Ảnh: Internet
Nguyễn Du viết Truyện Kiều Là để trút cả bầu tâm sự: “Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ”(1) (Ta có một tấc lòng không biết ngỏ cùng ai). Thúy Kiều hai lần mặc áo xanh con ở Hai lần làm kỹ nữ chốn yên hoa Liệt nữ không thờ hai chồng Bắt phong trần phải phong trần Đoạn trường thế ấy còn vần chưa tha. Cậu ấm Nguyễn sớm bị rứt ra khỏi màn loan trướng huệ Ném vào cát bụi phong ba. Tôi trung không thờ hai chúa Vị cựu thần nhà Lê Lại áo mão rềnh rang giữa vương triều Nguyễn Tránh sao tiếng lao xao đàm tiếu của người đời? Hai cảnh ngộ một tâm tình chìm nổi Kiều là Nguyễn Du, Nguyễn cũng là Kiều Mượn số kiếp nàng Kiều mà cảm thương thân thế Nguyễn khóc Kiều là khóc chính cho ông Nguyễn chiêu tuyết Kiều là chiêu tuyết cho ông. Khoanh tay trông trời Rũ áo nhìn đất Nguyễn chỉ lặng im “Vâng! Dạ!”(2) Nguyễn vật lộn gian nan cùng chữ “tiết” Giữ vẹn tấm cô trung hay làm một kẻ sĩ thức thời!? “Ta có một tấc lòng không biết ngỏ cùng ai”? Tôi chợt hiểu ra mới ngoài ba mươi tuổi Mái đầu Người đã trắng xóa như mơ!(3) Tiên Điền, 8-10-1999 Bên bờ sông Tiền Đường, 15-7-2005 (Nguồn: Tuyển tập 700 năm thơ Huế, H. Thuận Hóa 2007) ------------------- (1) Thơ chữ Hán của Nguyễn Du. (2) Có lần, Nguyễn Du bị vua Minh Mạng quở: “Nhà nước dùng người cốt chọn người tài giỏi. Ngươi cùng Ngô Vỵ đã được cân nhắc lên hàng á khanh, biết thì thưa thốt, sao lại khoanh tay chỉ biết dạ dạ vâng vâng”. Niềm u uất này kéo dài cho đến tận chết. Trước khi qua đời, vì bị nhiễm bệnh dịch tả từ Xiêm (Thái Lan) truyền sang, Nguyễn Du sai người nhà sờ lên người ông. Người nhà thưa: “Đã lạnh đến đầu gối”. Ông bảo “Được, được” rồi tắt thở, không trối lại điều gì. Ông chết trong cô đơn không ai vấn tang, đưa tang, lấy cớ sợ bệnh truyền nhiễm. Vua Minh Mệnh chỉ đưa đồ phúng, không viếng. Mạn tang, Nguyễn Ngữ - người con trai thứ 4 đưa hài cốt cha về táng dưới chân núi Hồng. (3) Chi tiết này có chép trong Gia phả họ Nguyễn ở Tiên Điền. LỜI BÌNH CHÚ CỦA TÁC GIẢ Phần tư tưởng cốt tủy chi phối toàn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du là chữ “tiết” của Nho gia. Tuy chỉ là một võ quan nhỏ tập ấm với người cha nuôi họ Hà biên trấn ở Thái Nguyên sau khi đỗ tú tài, Nguyễn Du vẫn nghiễm nhiên là cựu thần nhà Lê. Người đã từng trốn ra Bắc theo Lê Chiêu Thống sang Tàu phục quốc, nhưng không thành, bị quan quân nhà Tây Sơn tống ngục. May nhờ người anh trai đã cộng tác với chính quyền mới nên thoát nạn. Nguyễn mai danh ẩn tích dưới lốt “Hồng Sơn liệp hộ” (phường săn núi Hồng). Vì Nguyễn Du là chú ruột một bà phi(1) vua Gia Long, vào hàng quốc trượng của nhà Nguyễn, nên khi Gia Long tuần thú ra Bắc, người buộc phải đón và theo phò giá Gia Long, được Gia Long bổ nhiệm đặc cách luôn làm tri huyện Phù Dung (Phù Cừ, Hưng Yên) (chức vụ này thường giao cho các cử nhân trong lúc Nguyễn Du chỉ mới đỗ tú tài); rồi người được đặc cách phong làm cai bạ Quảng Bình, vời về triều đặc cách làm đến tham tri bộ Lễ, được cử làm chánh sứ những hai lần. “Vị cựu thần nhà Lê - Lại áo mão rềnh rang giữa vương triều Nguyễn - Tránh sao tiếng lao xao đàm tiếu của người đời!?”