(SHO) Bộ VHTTDL vừa có ý kiến thẩm định Báo cáo KTKT phục dựng nhà thờ cụ Tôn Thất Thuyết của Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cụ Tôn Thất Thuyết
Theo đó, Bộ yêu cầu Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các cơ quan liên quan lưu ý một số vấn đề:
Theo nội dung được trình bày trong các văn bản kèm theo, trước đây tại di tích đã có miếu thờ cụ Tôn Thất Thuyết, nhưng nay đã không còn. Đề nghị bổ sung thêm trong hồ sơ các tư liệu nghiên cứu, khảo sát về công trình miếu thờ này. Hiện nay, tại di tích đã có Điện thờ là nơi thờ của dòng họ, đồng thời cũng thờ cụ Tôn Thất Thuyết. Hồ sơ cần làm rõ chức năng của các công trình sau khi phục dựng nhà thờ cụ Tôn Thất Thuyết, phương án thờ tự trong công trình…
Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29/3 năm Kỷ Hợi (12/5/1839) tại xóm Phú Mộng, xã Xuân Hòa, huyện Hương Trà (nay thuộc phường Kim Long – thành phố Huế) trong một gia đình có truyền thống binh nghiệp thuộc phòng 4 hệ 5 của dòng họ Nguyễn Phúc. Thân sinh là Đề đốc Tôn Thất Đính, thân mẫu là bà Văn Thị Thu.
Trong sự nghiệp của mình, ông được cử giữ nhiều chức vụ: Án sát tỉnh Hải Dương, Tán tương quân thứ Thái Nguyên rồi Tán lý quân thứ Sơn – Hưng – Tuyên, Tham tán, Hữu tham tri bộ Binh, Tuần phủ Sơn Tây, Tuần phủ, hộ lý Tổng đốc Ninh Thái kiêm Tổng đốc các việc quân Ninh, Thái, Lạng, Bằng, Hiệp đốc quân vụ đại thần, Thượng thư bộ Binh, Phụ chính đại thần, Điện tiền tướng quân, Thượng thư bộ Lễ, Thượng thư bộ Lại…
Ông luôn có chủ trương đánh Pháp, tháng 11/1873, quân của ông cùng quân của Lưu Vĩnh Phúc đánh bại quân Pháp ở Ô Cầu Giấy, Hà Nội, ông muốn thừa thắng tấn công địch nhưng triều đình muốn ông triệt binh về Sơn Tây, ông cự tuyệt, triều đình phải cử người đến bàn bạc ông mới chịu lui binh. Tháng 6/1874 khi được điều về Nghệ An đối phó với cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Như Mai, song khi đến nhậm chức, ông tỏ ra thiện cảm và giúp đỡ phong trào Văn Thân Nghệ Tĩnh.
Sau khi Hàm Nghi lên ngôi, Tôn Thất Thuyết tích cực chuẩn bị cho việc đánh Pháp. Ông lập quân Phấn nghĩa và Đoàn kiệt, xây dựng căn cứ Tân Sở và hệ thống Sơn phòng, mua sắm tích trữ vũ khí, tăng cường phòng thủ kinh thành, khích lệ sỹ phu và văn thân và mở các cuộc đấu tranh không khoan nhượng với các phần tử chủ hòa, thân Pháp trong nội bộ Triều đình và Hoàng tộc.
Đêm ngày 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết chủ động tổ chức tấn công quân Pháp đóng tại Tòa Khâm sứ, Trấn Bình Đài và khu nhượng địa. Cuộc tấn công thất bại, sáng ngày 5/7/1885, ông hộ giá vua Hàm Nghi rời bỏ kinh thành ra Quảng Trị rồi ra Hà Tĩnh phát động phong trào Cần Vương.
Đầu năm 1886, sau khi sắp xếp, ổn định bộ máy của Triều đình kháng chiến Hàm Nghi, ông ra Bắc vận động các sỹ phu, văn thân, tù trưởng các dân tộc thiểu số nổi lên đánh Pháp. Đầu năm 1887, sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh, song Triều đình Mãn Thanh theo yêu cầu của Pháp đã quản thúc ông tại Quảng Đông. Ông mất tại Thiều Châu ngày 22/9/1913.
Phủ thờ Tôn Thất Thuyết vốn là Phủ thờ của dòng họ, được Tôn Thất Thuyết cho xây dựng khoảng năm Tự Đức thứ 19 (1866). Sau ngày Tôn Thất Thuyết mất dòng họ lấy Phủ này làm nơi thờ ông. Địa điểm: Thôn vân Thê, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Di tích Phủ thờ Tôn Thất Thuyết được nhà nước công nhận là di tích quốc gia ngày 19/10/1994 theo Quyết định số 2754/QĐ-BT.
