Sáng 1.1, Ban tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái hiện lễ Ban sóc triều Nguyễn tại quảng trường Ngọ Môn - Huế và công bố chương trình Festival Huế 2024.
Lễ Ban Sóc được tái hiện để chào đón năm mới 2024.
Tham dự chương trình có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Phương; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Trưởng ban Tổ chức Festival Huế; Bí thư Thành ủy Phan Thiên Định cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo các sở, ngành cùng đông đảo người dân và du khách.
Ban sóc là nghi lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm âm lịch. Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban sóc dưới sự điều hành của quan viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên giám. Lịch được tiến vào hoàng cung để hoàng gia dùng và phát cho các quan ở kinh thành, các địa phương nhằm phân phát lại trong dân chúng sử dụng.
Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng nên quyển lịch đối với đời sống con người lại có ý nghĩa rất đặc biệt. Bà con nông dân xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ; xem lịch để biết được sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai.
Lễ Ban sóc vốn được tổ chức ở sân điện Thái Hòa. Đến năm Tân Sửu 1841, lần đầu tiên lễ Ban sóc được vua Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn.
Lễ hội tái hiện lễ Ban sóc là tái hiện tinh thần nhân văn của người xưa và là dịp để du khách, người dân Huế cùng trải nghiệm với di sản cố đô Huế trong ngày đầu năm. Đây là chương trình lễ hội đầu tiên của năm mới, đồng thời khởi động Festival Huế 2024 bốn mùa.
![]() |
Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phát biểu công bố chương trình Festival 2024 |
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, năm 2024 là năm định kỳ tổ chức Festival nghệ thuật quốc tế Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” sẽ tổ chức các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm, mở đầu bằng Lễ hội sân khấu hóa tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn ngày (01/01/2024) và kết thúc bằng Chương trình Countdown (ngày 31/12/2024) với điểm nhấn là Tuần lễ Festival Huế 2024 diễn ra từ ngày 7 đến 12/6.
![]() |
Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới. Từ những thành quả, kinh nghiệm thu được, Tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2024 (từ 7 đến 12/6) sẽ tiếp tục triển khai chuỗi hoạt động Festival nghệ thuật chất lượng cao, quy tụ các nghệ sỹ của Huế, các vùng văn hóa Việt Nam và các đoàn nghệ thuật đặc sắc quốc tế.
![]() |
Festival Huế 2024 định hướng bốn mùa sẽ tiếp tục khai thác các lễ hội trải dài trong năm như các hình thái lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, lễ hội tôn giáo, lễ hội truyền thống, đồng thời từng bước xây dựng các chương trình lễ hội mới, phù hợp với xu thế, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng, phát triển trở thành sản phẩm du lịch định kỳ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, để Thừa Thiên Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển", Festival Huế 2024 sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm theo định hướng bốn mùa: “Xuân Cố đô”, mùa hạ “Kinh thành toả sáng”, “Huế vào thu” và “Mùa đông xứ Huế" nhằm tôn vinh, quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hoá Huế và văn hoá Việt Nam. Đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, để Thừa Thiên Huế thực sự trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
![]() |
Lễ hội mùa Xuân “Xuân Cố đô” (tháng 1-3):
Lễ hội mùa Xuân trải dài suốt 3 tháng đầu năm, bao gồm các lễ hội cung đình, lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian đặc thù. Điểm nhấn là chương trình Công bố Festival Huế 2024 và Lễ hội sân khấu hóa tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn cùng nhiều hoạt động Tết cung đình, dân gian phong phú độc đáo, với những tập tục đón Tết, các không gian văn hóa Tết truyền thống, hoạt động vui chơi giải trí ngày xuân của Kinh đô Huế xưa, kết hợp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế.
Lễ hội mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng” (tháng 4 – 6):
Lễ hội mùa Hạ sẽ lấy Tuần lễ Festival Huế 2024 chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 07 đến 12/6/2024 làm điểm nhấn.