. Đường hoạn lộ thẳng băng, nhưng Nguyễn đau lắm, đau nỗi đau của nhà nho thất tiết. Trong danh phận “hàng thần lơ láo”, bạn đồng liêu quay mặt bỉ báng, kẻ sĩ Bắc Hà khinh rẻ, Nguyễn sống trong cô độc buồn nản. Phải ngồi trên lưng cọp, tiến thoái lưỡng nan “Nguyễn vật lộn gian nan cùng chữ tiết - Giữ vững tấm cô trung hay làm một kẻ sĩ thức thời?” Kẻ sĩ thức thời như Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích trước đó thì điềm nhiên vận triều phục mới ung dung bước thẳng vào tân trào Tây Sơn cộng tác với một chính thể mới tiến bộ là một nhẽ. Đằng này, Nguyễn bị ràng buộc quá sâu sắc bởi chữ “tiết” nên từ bỏ nó đâu dễ một sớm một chiều. Thế là phải đánh vật với nỗi đau, u uất đến tận khi chết “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh - Giật mình mình lại thương mình xót xa” là nỗi đau máu thịt có thật của Kiều hay chính Nguyễn Du? Điều tâm sự này phổ vào tập Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm khá đậm, nhất là bài “Long thành cầm giả ca” nuối tiếc ngậm ngùi cho triều Tây Sơn cũ trong vô vọng qua số phận tiều tụy của một ca nương. “Ta có một tấc lòng không biết ngỏ cùng ai”, mà nói ra được cũng dễ gì có ai thèm nghe, ai thèm thông cảm cho. Tâm sự đắng chát đó liền bắt gặp tần số cộng hưởng với cuộc đời ba đào của nàng Kiều. “Hai cảnh ngộ một tâm tình chìm nổi - Kiều là Nguyễn Du, Nguyễn cũng là Kiều. Theo quan điểm Khổng Mạnh, vấn đề cốt tử, với người đàn bà là chữ “trinh”, với người đàn ông là chữ “tiết”. Thân thế thì khác nhau nhưng số phận thì giống nhau. Hai ta đều là điếm cả thôi mà, một bên là đĩ thể xác một bên là điếm linh hồn. Vâng, làm đĩ điếm bất đắc dĩ “Như nàng lấy hiếu làm trinh - Bụi nào cho đục được mình ấy vay”. Đĩ là đĩ thể xác, còn tinh thần thì lại rất trinh trắng. Tôi trung không thờ hai chúa, liệt nữ không thờ hai chồng. Thế là từ một chuyện lá cải Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đã biến thành một kiệt tác qua bàn tay tái tạo của người thợ trời(2) với sứ mệnh giãi bày chữ tiết của mình cùng hậu thế, là cách tốt nhất để chiêu tuyết cho mình trước những sàm báng của thế nhân về thân phận bất đắc dĩ phải làm điếm chính trị của mình. Bi kịch của Nguyễn Du là bi kịch của một nho sĩ suốt đời không thể tìm ra được phương hướng. Chính nỗi đau phát phẫn trước thư trong khi viết tiểu sử cho chính mình, Nguyễn đã làm nên tập đại thành “kỳ tài diệu bút Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm” (Nhữ Bá Sĩ)(3). Truyện Kiều là tự truyện tâm linh của Nguyễn Du bởi trữ tình chân chính bao giờ cũng mang tính chất tự truyện là vậy. Năm 1999, từ Sài Gòn, tôi lại hành hương về Tiên Điền cố hương viếng ông Tổ của văn chương Việt. Cùng đi có bạn thơ Xuân Hoài, lúc đó là Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin. Chúng tôi thắp hương trước mộ người. Tôi khấn “Thưa cụ, cụ viết Truyện Kiều cho ai?”