PHẠM ĐỨC DƯƠNG
GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tổng biên tập 2 tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam Đông Nam Á; Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông...
Tôi có duyên may được làm quen với thầy thuốc - nhà giáo Lê Hưng VKD - một nhà nghiên cứu hiếm hoi trong thời đại ngày nay, đang giữ gìn một kho kiến thức đồ sộ của nền Văn hóa phương Đông (Nho Y Lý số) và đang hiện đại hóa nó để truyền thừa lại cho con cháu mai sau...
Là người đã thành lập Viện Nghiên cứu Văn hóa phương Đông (thuộc Hội Khoa học Đông Nam Á Việt Nam), tôi có sự đồng cảm sâu sắc và mến trọng Lê Hưng VKD khi được đọc nhiều tác phẩm của ông.
Như mọi người đều biết, chúng ta được sinh ra lớn lên và tắm mình trong môi trường Văn hóa phương Đông, nhưng tiếc rằng nền văn hóa đó không có chỗ đứng rõ rệt trong giáo dục Việt Nam hiện đại. Vì vậy nền tri thức cổ học vĩ đại này tuy được nhiều người yêu mến nó bảo lưu, gìn giữ... nhưng cũng đã mai một rất nhiều!
Nếu như đầu thế kỷ XX, các nước châu Á đi tìm con đường phát triển đất nước trong phong trào “Âu hóa”, thì đến những năm cuối thế kỷ này người Phương Tây lại đi tìm những giá trị châu Á để vượt qua sự suy thoái. Do đó thế kỷ XXI này sẽ là thế kỷ hội nhập Đông Tây với dự báo về những thành tựu mới.
Nhà giáo Lê Hưng VKD vốn xuất thân trong gia đình nho học danh tiếng ở phố Hiến tỉnh Hưng Yên (nhất kinh kỳ nhì phố Hiến, thuộc dòng họ Lê Lã); từ thời cụ Thiên Lương đã mang cả gia tài Nho Y học từ Hưng Yên vào lập nghiệp ở miền Nam (đất Chánh Phú Hòa tỉnh Bình Dương bây giờ), đã duy trì và phát triển vốn kiến thức đó cho đến ngày nay, và thầy thuốc Lê Hưng VKD là người truyền thừa một cách sâu sắc bền bỉ.
Bộ môn Linh Khu Thời Mệnh Lý (người Trung Hoa gọi là Tử vi đẩu số) đã được thời hậu Thiên Lương nghiên cứu và hiện đại hóa dựa vào “thuyết tương đối hẹp” của nhà bác học vĩ đại thế kỷ XX Albert Einstein và thay thế 128 sao (tinh đẩu) bằng 128 dữ kiện thông tin, để tìm mối liên hệ tương tác của chúng. Mỗi Linh Khu đồ là một phương trình toán học lịch sử của số phận người, là bản ngôn ngữ đặc biệt lãng mạn khoa học trong việc phát hiện những tín lý phi vật chất; nó thay thế cho thuật chiêm tinh bảo thủ thuyết thiên mệnh, bằng phương thức cơ bản là mở rộng hơn nữa trí tưởng tượng phong phú toán học (vốn là gốc rễ của trực giác tiên tri), để mà dự báo tương lai theo mục đích văn hóa tam lịch truyền thống (Âm lịch sự cố, Canh lịch sự biến, Luyện lịch sự tình).
Nhóm nghiên cứu Linh Khu Đồ của dòng họ Lê Lã (hậu Thiên Lương), gồm nhiều người làm việc trong các cơ quan (đặc biệt là trong y học), bản thân tác giả Lê Hưng VKD là thầy thuốc ưu tú hoạt động trong Hội Laser y học Bình Dương, đã được nhận giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông của Bộ Y Tế năm 2013. Vinh dự cho tôi được thầy thuốc Lê Hưng VKD gửi cho đọc bản thảo cuốn “TỰ KỶ, CẢM THÔNG & YÊU THƯƠNG” và có nhã ý cho tôi viết lời giới thiệu cuốn sách với đông đảo bạn đọc xa gần. Mặc dù tự biết mình còn nhiều hạn chế, nhưng vì ngưỡng mộ nhóm tác giả hậu TL, tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc đôi điều:
Bằng kiến thức uyên bác, tiếp cận liên ngành, những chứng cứ phân tích khoa học, nhóm tác giả đã chỉ cho chúng ta thấy bản chất của TỰ KỶ là biểu hiện của rối loạn tinh thần có đặc trưng từ cử chỉ - ngôn ngữ - hành vi không tương thích với thực tế ngoại cảnh; người bệnh hình như chỉ tập trung vào những ám thị chất chứa riêng tư. Do vậy khi Linh Khu Đồ của mỗi cá thể nếu tích lũy các thông tin dự báo sự tiềm ẩn cúa chứng TỰ KỶ, điều này giúp ích cho các cơ sở giáo dục - các bậc phụ huynh có thêm “cách phát hiện sớm”, để điều chỉnh kịp thời các rối loạn cảm xúc - hành vi - nhận thức của các cháu bị chứng TỰ KỶ. Theo tôi, ngày nay xã hội quá lo ngại về chứng TỰ KỶ, nhưng các kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu hậu Thiên Lương cho thấy trẻ em TỰ KỶ không hoàn toàn bị “VONG THÂN”, mà còn có những khả năng kiệt xuất, như trường hợp phân tích Linh Khu đồ của nhà bác học vĩ đại Albert Einstein (1879 - 1955) đã có một tuổi thơ không bình thường của trẻ tự kỷ. Báo chí ngày nay còn cho biết từ nay đến 2020: tập đoàn công nghệ phần mềm SAP của nước Đức dự tuyển 650 người bị tự kỷ, để đào tạo thành chuyên viên bảo đảm chất lượng phần mềm tin học, bởi vì theo họ: người mắc bệnh tự kỷ thường có trí thông minh khác biệt và tài năng toán học hơn hẳn người bình thường...