Lễ hội mùa Thu “Huế vào thu” (tháng 7 – 9):
Lễ hội mùa Thu với các hoạt động vui Tết Trung Thu như Hội đèn lồng quốc tế Huế 2024, kết hợp các hoạt động trưng bày, sắp đặt, rước đèn lồng, quảng diễn múa lân…
Lễ hội mùa Đông “Mùa Đông xứ Huế” (tháng 10 – 12):
Lễ hội Mùa Đông sẽ tổ chức một số hoạt động lễ hội mới, tạo không khí mùa đông xứ Huế sôi động, ấm áp hơn với các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại Cố đô Huế. Điểm nhấn là Tuần lễ Âm Nhạc quốc tế và Chương trình Countdown chào đón năm mới.
![]() |
Phương Anh
Sáng ngày 22/2, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Huế tổ chức Hội nghị nhằm triển khai các nội dung quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; thảo luận dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên.
Sáng 19/2, tại thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, UBND thị xã Hương Trà (TP Huế) tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng ngày 16/2/2025, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ phát động 06 tuần cao điểm thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Huế (26/3/1975 - 26/3/2025) và hưởng ứng năm Du lịch quốc gia 2025 do Thành Đoàn Huế tổ chức.
Tối ngày 11/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức đêm thơ Tết Nguyên Tiêu Ất Tỵ - 2025 với chủ đề “Tổ Quốc bay lên”.
Sáng 10/2, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, UBND Thành phố Huế tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2024 – 2025.
Chiều ngày 6/2, tại phiên họp Tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã công bố kết quả Chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) xếp thứ 3 trong toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm 2022.
Sáng ngày 06/2 (mùng 09 tháng giêng, năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, quận Thuận Hoá, thành phố Huế), Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.
Ngày 4/2 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Triệu Miếu và Thế Miếu, thuộc khu di sản Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn tân niên.
Sáng 3/2, lãnh đạo thành phố đã dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Tại không gian nghệ thuật Sông Như Art, chiều 22//01/2025 (nhằm ngày 23 tháng chạp) đã khai mạc triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Rắn lục lộ - chộ mà đi” của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và bạn bè.
Sáng ngày 23/01, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố Huế, Hội Nhà báo phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ – 2025 với chủ đề: “Báo chí Huế - Đồng hành cùng sự phát triển của thành phố”.
Sáng 22/1 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.
Chiều 21/1, tại Tạp chí Sông Hương diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Mùa xuân - Con giáp Ất Tỵ 2025” do Hội Mỹ thuật thành phố Huế tổ chức.
Sáng ngày 24/11/2024, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với CLB Sách và Văn hóa Huế tổ chức buổi giới thiệu, ra mắt sách “100 năm Văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920 - 2020) – Một góc nhìn” tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Tp. Huế. Đây là sự kiện văn hóa văn học rất có ý nghĩa, trùng với thời điểm Huế đang được quốc hội thảo luận về việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiều 20/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về kỳ họp thường lệ lần thứ 9, khóa VIII. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung thảo luận quan trọng về hoạt động sản xuất kinh doanh có tính chiến lược của Thừa Thiên Huế trước ngưỡng cửa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng ngày 17/11/2024, Nhà xuất bản Kim Đồng đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Tp. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế để tổ chức chương trình giao lưu, ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang” của hai tác giả, nhà văn – nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang và Nhà văn – Nhà báo Phi Tân.
Chiều ngày 15/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 20, khóa VIII với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế, chính trị và hoạt động sản xuất kinh doanh, với những dịch chuyển đáng chú ý khi đề án Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương đã được chính phủ đệ trình quốc hội.
Tạp chí Sông Hương và Gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Nhà thơ PHẠM TRƯỜNG THI - đại diện Tạp chí Sông Hương tại tỉnh Nam Định đã từ trần hồi 06 giờ 45 phút ngày 11 tháng 11 năm 2024 (nhằm ngày 11 tháng 10 năm Giáp Thìn) tại tư gia. Hưởng thọ 78 tuổi.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 108 triệu USD, thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 9.516 tỷ đồng. Đó là những thông tin quan trọng đáng chú ý nhất tại buổi họp báo thường kỳ tháng 10 năm 2024 do UBND tỉnh tổ chức chiều ngày 01/11.
Chiều ngày 01/11/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Báo Thừa Thiên Huế.