(SHO) Bộ VHTTDL vừa có ý kiến thẩm định Báo cáo KTKT phục dựng nhà thờ cụ Tôn Thất Thuyết của Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cụ Tôn Thất Thuyết
Theo đó, Bộ yêu cầu Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các cơ quan liên quan lưu ý một số vấn đề:
Theo nội dung được trình bày trong các văn bản kèm theo, trước đây tại di tích đã có miếu thờ cụ Tôn Thất Thuyết, nhưng nay đã không còn. Đề nghị bổ sung thêm trong hồ sơ các tư liệu nghiên cứu, khảo sát về công trình miếu thờ này. Hiện nay, tại di tích đã có Điện thờ là nơi thờ của dòng họ, đồng thời cũng thờ cụ Tôn Thất Thuyết. Hồ sơ cần làm rõ chức năng của các công trình sau khi phục dựng nhà thờ cụ Tôn Thất Thuyết, phương án thờ tự trong công trình…
Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29/3 năm Kỷ Hợi (12/5/1839) tại xóm Phú Mộng, xã Xuân Hòa, huyện Hương Trà (nay thuộc phường Kim Long – thành phố Huế) trong một gia đình có truyền thống binh nghiệp thuộc phòng 4 hệ 5 của dòng họ Nguyễn Phúc. Thân sinh là Đề đốc Tôn Thất Đính, thân mẫu là bà Văn Thị Thu.
Trong sự nghiệp của mình, ông được cử giữ nhiều chức vụ: Án sát tỉnh Hải Dương, Tán tương quân thứ Thái Nguyên rồi Tán lý quân thứ Sơn – Hưng – Tuyên, Tham tán, Hữu tham tri bộ Binh, Tuần phủ Sơn Tây, Tuần phủ, hộ lý Tổng đốc Ninh Thái kiêm Tổng đốc các việc quân Ninh, Thái, Lạng, Bằng, Hiệp đốc quân vụ đại thần, Thượng thư bộ Binh, Phụ chính đại thần, Điện tiền tướng quân, Thượng thư bộ Lễ, Thượng thư bộ Lại…
Ông luôn có chủ trương đánh Pháp, tháng 11/1873, quân của ông cùng quân của Lưu Vĩnh Phúc đánh bại quân Pháp ở Ô Cầu Giấy, Hà Nội, ông muốn thừa thắng tấn công địch nhưng triều đình muốn ông triệt binh về Sơn Tây, ông cự tuyệt, triều đình phải cử người đến bàn bạc ông mới chịu lui binh. Tháng 6/1874 khi được điều về Nghệ An đối phó với cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Như Mai, song khi đến nhậm chức, ông tỏ ra thiện cảm và giúp đỡ phong trào Văn Thân Nghệ Tĩnh.
Sau khi Hàm Nghi lên ngôi, Tôn Thất Thuyết tích cực chuẩn bị cho việc đánh Pháp. Ông lập quân Phấn nghĩa và Đoàn kiệt, xây dựng căn cứ Tân Sở và hệ thống Sơn phòng, mua sắm tích trữ vũ khí, tăng cường phòng thủ kinh thành, khích lệ sỹ phu và văn thân và mở các cuộc đấu tranh không khoan nhượng với các phần tử chủ hòa, thân Pháp trong nội bộ Triều đình và Hoàng tộc.
Đêm ngày 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết chủ động tổ chức tấn công quân Pháp đóng tại Tòa Khâm sứ, Trấn Bình Đài và khu nhượng địa. Cuộc tấn công thất bại, sáng ngày 5/7/1885, ông hộ giá vua Hàm Nghi rời bỏ kinh thành ra Quảng Trị rồi ra Hà Tĩnh phát động phong trào Cần Vương.
Đầu năm 1886, sau khi sắp xếp, ổn định bộ máy của Triều đình kháng chiến Hàm Nghi, ông ra Bắc vận động các sỹ phu, văn thân, tù trưởng các dân tộc thiểu số nổi lên đánh Pháp. Đầu năm 1887, sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh, song Triều đình Mãn Thanh theo yêu cầu của Pháp đã quản thúc ông tại Quảng Đông. Ông mất tại Thiều Châu ngày 22/9/1913.
Phủ thờ Tôn Thất Thuyết vốn là Phủ thờ của dòng họ, được Tôn Thất Thuyết cho xây dựng khoảng năm Tự Đức thứ 19 (1866). Sau ngày Tôn Thất Thuyết mất dòng họ lấy Phủ này làm nơi thờ ông. Địa điểm: Thôn vân Thê, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Di tích Phủ thờ Tôn Thất Thuyết được nhà nước công nhận là di tích quốc gia ngày 19/10/1994 theo Quyết định số 2754/QĐ-BT.
Nam Giao
Chiều ngày 03/4, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4/2024 và thông tin về tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Chiều ngày 2/4, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn TT Huế tổ chức giới thiệu tác phẩm thơ "Những giấc mơ hoa" của nhà thơ Tôn Nữ Diệu Hạnh.
Sáng ngày 02/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Với 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước về Chỉ số PAPI, tăng 5 bậc so với năm 2022. Kết quả này thể hiện được sự hài lòng của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trong năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều tối ngày 31/03, tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban Tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 đã tổ chức Chương trình Tổng kết và Trao giải Phần thi Lập trình dành cho học sinh trung học Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024.
Chiều ngày 29/3/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm “Những người bạn” do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Nhóm hoạ sĩ đến từ Huế, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác.
Chiều 28/3, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh phát động Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng Tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I – năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Hoàng Khánh Hùng dự và chủ trì lễ phát động.
Chiều 28/3, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.
Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho ông Hattori Tadashi, Giám đốc điều hành Tổ chức phòng chống mù lòa Châu Á.
Ngày 26/3, tại TP Huế, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi "Kết nối di sản miền Trung".
Sáng 23/3/2024, trên khu vực sông Hương và sông Đông Ba (công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội), UBND thành phố Huế tổ chức Lễ khai mạc Giải Đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ III – năm 2024.
Chiều ngày 22/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã diễn ra lãm tranh mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên với chủ đề “Miền ký ức”. Triển lãm nhân dịp chào mừng 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 – 26/3/2024); 49 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).
Sáng ngày 21/3/2024, tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Phòng Văn hoá Thông tin, Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao, Nhóm Ký hoạ đô thị Hà Nội và một số đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức Lễ Khai mạc Chương trình sáng tác “Hành trình ký hoạ Nét đẹp Phú Lộc, 2024” và Triển lãm “Sắc Xuân” nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/03/1975 - 26/03/2024).
Sáng ngày 21/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”.
Chiều tối ngày 19/3, tại Viện Pháp tại Huế, Viện Pháp tại Việt Nam và Công ty Sách và Truyền thông Nhã Nam tổ chức gặp gỡ, giao lưu với nhà văn Bernard Werber nhân dịp ông đến Việt Nam.
Sáng ngày 19/3 tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế) đã diễn ra triển lãm “Tranh khắc gỗ Đất nước Việt Nam trên Cửu đỉnh triều Nguyễn”.
Sáng này 17/3, tại Quảng trường Ngọ Môn, chương trình ThuaThienHue Jogging lần thứ I – hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024 được tổ chức thực hiện để hướng đến kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1993-26/3/2024); kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2024). Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng các sở, ban, ngành và đông đảo VĐV.
Chiều 15/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm nhân kỷ niệm 155 năm thành lập Hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường (14/3/1869 - 14/3/2024).