Suy nghĩ về một vài truyện ngắn trên Tạp chí Sông Hương

11:09 03/06/2008
Gần đây, đọc một vài truyện ngắn trên tạp chí Sông Hương, tôi vô cùng cảm động. Trước số phận của các nhân vật, tôi muốn nói lên những suy nghĩ của mình và chỉ mong được coi đây là lời trò chuyện của người được "nhận và cho":

1 – Về truyện ngắn "Trăng nơi đáy giếng" của Trần Thùy Mai trên Sông Hương số 148 (6-2001), tôi nghĩ ít có cô gái nào đầy đủ, đặc trưng cho tính cách của người phụ nữ như cô Hạnh – nhân vật chính trong truyện. Còn anh Phương, chồng cô Hạnh vốn là con nhà dòng dõi, tính cách quý phái của anh thể hiện đến mức: "Anh không bao giờ đi qua dưới dây phơi cho dù quần áo đã cất hết". Một người đàn ông tinh tươm và kỹ tính như Phương mà cô Hạnh vẫn yêu thương chiều chuộng được thì cô Hạnh thật là người con gái rộng lượng, vị tha.
Số phận rủi ro, cô Hạnh không có con để được chăm sóc là một thiệt thòi. Nỗi đau thầm lặng khi chồng đến với người đàn bà khác không được giải tỏa, cô Hạnh còn bị nghi oan là có hành vi bao che cho những sai phạm của chồng, bị quy là phạm pháp, là phong kiến... Cô Hạnh nhận hết những thiếu sót về mình, hy sinh hết thảy chỉ để cho chồng được sung sướng. Và thánh thiện đến mức chăm lo cho cả người vợ bé của chồng, một con người ăn cháo đá bát. Lòng vị tha, rộng lượng của cô Hạnh bị lợi dụng. Khi sự thật được phơi bày, hình ảnh người chồng bấy lâu được tôn thờ nay đã mất linh thiêng thì cô Hạnh là người thất vọng và đau khổ nhất. Nỗi buồn da diết khi đứa con riêng của chồng mà cô nuôi nấng yêu thương chăm sóc từ ngày còn nhỏ cũng bị giành giật. Chỗ dựa tinh thần cuối cùng không còn nữa, cô Hạnh phải sống trong nỗi cô đơn khủng khiếp. Tác giả "Trăng nơi đáy giếng" đã dày công vun đắp cho nhân vật chính của mình mang đầy đủ tính cách của người phụ nữ sống thủy chung, tình nghĩa.
Nhân vật Phương được tác giả thể hiện là con người trắng đen lẫn lộn. Là đàn ông, Phương có đầy đủ những mặt ưu, mặt khuyết. Nhờ có chút tài và cái đức của người vợ mà anh ta được mọi người nể trọng. Xét cho cùng, anh ta chẳng qua cũng chỉ là con người ích kỷ, tầm thường không xứng đáng để cô Hạnh yêu thương, chăm chút.
Nhà văn Trần Thùy Mai quan sát và nắm bắt được nhiều chi tiết trong cuộc sống hàng ngày nên tác phẩm được tái tạo có sức lôi cuốn bạn đọc.
2 – Đọc truyện ngắn "Đường chim bay" của nhà văn Ngô Thị Ý Nhi trên tạp chí Sông Hương số 149 (7-2001) với cốt truyện làm tôi liên tưởng đến bài dân ca:
Ô rô tía, bạc hà cũng tía
Ngọn lang dâm, ngọn mía cũng dâm
Em thấy anh tốt mã em lầm
Giờ em nghĩ lại vàng cầm em cũng buông
Cốt truyện dung dị như chuyện muôn thuở của đời người, với giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm, truyện ngắn Đường chim bay đã ghi được dấu ấn vào tâm hồn người đọc. Nhân vật người mẹ và cô gái ở trong truyện đáng yêu và đáng kính trọng. Họ đều mang bản chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt và đức tính trầm lặng dịu hiền, cao sang của người xứ Huế.
Tác giả "Đường chim bay" phải có tâm hồn cao cả mới tạo nên nhân vật Nhân, một con người có học, đẹp trai, thông minh được thể hiện bằng: "... dáng ngồi ngay ngắn trước trang sách mở rộng, bàn tay đỡ lấy vầng trán thông minh, cái dáng ngồi của những người quen viết ngay sổ thẳng...." Cũng con người ấy khi anh ta bộc lộ bản chất vị kỷ, thấp hèn sống không còn tình nghĩa thì hình ảnh anh ta chỉ còn là "Một bóng người vội vàng nhảy xuống, chiếc xách da đen nặng trĩu trên tay, vấp phải cái gì đó anh ta chúi mình suýt té rồi cứ thế đầu cúi thấp, hấp tấp lầm lũi như người chạy trốn". Chi tiết này khiến người đọc liên tưởng đến những kẻ tội đồ như con chim bị rớt trên đường bay mà dân tộc đang bay. Một chi tiết theo tôi là đắt giá.
Truyện ngắn "Đường chim bay" nổi lên ở tính thời sự: hiện tượng thiếu công ăn việc làm đang là gánh nặng của xã hội, tình yêu và lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức truyền thống. Là một câu chuyện buồn khi tác giả để bà mẹ tâm sự: "Tôi có cảm tưởng mình chẳng hơn gì bà mẹ quê mùa hai sương một nắng, ngày ngày nhìn con cắp sách đến trường không hiểu người ta dạy những gì, con mình học được những gì và bị ai bắt nạt hiếp đáp trong thế giới xa lạ kia...". Tôi nghĩ chỉ có các nhà quản lý xã hội, quản lý giáo dục mới giải đáp được những băn khoăn của bà mẹ ấy.
Câu chuyện không vui nhưng kết truyện lại là chan hòa "ánh nắng mặt trời xuân chiếu vào lấp lánh, lấp lánh giọt sương mai thuần khiết...". Thật là hạnh phúc cho tuổi trẻ hôm nay, họ như những cánh chim đang bay trên bầu trời ấy.