. Trong trầm trầm hương khói, tôi nghe rõ âm thanh tuy rất nhỏ “Tôi viết cho tôi”. Trúng ý tôi rồi. Thế là từ mộ Nguyễn Du lên mộ Hải Thượng Lãn ông ở Hương Sơn, ngồi trên ô tô tôi lẩm nhẩm thành lời. Xuống xe, tôi chép lại với lời đề tặng bạn thơ Xuân Hoài. Xuân Hoài đem về đăng vào báo Hà Tĩnh cuối tuần. Mấy năm sau, tôi đưa cho Gia Dũng. Đọc xong, Gia Dũng lắc đầu. Bế Kiến Quốc đến chơi nhà, tôi đưa cho nhà thơ lúc ấy là tổ trưởng thơ báo Văn Nghệ. Bế Kiến Quốc tần ngần “quyết định đăng hay không lại ở người khác”. Hoàng Liên càm ràm “thôi dẹp đi ông, quan điểm tréo ngoeo cẳng ngỗng với tư tưởng chính thống ai người ta chấp nhận cho”. Tôi lén gửi báo nhà chùa Giác Ngộ. Mấy sư đăng ngay với tít mới “Nghĩ tưởng bên mồ Nguyễn Du” cùng bức ảnh chúng tôi đứng thắp hương trước mộ người. Rồi tờ web Khởi Nguồn ở Hoa Kỳ xin bài, tôi gửi họ, được đăng liền với bài trí rất trang trọng, được bạn đọc bốn phương ở hải ngoại đồng cảm đồng thuận suốt 5 năm qua. Và, khi Hội đồng biên tập làm cuốn 700 năm thơ Huế, cùng với bài Tạ lỗi cố nhân, bài Tâm sự Nguyễn Du được đưa vào tuyển tập sang trọng này. Mùa hè năm 2005, tôi sang Trung Quốc, đến Vô Tích, Lâm Tri, Hàng Châu… “nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương” của đời Kiều luân lạc. Tôi đã tìm đến nghiêng mình bên bờ sông Tiền Đường “ầm ầm tiếng sóng” nơi Kiều trầm mình. Tôi bồi hồi lần theo dấu vết Nguyễn Du cách đó 175 năm (2005) đã từng đi sứ qua đây: Nguyễn thăm miếu thờ người anh hùng dân tộc Nhạc Phi, viếng Hàn San tự cổ kính với tiếng chuông nửa đêm nghìn năm còn vang vọng, người đề thơ bên tượng gian thần Tần Cối… Có điều khác nhau: Nguyễn là chánh sứ đi công du, Thái mỗ tôi là Phó Thường Dân Nam Bộ đi tư du. Nguyễn đi bộ, đi thuyền, đi ngựa mất 3 tháng rưỡi; Thái tôi cưỡi máy bay lướt gió mây mất chỉ có 4 tiếng từ Sài Gòn sang. Những lúc trà dư tửu hậu, tôi thường đem chuyện Nguyễn Du viết Kiều ra nói, được khá nhiều bậc trí tán thưởng. Tôi nghĩ đã đến lúc, chúng ta nên có lòng tự trọng và thật sự cầu thị xét lại văn học cổ điển theo quan điểm mới, trả Céza về cho Céza chứ không nên ra rả trên bục giảng nhồi nhét vào óc con trẻ “Nguyễn Du đã đứng về phía quần chúng lao khổ bênh vực cho quyền sống, quyền làm người của họ”, “Nguyễn Du là người phát ngôn cho quyền lợi của nhân dân lao động” theo tinh thần văn học phục vụ chính trị. Đành rằng mang một trái tim lớn của nghệ sĩ lớn, Nguyễn Du đã đồng cảm trùm tình thương xuống cõi nhân gian khốn khổ này. Chính nhà phê bình Hoài Thanh giảng Kiều rất hay nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức “Quyền sống của con người trong Truyện Kiều”, mà không dấn lên thêm được bước nào khai sáng cho vấn đề vì sao Nguyễn Du viết truyện Kiều!? Trong văn học cổ điển