Tôi trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc cuốn biên khảo “Tự kỷ, cảm thông & yêu thương” với niềm tin tưởng: các bạn sẽ khám phá nhiều điều thú vị trong tác phẩm này, cũng như sẽ đồng cảm với tác giả Lê Hưng VKD:
“...Tôi ngây ngất với trần gian kỳ diệu
Bởi không gian nhiều sắc tướng vô thường
Và hứng khởi chuỗi thời gian qui chiếu
Hàm ơn nhiều đối đãi của Âm Dương....”
(Trích thơ Lê Hưng VKD trong tuyển tập Bốn Mùa Thương Nhớ - Nxb. Hội Nhà văn 2013).
Chúc thầy thuốc Lê Hưng VKD (với mái đầu tuy nhỏ nhắn + đôi mắt sắc bén dưới cặp kính lão, nhưng lại chứa một khối lượng tri thức khổng lồ và bầu nhiệt huyết sục sôi) luôn luôn khỏe mạnh, để còn cống hiến cho đời nhiều thành tựu khác, nhất là trong việc truyền thừa cho lớp người kế cận tiếp nối “văn hóa tam lịch” của dòng họ Lê Lã phố Hiến (Hưng Yên)!
P.Đ.D
(SDB12/03-14)
YẾN THANH
Rất nhiều nhà văn thành danh hiện nay, sau những thành công trên trường văn trận bút, đột nhiên họ làm bạn đọc bất ngờ bằng cách chuyển hướng sang viết cho thiếu nhi, như trường hợp của Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Đình Tú, Phong Điệp, Dương Thụy, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Đỗ Bích Thúy…
ĐỖ THU THỦY
1.
Trường ca Ngang qua bình minh là ấn phẩm thứ ba của nhà thơ Lữ Mai, sau hai tập tản văn và ký sự: Nơi đầu sóng, Mắt trùng khơi viết về đề tài biển đảo.
NGƯỜI THỰC HIỆN:
Lê Thị Mây là một cô gái cực kỳ ít nói. Nhà thơ chi thích lặng lẽ nhìn, lặng lẽ nghe, lặng lẽ suy ngẫm... Và nếu như phải nói gì trước đám đông thì đó là một "cực hình" - Kể cả đọc thơ mình - Mây vẫn như vậy.
NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Quang Dũng (1921 - 1988).
LÊ NGUYỄN LƯU
Trong nền văn học đời Đường, thơ ca có một vị trí đặc biệt, trội hơn cả phú đời Hán, từ đời Tống, khúc đời Minh...
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Miền quê thơ ấu” - Hồi ký của Thanh Tùng, Nxb. Thuận Hóa, 2020)
VÕ QUÊ
Cố đô Huế - Dấu ấn thời gian” là công trình nghiên cứu thứ ba của nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh do Nhà xuất bản Đại học Huế cấp giấy phép, tiếp theo 2 ấn bản “Dấu tích văn hóa thời Nguyễn” (in năm 1996 và 2 lần tái bản có bổ sung năm 1998, 2000); “Giữ hồn cho Huế” (2006).
PHONG LÊ
Anh "nhà quê" "chơi trèo" thành phố, với những thất bại và bi kịch khó tránh của nó. Mối quan hệ so le, bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị...
KỶ NIỆM 35 HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM (1957-1992) - 60 NĂM PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932-1992)
NGÔ MINH
+ Cái đêm thẳm khuya Cửa Tùng gió ấy, tôi ngồi với Nguyễn Khắc Thạch bên này bờ sông, bên này chai rượu Huế, bên này mũi Si và bên này những nén nhang lập lòe như hồn ma nơi xóm Cửa!
VƯƠNG HỒNG HOAN
Vài năm gần đây truyện ngắn của Triều Nguyên xuất hiện trên Sông Hương. "Tháng bảy không mưa" là tập truyện ngắn đầu tay tập hợp một số những sáng tác chưa được công bố của anh. Đề tài chủ yếu trong tập truyện là viết về nông thôn.
PHONG LÊ
Một sự nghiệp viết chẵn năm mươi năm, tính từ Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) đến Di chúc (1969).
NGUYỄN THÙY TRANG
THÍCH CHẤN ĐẠO
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một Thiền phái nhất tông mang tinh thần nhập thế tích cực đã góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
MAI VĂN HOAN
Nhà thơ Trần Vàng Sao, tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 ở thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Gánh gánh… gồng gồng…”, Hồi ký của Xuân Phượng, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2020; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020)
VŨ NGỌC GIAO
Có một lần tôi đã chia sẻ với nhà văn Vĩnh Quyền rằng, tôi rất thích Rừng Na uy.
VƯƠNG HỒNG
Ưng Bình Thúc Giạ Thị quê phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877, mất ngày 4 tháng 4 năm 1961. Ông là cháu nội Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng với "Vỹ Dạ Hợp tập".