ĐỖ XUÂN NGÂN
(nguồn: TCSH số 153 - 11 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ANNIE FINCH  

    Chúng tôi khát khao cái đẹp thi ca, và chúng tôi không e dè né tránh những nguồn mạch nuôi dưỡng chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng với chủ nghĩa Toàn thể hình thức (omniformalism), cho một thi pháp phong phú và mở rộng, giải phóng khỏi những doanh trại của những cuộc chiến thi ca đã chết rấp.

  • Chuyên luận THƠ NHƯ LÀ MỸ HỌC CỦA CÁI KHÁC (Nxb. Hội Nhà văn - Song Thuy bookstore, 2012, 458tr) gồm ba phần: Phần một: THƠ NHƯ LÀ MỸ HỌC CỦA CÁI KHÁC, Phần hai: CHÂN TRẦN ĐẾN CÁI KHÁC, Phần ba: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CỦA CÁI KHÁC.

  • NGUYỄN QUANG HUY

    (Khảo sát qua trường hợp "Người sông mê" qua cái nhìn của lí thuyết Cổ mẫu)

  • NGUYỄN HỮU TẤN

    Trong buổi lễ mừng thọ thất tuần, Sigmun Freud đã từng phát biểu: “Trước tôi, các thi sĩ và triết gia đã sớm phát hiện ra vô thức, còn tôi chẳng qua cũng chỉ khám phá ra những phương pháp khoa học để nghiên cứu vô thức mà thôi”.

  • Tóm lược bài nói chuyện trao đổi một số vấn đề về tình hình văn học Xô viết những năm 80, đặc biệt là sau Đại hội 27 của GSTS V. Xmirnốp trong chuyến thăm Huế với Chi hội Nhà văn Bình Trị Thiên của đoàn cán bộ Học viện văn học Gorki (Liên Xô cũ) do nhà thơ Valentin Xôrôkin, phó Giám đốc Học viện và GSTS Vladimia Xmirnốp đã sang Việt Nam giảng dạy tại trường Viết văn Nguyễn Du năm 1987.

  • Tỳ kheo THÍCH CHƠN THIỆN

    Theo Spaulding - The “New Rationlism”, New York, Henry Holt and Conpany, 1918, pp. 106 - 107 -, Aristotle nêu lên ba nguyên lý cơ bản của tư duy:

  • TRẦN NGUYÊN HÀO

    Năm 1987, tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa của Liên hiệp quốc, UNESCO trong cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 24 (tại Paris từ 20/10 đến 20/11) đã ra Nghị quyết phong tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh danh hiệu kép: “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn”.

