Di tích Thanh Bình Từ Đường nằm sâu 50m trong kiệt 281, đường Chi Lăng (TP Huế). Sức hấp dẫn của ngôi từ đường được xếp vị trí loại 1 di tích văn hóa cấp quốc gia.
Biển báo hướng dẫn vào di tích.
Đường vào di tích
Khuôn viên ngôi từ đường rộng 339,9 m2 (theo bản đồ địa chính của UBND Phường Phú Hiệp, TP Huế) với bức tường bằng gạch và vữa bao quanh. Nhưng theo người dân địa phương thì ngày xưa Thanh Bình Thự rất rộng, bao trọn cả kiệt 281 Chi Lăng. Xóm Thanh Bình cũng được gọi là “xóm Hát Bội”.
Ông Trần Ngọc Lợi (84 tuổi), người giữ hương khói ngôi từ đường đã 60 năm nay hổ hởi kể cho tôi biết nhiều điều kỳ thú về ngôi từ đường Thanh Bình. Theo ông, ngôi từ đường lúc trước gọi là Thanh Bình Thự được xây dựng vào năm Minh Mạng nhị niên để dùng làm nơi luyện tập cho những nghệ nhân thuộc đội hát Bội Việt Tường trong cung cấm. Một trong hai tấm bia đá trước sân từ đường đã nói về sự việc này. Trải qua hơn 180 năm, màu rêu phong và sự ẩm mốc càng làm tăng thêm vẻ cổ kính và uy nghi cho ngôi từ đường.
Nhìn xa xa trên mái ngói hình đôi rồng uốn lượn (một theo kiểu Việt, một theo kiểu Tàu) như đang cưỡi mây đạp gió khiến tôi cảm giác như đang lâng lâng và thăng hoa trong dòng hoài cổ.
Thự Thanh Bình, kiến trúc văn hóa được triều đình Huế ngày xưa coi trọng chắc hẳn đã được các nghệ nhân thời đó xây dựng rất chi li và tính toán cẩn thận. Cách bài trí của ngôi từ đường cũng thật sự rất mẫu mực cho thuật phong thủy của người Huế xưa.
Cổng từ đường được tạo dựng theo lối hai trụ cao, có trang trí họa tiết xưa trên đỉnh trụ. Vừa bước vào cổng từ đường, tôi bỗng cảm thấy mình trở nên nhỏ bé lại, hay nói chính xác hơn là bị cánh cổng tâm linh đè nén cả người xuống. Và bức bình phong chắn ngang lối vào với điêu khắc con long mã (ngựa hóa rồng) đặc trưng của tâm linh xứ Huế lại càng khiến tôi trở nên khép nép và nhún nhường hơn. Mặc dù tôi biết kiến trúc phương Đông đặc trưng là phải như thế, nghĩa là luôn khiến con người phải khuất phục và sợ hãi.
Cách bài trí cổng và bình phong của ngôi từ đường khiến du khách như từ thế giới thực lạc sang thế giới tâm linh với những bước đi nhẹ nhàng và kính cẩn. Những cây cảnh tranh trí trong sân ngôi từ đường cũng được bài trí theo lối Âm Dương, Ngũ Hành của người xưa. Cách kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong khuôn viên ngôi từ đường đã tạo cho tôi một cảm giác “Thiền” để chiêm nghiệm và suy ngẫm.
Ông Lợi, người giữ ngôi từ đường cho biết để vào ngôi từ đường không phải là dễ dàng. Bởi xóm Thanh Bình ngày xưa toàn là con cháu của những nghệ nhân hát Bội Huế xưa và ngôi từ đường chỉ có những người trong ngành mới được bước chân đến vào những ngày giỗ tổ. Hiện tại, mặc dù ngôi từ đường đã được công nhận là di tích văn cấp quốc gia được 22 năm (1992 – 2014) nhưng du khách đến đây vẫn thưa vắng và ít ỏi.
Thanh Bình Từ Đường.
Thế giới tâm linh huyền ảo
Khó có ngôi từ đường nào ở Việt Nam có một hệ thống thờ cúng tâm linh phong phú và đa dạng như ở ngôi từ đường này. Đầu tiên, ở gian chính giữa vách tường sau từ đường là bàn thờ Tam vị thánh tổ có công khai hóa nền văn hóa dân tộc và các vị đại vương tiền khai canh, hậu khai canh. Bên trái của các vị thần này lần lượt là bàn thờ Cửu thiên huyền nữ, Ngũ vị sơn thần và bên trái lần lượt là bàn thờ Ngũ Thánh, Tổ ngành Tuồng.
