Tặng hạt bụi đầu tiên bám trên bảng tên đường Trịnh Công Sơn

10:24 06/06/2011
ĐINH CƯỜNG

Gia đình Trịnh Công Sơn chụp ảnh ở biển tên đường Trịnh Công Sơn tại Huế

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if !mso]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Gió. bay. tan tác rợp trời hồng. những cánh hoa anh đào
mỏng manh. ngày lễ hội ở Virginia đã qua
chiều. và cánh rừng không nói mà sao như có tiếng ai
thầm gọi. có bước chân ai về. hay Sơn
 
Đã nhìn ảnh những người em gái đứng chụp dưới bảng tên
đường mới của anh mình bên bờ sông Hương
Huế nostalgia…
để có một ngày như thế này
ngoài sự nghiệp của tên hát rong
hãy cám ơn những tháng ngày nằm bệnh
cám ơn những ngày gian khó
cám ơn cả nhành dạ lý hương ai cắm ngoài cửa sổ
căn hộ thuê ở lầu trên đường Nguyễn trường Tộ
những đêm khuya sau 75
ngồi uống rượu trắng pha thuốc rầy cho trong
vẽ nhau gần đến sáng …

Nay Bửu Chỉ đã mất, Tôn thất Văn đã mất, Định Giang đã mất
Lữ Quỳnh vừa từ San José ghé đây đêm qua
uống với nhau ly chát đỏ, gặp lại Phạm Cao Hoàng sau bao nhiêu năm
gặp Nguyễn Thị Thanh Bình tác giả Giọt lệ xé hai, Cuối đêm dài và tập thơ gì
không nhớ tên… bạn học Trịnh Vĩnh Trinh em gái út của Sơn

Nguyễn Trọng Khôi lên lại giây đàn cây guitare lâu ngày không rớ tới
Khôi từ Boston lái xe đường trường lên nhân triển lãm Mùa Xuân cùng bạn
vẫn giọng hát trầm, khoẻ của ca sĩ nhà nghề, hát Phôi Pha:
…Ôi phù du Từng tuổi xuân đã già Một ngày qua bến bờ Đời người như gió qua…

Đời người như gió qua. chiều đi bộ âm thầm sau cánh rừng
Gió. bay tan tác những cánh hoa anh đào mới nụ hồng rực rỡ
Có tiếng chim kêu lẻ loi… và lại  tiếng còi tàu hụ buồn
nhớ tiếng kèn Trần Mạnh Tuấn thổi bài Cát Bụi, muời năm
như mới giả từ Sơn hay Sơn còn mãi mãi:

Hạt bụi nào đã bám trên bảng tên đường Trịnh Công Sơn
tôi thầm gọi gió từ bờ sông Hương đừng làm bay hạt bụi
                                                        
Virginia, April 5, 2011

(267/5-11)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HẢI BẰNG

  • PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi

  • Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.

  • TRẦN HOÀNG PHỐ         Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh

  • VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn

  • FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56

  • LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG       Kính tặng Hà Nội - Trái tim

  • THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi

  • HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1

  • PHẠM TẤN HẦU            Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc”                                                J.BRODSKY

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1

  • LTS: Tại nhà thờ họ Lê của làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, vào tháng 10 năm 1950 đã diễn ra Hội nghị Họp ban thành lập Hội Văn nghệ Thừa Thiên, đánh dấu sự ra đời sớm nhất của một hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Kỷ niệm 60 năm sự kiện đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy, những ngày tháng Tám, Trại sáng tác Về Nguồn đã được Hội LH VHNT tổ chức ngay tại mảnh đất Mỹ Lợi.

  • LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.

  • LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau

  • LTS: Ngô Minh sinh ngày 10-9-1949 tại An Thủy, Quảng Bình. Bắt đầu in thơ từ năm 1975. Được giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978…Ngô Minh đã từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhiều năm, vì thế thơ anh viết về nhiều đề tài cuộc sống, nhưng vẫn mang đầy hơi thở của một người lính: sâu đằm, bỏng cháy…