Nam Giao
“Sông Như Rắn”, đó là tên phòng triển lãm tranh của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu được khai mạc vào chiều ngày 3/2 tại Gallery Sông Như, số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, Huế.
Chiều 2/2, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật mừng Xuân Quý Tỵ 2013 tại 26 Lê Lợi (TP Huế).
Chiều 18/1, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết hoạt động năm 2012 và bàn phương hướng hoạt động năm 2013.
Tối ngày 05/01/2013, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Huế tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Tôn vinh Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế năm 2012” trên sóng VTV Huế.
>>Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế có nhiều khởi sắc
Chiều ngày 29/12, tại 26 Lê Lợi (Huế), Hội Nghệ sỹ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức bế mạc trại sáng tác Kịch bản sân khấu năm 2012.
Chiều 27/12, Liên hiệp Các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức “Hội nghị tổng kết tình hình hoạt động năm 2012 và triển khai phương hướng nhiệm vụ hoạt động năm 2013” tại trụ sở 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
Chiều 23/12, Liên hiệp các Hội VHNT cùng nhóm bạn hữu và gia đình cố họa sĩ Bửu chỉ tổ chức bế mạc triển lãm tác phẩm của Bửu Chỉ và giới thiệu tập sách “Bửu Chỉ - Đường bay nghệ thuật và ký ức trần gian” tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT, 26 Lê Lợi thành phố Huế.
Sáng ngày 21/12, tại số 9 phạm Hồng Thái- Huế, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2012.
Nhân kỉ niệm 10 năm ngày mất của Cố họa sĩ Bửu Chỉ (14/12/2002 - 14/12/2012), chiều 14/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam và Hội Mỹ Thuật TT Huế cùng gia đình tổ chức Khai mạc triển lãm tác phẩm của Bửu Chỉ tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
SHO - Nhân 61 năm ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam, 55 năm ngày thành lập Hội Mỹ Thuật Việt Nam; chiều ngày 07/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Khai mạc phòng triển lãm mỹ thuật Mừng ngày Mỹ thuật Việt Nam 2012 và Trao giải thưởng tác phẩm mỹ thuật xuất sắc năm 2012, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế.
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh nhà văn Hồng Nhu và nhân dịp nhà văn vinh dự nhận giải thưởng nhà nước cho các tác phẩm Vịt trời lông tía bay về, Trà thiếu phụ...Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi tọa đàm, giao lưu gặp mặt giữa nhà văn Hồng Nhu và đông đảo bạn đọc vào chiều ngày 16/11/2012.
SHO - Nhân 10 năm ngày mất của cố họa sĩ - điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (4.11.2002 - 4.11.2012), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên - Huế, Sở VHTTDL, Trường Đh Nghệ thuật Huế, Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán cùng gia đình, bạn bè thân hữu đã tổ chức các hoạt động triển lãm và tọa đàm về ông vào sáng ngày 4/11, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế .
SHO - Chiều 30/10, Tạp chí Sông Hương và các anh chị phong trào đô thị Huế tổ chức buổi giới thiệu tập sách “Hoàng Văn Trương - Đời & thơ và kỷ niệm bạn bè”, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
SHO - Chiều ngày 26/10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khách sạn Thanh Uyên tổ chức giới thiệu ra mắt tập truyện ngắn Điểm nhìn của tác giả Lãng Hiển Xuân.
SHO - Sáng ngày 10/10, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế đã phối hợp với các nhà xuất bản, công ty in và công ty phát hành sách tổ chức khai mạc triển lãm sách Thừa Thiên Huế - Việt Nam lần thứ nhất. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Xuất bản - In - Phát hành sách Việt nam (10/10/1952 - 10/10/2012).
SHO - Chiều ngày 07/10, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức giới thiệu tác phẩm “Đi tìm ngọn núi thiêng” của nhà văn Nguyễn Văn Dũng.
SHO - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 - 22/9/2012), tối ngày 21/9, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức đêm thơ Tìm lại Gái quê, diễn ra tại Nhà sách Phương Nam Phú Xuân, Huế.
SHO - Chiều ngày 15/9, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm Khúc ru nơi lưng núi của nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo, buổi giới thiệu diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình Phát triển không gian văn hóa của Tạp chí Sông Hương.
Tối 14/9/2012, Tuần lễ Liên hoan Phim Đức tại Huế đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh 42 Hùng Vương - Huế. Gần 800 khán giả đã đội cơn mưa rất to trước đó để đến xem.
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2012, vào tối 13/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và các tỉnh Salavan và Sekong của Lào tại Trung tâm Văn hóa Thông tin.