Hai bên tả hữu trong ngôi từ đường là nơi thờ 12 vị tổ nghề (mỗi bên 6 vị). Đó là các tổ thợ rèn, thợ may, thợ nông nghiệp (2 vị), thợ nề, thợ mộc, thợ kinh doanh, buôn bán, làm ăn (2 vị), thợ máy (2 vị), thợ vàng, thợ bạc (Cao Đình Độ, Cao Đình Hưu). Chính giữa từ đường là bàn thờ vị Tổ anh hùng có công với dân tộc và các vị tổ ngành xướng ca của cả nước (chèo, cải lương, hát Bội…).
Ông Lợi kể giai thoại về vị tổ anh hùng dân tộc ở bàn thờ chính từ đường với cách biểu đạt rất hùng hồn lẫn bi tráng. Ông kể vị Tổ anh hùng dân tộc được thờ ở gian chính giữa đầu tiên là một vị tướng Việt Nam đã qua thi võ bên Tàu.
Vua Tàu đã hống hách ra một điều kiện: Nếu đánh thắng võ sĩ của ông ta thì sẽ được là phò mã, hưởng vinh hoa phú quý. Ngược lại nếu thua thì sẽ bị chém đầu trước sân rồng nhằm hạ nhục người nước Nam. Vị tổ anh hùng nhận lời và đã nhấc tên võ sĩ Tàu lên qua vài thế võ, quay nó như quay dế và xé tên võ sĩ ra làm hai mảnh. Sau đó, vì không về được quê hương ông đành phải đã tự tử ở sông Hàn Giang. Lăng của ông hiện vẫn ở núi Ngự Bình (TP Huế).
Bên ngoài ngôi từ đường còn có 2 án thờ ở hai bên tả hữu. Án bên trái thờ các nghệ nhân quá cố như Đào Duy Từ. Án bên phải thờ các anh hùng quá cố, nghĩa sĩ trận vong. Theo ông Lợi, hai án thờ này tuy được thờ ở ngoài nhưng rất quan trọng trong hệ thống tâm linh của ngôi từ đường.
Mỗi vị thần thánh, vị tổ và anh hùng, nghệ nhân ở đây đều có những điển tích kỳ lạ và thú vị. Du khách sẽ có một cách nhìn tổng quát và rất bổ ích về hệ thống bài trí thờ cúng tâm linh của tổ tiên người Huế xưa nếu tham quan được di tích này. Ông Lợi, người “hướng dẫn viên” 84 tuổi sẽ kể về từng vị trong từ đường theo sự tò mò và phát hiện của từng cá nhân du khách.
Ông Trần Ngọc Lợi - người đang hương khói và giữ gìn Từ đường Thanh Bình (Ảnh tư liệu)
Bao giờ có tour du lịch?
Ngoài thế giới tâm linh huyền ảo của ngôi từ đường và kiến trúc cổ của nó, du khách đến đây còn được dịp chiêm ngưỡng về những văn bia thời vua Minh Mạng, bức hoành phi của vua Tự Đức và các sắc phong của vua Khải Định.
Đặc biệt, nếu du khách về thăm đúng dịp Lễ tế tổ hát Bội (14 rằm tháng 3, 16 rằm tháng 7) còn có thể chứng kiến được những nét văn hóa đặc thù của ngành Hát Bội xứ Huế xưa. Bởi, gần 50 nghệ nhân của nhà Hát Duyệt Thị Đường và những gánh Hát Bội khắp cả nước đã tề tựu về đây để giỗ tổ, ôn lại lịch sử ngành và thăm hỏi lẫn nhau.
Theo o Hoàng Thiên Thu, người dân sống tại kiệt 281 Chi Lăng thì cách đây mấy năm Tỉnh đã cho phép tái diễn đúng quy trình Lễ giỗ tổ Hát Bội ở Thanh Bình Từ Đường như những năm 80 của thế kỷ XX (khi đó Lễ giỗ tổ Hát Bội lại được tổ chức ở sân chùa Triều Châu).
Ông Lợi, người giữ ngôi từ đường thì hy vọng Lễ giỗ tổ Hát Bội sẽ lại được tổ chức vào các kỳ Festival. Rồi con đường rộng vào di tích để du khách có thể nhìn thấy ngay khi đi trên đường và các tour du lịch sẽ chọn nơi đây làm điểm đến sẽ được thực hiện… Nhưng mọi việc đều còn phải chờ kinh phí đầu tư của tỉnh và sự quảng bá thông tin di tích đến với du khách và các nhà đầu tư tour du lịch.