thường thì tư tưởng tác phẩm lớn hơn tư tưởng tác giả. Nhưng dẫu sao thực sự đây lại là lời Nguyễn làm trạng sư tự bào chữa hùng hồn, kín đáo và nghiêm túc nhất trước cái bất nhẫn của cuộc đời đối với ông. Giảng Truyện Kiều và Nguyễn Du như xưa nay chỉ hớt ngọn thôi, không đi đến tận gốc của vấn đề. Đối với chuyện văn chương nghìn năm thiên cổ sự, việc sửa sai không bao giờ muộn cả. Đó là trách nhiệm của chúng ta với muôn đời hậu thế. Xin đừng làm Nguyễn Du buồn đau thêm nữa! Xin đừng tiếp tục ru ngủ con cháu chúng ta bằng cái sai lầm tai quái như thế nữa! Là người nghiên cứu văn học, đã từ lâu tôi không quan tâm lắm đến câu cảm thán “Bất tri tam bách dư niên hậu - Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” như hầu hết mọi nhà nghiên cứu từng xuýt xoa mà chỉ chú ý đến câu thơ nhỏ nhoi định mệnh “Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ” lẩn quất trong thơ chữ Hán của người. Từ đó phăn nó ra… Sydney, 29-7-2010 T.D.H (260/10-10) ---------------- (1) Tức phi tần Nguyễn Thị Uyên, con gái Nguyễn Trừ (1760-1809) tri phủ Nam Sách - anh trai thứ 5 của Nguyễn Du. Nguyễn Trừ là con bà trắc thất thứ 5 Nguyễn Thị Xuân (quê Tiêu Sơn, Tương Giang, Bắc Ninh) của Tể tướng Nguyễn Nghiễm. Nguyễn Trừ ở lại quê ngoại không về Tiên Điền, lập ra một chi nhánh họ Nguyễn ở Bắc Ninh. (2) Trong giao lưu văn hóa nhân loại, việc vay mượn đề tài, chủ đề, cốt truyện, điển cố, ngôn ngữ… là việc bình thường. Sếchxpia chẳng đã từng mượn đề tài từ Đan Mạch cổ xưa để viết Hămlét bất hủ, mượn truyện Ý để viết nên tình sử Rômêô và Juyliét sống mãi đó sao? Nguyễn Du mượn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân viết Truyện Kiều, cũng như kiến trúc sư Nguyễn An tù nhân quân Nguyên Mông đời Trần thiết kế ra quần thể Thiên An Môn hoành tráng; cũng như Mạc Đỉnh Chi đời Trần Anh Tông đi sứ Yên Kinh (Bắc Kinh) sang Bình Nhưỡng lấy cháu gái sứ thần Cao Ly đẻ ra một dòng ở bên ấy năm 1213 - vay cả dòng máu thì sao? (Xem thêm GIAI THOẠI KẺ SĨ VIỆT NAM của Thái Doãn Hiểu - Hoàng Liên, nxb Văn hóa - Dân tộc, Hà Nội 1997, trang 314). (3) Trong việc viết Truyện Kiều, truyền thuyết kể rằng, mỗi lần quan Hầu Nguyễn Tiên Điền ra Thăng Long thường gối đầu lên đùi cô đào Xuyến nghe nàng “lẩy” từng câu Kiều và hai người chuốt lại từng chữ cho thật óng ả mới thôi. Cô đào Xuyến là người lịch lãm có trình độ thẩm văn cao. Tác giả Truyện Kiều nếu nói ra cho thật minh bạch thì phải đề là NGUYỄN DU - CÔ ĐÀO XUYẾN, (cũng như thuyết Tương đối một phát minh vĩ đại thế kỷ XX của Anhxtanh, cần phải công bằng ghi tên bà vợ ông là đồng tác giả). Lối “lẩy” Kiều là lối diễn ngâm độc đáo do cô đào Xuyến chế tác ra. |
Theo định nghĩa hiện nay, trường ca là một tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình.
(Phát biểu ý kiến góp phần vào nội dung Đề án Nghị quyết về “Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH...” của Ban Tuyên giáo Trung ương).
