, thì từ nay về sau tôi vẫn là người thuộc về đồng bào. Tôi quyết giữ lòng trung thành với Tổ quốc. Tôi xin hứa với đồng bào gắng sức làm việc, nhưng tôi hy vọng vào sự cộng tác chặt chẽ của đồng bào. Việc nước là việc lớn, không ai có thể một mình làm nổi. Tôi mong rằng ngày này năm sau, đồng bào sẽ làm cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cường thịnh hơn”.
Và, cái vui của Người, trách nhiệm của Người cứ mỗi năm ngày sinh đến:
“…Vẫn vững hai vai việc nước nhà…
Tiến bước! Ta cùng con em ta”.
Chính nhân cách ấy, chính sự cao thượng ấy mãi mãi làm cho Bác Hồ trở nên cao đẹp và là tấm gương mẫu mực của những đức tính và đạo lý làm người cao đẹp. Bác Hồ đã đi xa mãi mãi nhưng mỗi người dân Việt Nam, bạn bè của nhân dân Việt Nam đều cùng chung một tình cảm: Bác Hồ không mất, Bác Hồ vẫn đời đời sống cùng non sông, đất nước và bạn bè khắp nơi. Vì vậy, vẫn như có Bác Hồ, hàng năm tới dịp tháng Năm là toàn thể nhân dân ở Việt Nam, và cả bạn bè năm châu vẫn nô nức tổ chức kỷ niệm Ngày sinh của Bác Hồ.
Kỷ niệm sinh nhật Bác năm nay, vào dịp toàn hệ thống chính trị đang quyết liệt thực hiện phòng chống dịch Covid-19 và tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, phong cách và đạo đức của Người sẽ mãi là tấm gương để mỗi chúng ta học tập.
Làm theo lời Bác dạy: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Vì lợi nước, quên lợi nhà”, là món quà có giá trị nhất trong ngày sinh nhật của Người.
V.V.Đ
(TCSH375/05-2020)
NGÔ THỊ Ý NHI
Ở Huế, có những buổi sáng cứ thích nằm nghe tiếng con nít rủ nhau đến trường ríu rít như chim. Bình yên đến lạ! Thành phố nhỏ bé, nhịp sống không vội vàng, những con đường hiền lành, êm ả trẻ con dễ dàng đi bộ.
Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019)
PHẠM THUẬN THÀNH
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Năm Nhâm Tý (1672), chúa Trịnh xua 180 ngàn quân vào Nam, có ý vượt sông Gianh đánh chúa Nguyễn. Trấn thủ Bố Chính là Nguyễn Triều Văn hoảng sợ chạy vô Kim Long cấp báo với Hiền Vương (tức chúa Nguyễn Phúc Tần).
TÔN THẤT BÌNH
BÙI KIM CHI
Ngày xưa, cách đây 60 năm, ở đường Duy Tân Huế từ cầu Trường Tiền đi xuống, qua khỏi Morin (cũ), đi một đoạn, có một địa điểm mang cái tên nghe là lạ Ngọ Phạn Điếm. Càng lạ và đặc biệt hơn nữa, Ngọ Phạn Điếm chỉ đón khách vào ăn một bữa trưa (demi-pension) trong ngày là học sinh của Trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế mà thôi.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
KỶ NIỆM 20 NĂM CƠN LŨ LỊCH SỬ 1999
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
NGUYỄN DƯ
Ngày xưa thi đỗ tiến sĩ… sướng lắm!
Nghe đồn như vậy. Ít ra cũng được vua biết mặt chúa biết tên. Được cả làng, cả tổng đón rước về tận nhà. Chữ nghĩa gọi là rước tiến sĩ vinh quy bái tổ.
PHI TÂN
Hồi trước, khi làng xã tôi còn đoàn đội tập thể hay hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thì đàn trâu ở làng cũng của hợp tác luôn. Trâu được các hộ xã viên nhận về nuôi để ăn chia công điểm. Nhà mô có nuôi trâu thì con cháu trong nhà phải nghỉ học sớm để chăn trâu hàng ngày.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Ngày thơ ấu tôi đã bao lần ngủ ngon giấc trong lời ầu ơ của mẹ:
Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và 50 năm Ngày mất của Người (02/09)
HỒ NGỌC DIỆP
Kỷ Niệm 72 Năm Ngày Thương Binh - Liệt Sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019)
PHẠM HỮU THU
DƯƠNG PHƯỚC THU
Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Hội An, nơi xưa kia thường gọi là Faifô (vì làng này ở gần cửa Đại An nên quen gọi Hải Phố mà ra thế) nay Hội An đã lên cấp là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam; quê nội Nguyễn Kim Thành ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Dáng thế của đồi Hà Khê như một con linh thú vừa tách khỏi đất mẹ, rời tổ uống mấy ngụm nước bên bờ dòng Linh Giang. Quay đầu hướng về quê mẹ, đất tổ Trường Sơn như một lời từ biệt, lòng rộn buồn vui. Một nhát gươm chí mạng của thuật sĩ Cao Biền, thân thú mang nặng vết thương vẫn còn hằn sâu ở chân đồi.
ELENA PUCILLO TRUONG
(Viết cho những người bạn cầm phấn)
Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6
NGUYỄN XUÂN HẢI
ĐÔNG HÀ
33 năm đổi mới trong Văn học Thừa Thiên Huế
NGUYỄN ĐỨC HÙNG
Một chiều cuối năm 2018, tôi nhận được tấm thiệp mời nhân dịp Lễ mừng tuổi chín mươi của nhà giáo Trần Thân Mỹ và kỷ niệm 65 năm ngày cưới của ông bà Trần Thân Mỹ và Dương Thị Kim Lan. Nếu tính từ mốc tôi được ông đặt bút ký vào hồ sơ chuyển ngành từ Quân đội về làm việc tại Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) thành phố Huế là tròn 35 năm, trong đó có 7 năm (1983 - 1990) tôi được làm việc trực tiếp với ông trước khi ông nghỉ hưu. Ông là vị thủ trưởng khả kính đầu tiên của tôi, là người đã giáo dục, đào tạo và có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi.
VŨ SỰ
Ngày xưa, chuyện “chồng già vợ trẻ” cũng là chuyện thường tình. Xứ Huế đầu thế kỷ 20, cũng có những chuyện thường tình như thế. Nhưng trong những chuyện thường tình ấy, cũng có vài chuyện “không thường tình”, ngẫm lại cũng vui.