Di tích quan trọng nhất của khu phố cổ Gia Hội nếu được đưa vào khai thác du lịch sẽ khiến cho đời sống người địa phương nơi đây thay đổi khác hẳn. Rất mong điều này sớm trở thành sự thật để phố cổ Gia Hội ở Huế sớm hồi sinh và trở thành một “Hội An của Huế”, đóng góp vào ngành kinh tế “không khói” của tỉnh nhà.
Theo Nguyễn Toàn (Đời sống và pháp luật)
Sáng 24/5/2023, tại thành phố Huế đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP. Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), sáng 19/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và TP. Huế long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức khai mạc triển lãm "Nhật ký trong tù – Bảo vật Quốc gia” .
Sáng 19/5, tại Nghinh Lương Đình, đã diễn ra Lễ Mít tinh Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 19/5, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. vững”
Trong khuôn khổ Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm”, sáng 17/5, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ rước hoa sen và dâng hoa, dâng hương lên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Đình làng Dương Nỗ đến Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Phú Dương, thành phố Huế.
Tối 16/5, tại Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm” chào mừng 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).
Chiều 16/5, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức Khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật “Công an Thừa Thiên-Huế - Vì bình yên cuộc sống” lần thứ II năm 2023. Tham dự buổi lễ có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở TT&TT, Sở VH&TT; Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh; đại diện các Phòng, ban Công an tỉnh và đông đảo văn nghệ sĩ.
Tối 12/05, nhân dịp kỷ niệm 155 năm sinh bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người mẹ Làng Sen”.
Tối ngày 5/5, tại sân khấu bia Quốc Học, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức Lễ vinh danh và Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2023.
Chiều 05/5/2023, tại công viên Tứ Tượng đã diễn ra Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh Nghệ nhân, làng nghề. Các đồng chí Lãnh đạo thành phố Huế, đông đảo người dân và du khách đã đến xem, tìm hiểu nghi thức trang trọng này.
Nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023, chương trình nghệ thuật “Tri ân dòng Hương” diễn ra tối 01/5 gồm nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc và biểu diễn thuyền hoa nhằm tri ân, ca ngợi giá trị văn hóa mà sông Hương đã mang đến cho con người xứ Huế.
Tối 30/4, các nghệ nhân làng Vân Cù (Hương Toàn, Hương Trà) đã quảng diễn các công đoạn làm bún thủ công truyền thống, hoạt động diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động tại lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề bún”.
Tối 30/4, tại sân khấu trước trường Quốc học Huế, UBND TP Huế đã tổ chức chương trình giao lưu văn hóa - nghệ thuật giữa TP Huế và các thành phố hợp tác, kết nghĩa trong nước và quốc tế.
Chiều 30/4, trong khuôn khổ Lễ hội đường phố tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023, Đoàn nghệ thuật cà kheo thành phố Namur - Bỉ đã có màn biểu diễn đi cà kheo đặc sắc của mang đến không khí rộn ràng, vui tươi, đầy sắc màu cho đường phố Huế.
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Nghề truyền thống Huế 2023, tối ngày 29/4, tại Công viên Thương Bạc – TP Huế, Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Huế đã tổ chức buổi khai mạc Lễ hội Ẩm thực với chủ đề "Tinh hoa nghề Bún".
Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế năm 2023, chiều 29/4, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế đã diễn ra Lễ hội Quảng diễn đường phố, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo người dân và du khách.
Tối 28/4, tại sân khấu Quảng trường trước trường Quốc Học đã diễn ra Lễ Khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 – 2023. Đến dự có ông Hoàng Đạo Cương – Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Phan Ngọc Thọ – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Chiều ngày 28/4, tại công viên Tứ Tượng và đường Nguyễn Đình Chiểu – TP Huế đã diễn ra Lễ khai mạc Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề; không gian ẩm thực đặc sản Huế".
Chiều 26/4 tại địa chỉ 94-96-98 Bạch Đằng, TP. Huế đã diễn ra lễ khai trương gọi “Điểm gặp liên văn hoá”do GS. TS. Thái Kim Lan thành lập.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Festival nghề truyền thống Huế 2023, sáng 28/4, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế năm 2023 tổ chức Khai mạc Không gian Triển lãm “Thiết kế Sáng tạo thủ công” tại Trung tâm Văn hóa Làng nghề Huế - số 15 đường Lê Lợi với sự tham gia của 22 đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh. Đến dự có các đồng chí: Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.