1. Cuốn sách về nhà tình báo nổi tiếng - anh hùng Phạm Xuân Ẩn (PXÂ) của giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman, khi được xuất bản bằng tiếng Việt có thêm phụ đề “Cuộc đời hai mặt không thể tin được của Phạm Xuân Ẩn”.
Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ trưởng thành trong phong trào chống Mỹ. Nhắc đến thơ chị, người ta thường nhớ đến những bài thơ mang đậm âm hưởng sử thi như Khoảng trời, hố bom, hoặc dịu dàng, nữ tính nhưng không kém phần thẳng thắn như Anh đừng khen em, hoặc nồng cháy yêu đương như Không đề…
"Không có cách khác, thưa ngài. Tất cả cái gì không phải văn xuôi thì là thơ; và tất cả cái gì không phải thơ thì là văn xuôi"(Gã tư sản quý tộc, Molière). Trên đây là định nghĩa "thâm thúy" của thầy dạy triết cho ông Jourdain, người mà đã hơn bốn mươi năm trời vẫn sai bảo người ăn kẻ làm, vẫn hằng ngày trò chuyện với mọi người bằng "văn xuôi" mà không tự biết.
(Trò chuyện trên Sông Hương)
Trong những vấn đề mới của lý luận văn học hiện nay, các nhà nghiên cứu thường nói đến chức năng giao tiếp của văn học. Khi nói văn học có chức năng giao tiếp thì cũng có nghĩa cho rằng văn học ở ngoài giao tiếp.
PHONG LÊ …Không đầy hai thập niên đầu thế kỷ, trong những thức nhận mới của đất nước, nền văn chương- học thuật của dân tộc bỗng chuyển sang một mô hình khác- mô hình quốc ngữ, với sức chuyên chở và phổ cập được trao cho phong trào báo chí, xuất bản bỗng lần đầu tiên xuất hiện và sớm trở nên sôi nổi như chưa bào giờ có trong ngót nghìn năm nền văn chương học thuật cổ truyền…
Vừa qua bà văn sĩ Nguyễn Khoa Bội Lan ở Phú Thượng (Huế) đột ngột gọi dây nói cho tôi than phiền về những chi tiết sai với lịch sử trong bài Phạn Bội Châu với Hương Giang thư quán của Chu Trọng Huyến đăng trên Tạp chí Sông Hương số 116 (10. 1998)
Chúng tôi cho rằng trong lịch sử văn học Việt chỉ có Chí Phèo mới là một hình tượng đích thực. Chí Phèo là hiện thân của sự tồn tại vĩnh cửu của bản ngã VÔ CAN.
Đó là bản đàn Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe lần cuối trong ngày tái hợp. Bản đàn chứa đầy những mâu thuẫn nghịch lý, bởi vì cũng như bao lần trước, lần này vẫn là bản “bạc mệnh” năm xưa. Nhập hồn Kim Trọng, Nguyễn Du bình luận: Lọt tai nghe suốt năm cung Tiếng nào là chẳng não nùng (*) xôn xaoTác quyền và nghệ nhân biểu diễn vẫn là nàng Kiều chứ không còn ai khác, nhưng thật lạ: Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?Kim Trọng, tri âm và trong cuộc vẫn không khỏi "hồ đồ", huống gì chúng ta, những người đến sau Nguyễn Du muộn hơn hai thế kỷ?
Có thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc.
NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP1. Đội ngũ các nhà văn trẻ mà tôi nói tới trong bài viết này là những cây bút sinh ra sau 1975. Biết rằng trong văn chương, khái niệm trẻ/ già chỉ là một khái niệm có tính “tương đối” vì già hay trẻ đều phải nỗ lực để tạo nên những tác phẩm xuất sắc, vị trí của họ phải được đánh giá thông qua tác phẩm chứ không phải từ những chiếu cố ngoài văn học.
NGUYỄN KHẮC PHÊTrong văn chương, cách gọi “chủ nghĩa” này hay “chủ nghĩa” khác đều không ổn, thậm chí có hại vì vô hình trung như thế là cách buộc nhà văn theo “một con đường” vạch sẵn mà từ hơn nửa thế kỷ trước, Hải Triều đã lên án...