  • ĐỖ HẢI NINH

    Quan sát hành trình Thơ mới, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vào đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, Thơ mới bắt đầu có dấu hiệu chững lại, thậm chí khủng hoảng về cảm hứng và thi pháp.

  • JU. LOTMAN

    Từ “biểu tượng” (symbol, còn được dịch là tượng trưng, biểu trưng, phù hiệu, kí hiệu) là một trong những từ nhiều nghĩa nhất trong hệ thống các khoa học về kí hiệu(1).

  • PHẠM TẤN HẦU

    Trong bản tham luận về mảng thơ trên trang viết đầu tay của Tạp chí Sông Hương do anh Hoàng Dũng trình bày tôi thấy có chủ ý nói đến tính khuynh hướng. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được đặt ra một cách chặt chẽ, sâu sắc. Theo tôi, nếu hướng cuộc thảo luận đến một vấn đề như vậy chắc sẽ đem đến cho những người viết trẻ nhiều điều bổ ích hơn.

  • ĐỖ VĂN HIỂU

    Tóm tắt
    Trước tình trạng môi trường toàn cầu đang ngày một xấu đi, giữa thập niên 90 của thế kỷ 20 Phê bình sinh thái đã ra đời với sứ mệnh cao cả là phân tích chỉ ra căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái, nghiên cứu quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên.

  • LƯỜNG TÚ TUẤN

    Việc lý luận văn học thống nhất coi “ngôn ngữ là chất liệu của văn học” đã không vì thế mà dành cho cái chất liệu ấy một vị trí xứng đáng trong những luận thuyết và “diễn giải” của mình.

  • PHAN TUẤN ANH

    “Chẳng ai đi dưới bóng hàng cọ mà lại không hề hấn gì”… Ở đời, trong cuộc chơi, cả hai bên đều phải đi qua dưới bóng hàng cọ”.
                   (Nguyễn Xuân Khánh) [2,806]

  • TRẦN THIỆN KHANH

    “Mai kia, những cái tầm thường, mực thước sẽ mất đi, còn lại chút gì đáng kể của thời này, đó là Hàn Mạc Tử.”
                                (Chế Lan Viên)

  • CARSON MCCULLERS

    Khi tôi là một đứa bé chừng bốn tuổi, tôi cùng người bảo mẫu của mình đi ngang qua một tu viện.

  • MANU JOSEPH

    Xét về quan điểm và màu tóc của 50 nhà văn được lắp ghép cho một hội nghị kì quặc ở Edinburgh, thì cái giáo đoàn đó có thể gọi là “50 Sắc Xám.”  Tuy nhiên trong suốt năm ngày hội nghị, khởi đầu từ ngày 17 tháng Tám, hầu hết các nhà văn nhìn nhận rằng họ bị đẩy lui bởi loại sách kém học thức, loại sách bán chạy hơn tất cả các công trình của họ cộng lại.

  • NGUYỄN HỒNG TRÂN  

    …Minh triết là sự làm sáng tỏ một cách khôn khéo những chuyện trong trời đất có liên quan đến cuộc sống vật chất và tinh thần của con người trong xã hội một cách chân thực, rộng rãi, sâu sắc và nó có những năng lượng tiềm tàng rất quý giá đối với sự phát triển tâm đức và trí tuệ con người…

  • WALTER BENJAMIN 

    (Trích trong tác phẩm Illuminations do Hannah Arendt biên tập và đề tựa, 1968, bản dịch từ tiếng Đức của Harry Zohn)

  • NGUYỄN HỮU QUÝ 

    1.
    Tôi luôn tin rằng các nhà thơ đích thực là những người rất lương thiện. Bởi ngọn bút của họ (bây giờ có thể là bàn phím) hướng về tình thương yêu và sự cao đẹp của con người.

  • ĐOÀN HUYỀN

    Xuất hiện ở Việt Nam đã gần một thế kỉ, đến thời điểm này chủ nghĩa hiện thực tuy không còn giữ địa vị của một khuynh hướng sáng tác thống soái nhưng điều đó không có nghĩa những người cầm bút Việt Nam đã thực sự thoát khỏi từ trường của khuynh hướng sáng tác này.