Sự thật về cái chết của Edop

10:43 16/09/2008
RADOI RALIN (Bungari)LGT: Đây là một truyện có ý vị sâu xa với các môtíp sự cám dỗ của quyền lực, “sự đồng loã ngây thơ” với tội ác, sự tự nhận thức và tự trừng phạt. Nhưng trên hết là sự vạch trần và tố cáo sự bịp bợm quỷ kế của giới quyền lực. Đây là một truyện ngụ ngôn mới đặc sắc. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Một hôm Edop đang làm việc tại vườn nho của ông chủ và đang ngẫm nghĩ về bài thơ ngụ ngôn sắp tới của mình về con cáo và con cừu non thì các quan chấp chính cho vời đến.
- Nghe này, Edop! – Một vị quan nói.
- Tôi xin nghe – Edop đáp.
- Chúng ta định phong cho nhà ngươi danh hiệu “viện sĩ” và đưa nhà ngươi vào biên chế của Viện hàn lâm khoa học Hy Lạp.
- Tôi không muốn làm viện sĩ – Edop băn khoăn đáp.
- Nhưng chúng ta đã quyết định rồi – các quan chấp chính ngạc nhiên nói.
- Của đáng tội, tôi sẽ làm gì tại Viện hàn lâm? Ai đời một nhà thơ châm biếm lại trở thành viện sĩ bao giờ?
- Chúng ta đã suy nghĩ kỹ về điều này… Nhà ngươi sẽ làm từ điển.
- Tôi ấy à? Từ điển gì?!
- Nhà người có thấy không, những bài thơ ngụ ngôn của nhà ngươi được lan truyền rộng rãi đến mức dân chúng ở khắp nơi đều nói bằng ngôn ngữ của nhà ngươi. Và vì thế mà chúng ta không thể tìm được tiếng nói chung với nhân dân. Nhà ngươi sẽ biên soạn cho chúng ta một cuốn từ điển ngôn ngữ Edop, và chúng ta sẽ biết được mọi người thực sự suy nghĩ gì để ứng xử cho phù hợp với ý muốn và nguyện vọng của nhân dân.
- Thế còn thơ ngụ ngôn?
- Thơ ngụ ngôn à? Ha… ha… ha nhà ngươi cứ việc viết. Không ai ngăn cản nhà ngươi làm việc ấy.
- Thôi được, nếu các ngài muốn đi tìm tiếng nói chung với nhân dân thì đó lại là chuyện khác! Edop bằng lòng và trở thành viện sĩ.
Edop vốn cần cù chăm chỉ và chẳng bao lâu sau đã biên soạn xong mấy tập từ điển ngôn ngữ Edop.

Thứ ngôn ngữ này đã được các quan chấp chính, các nhà quý tộc, các viên quan lại, các vị tư tế và các pháp quan, các vị lãnh chúa và các quan chức khác… quán triệt. Họ đã nắm được thứ ngôn ngữ của Edop và hễ nghe thấy có người nào ở nơi nào đó và vào lúc nào đó nói bằng thứ ngôn ngữ ấy thì họ lập tức hiểu ngay ý nghĩ thầm kín của con người, nỗi đau đầu bí ẩn nào đó đang giày vò họ và đã giải thoát cho con người khỏi nổi khổ ấy. Cùng với cái đầu của họ.
Sau khi một số nửa dân chúng được giải thoát khỏi bệnh đau đầu thì một số nửa dân chúng còn lại tự nguyện xin khước từ thứ ngôn ngữ của Edop.
Và các vị quan chấp chính lại tìm được tiếng nói chung với toàn thể nhân dân.
Sau đó họ lại cho gọi Edop đến:
- Vào thời gian gần đây dân chúng đã quên hẳn thứ ngôn ngữ của Edop. Thứ ngôn ngữ của nhà ngươi, hỡi tên Edop kia, té ra là không vĩnh cửu và chỉ mang tính chất nhất thời, bởi vậy việc tiếp tục biên soạn từ điển là không cần thiết nữa. Nhưng ở giai đoạn này nhà ngươi vẫn còn có ích và chúng ta đã quyết định giữ lại một biên chế cho nhà ngươi. Nhà ngươi hãy cứ tiếp tục viết những bài ngụ ngôn của mình đi…Ha…ha…ha…! Sẽ  không ai ngăn cản nhà ngươi cả… ha…ha…ha.!
Và khi ấy, Edop bèn leo lên một quả núi đá và lao mình xuống vực thẳm.
Sự thật về cái chết của Edop là  như vậy. Còn tất cả những thứ khác đều là những chuyện hoang đường.
LÊ SƠN dịch

(nguồn: TCSH số 227 - 01 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Salman Rushdie (1947), nhà văn và người viết tiểu luận, gốc Ấn, hiện sống tại Mỹ, là tác giả của nhiều tiểu thuyết gây tiếng vang, như Những đứa con của nửa đêm, được trao giải Booker, năm 1981, và cả những tiểu thuyết gây tranh cãi như Những vần thơ của Satan, 1988. Văn phong Rushdie thâm trầm, khoáng lộng, hài hước và tươi mới.

  • FRANK O’CONNOR  

    Khi tôi tỉnh giấc, tôi nghe có tiếng mẹ ho ở nhà bếp. Mẹ bị ho đã nhiều ngày nhưng tôi không để ý. Chúng tôi sống ở Old Youghal Road, nơi mà vào lúc đó, có một con đường nhiều đồi dốc dẫn tới East Cork.


  • E. RUXACỐP (Nga)

  • ABDULRAZAK GURNAH    

    Tôi nghĩ anh ta đã nhìn thấy tôi đang tiến lại gần, nhưng vì lý do riêng nào đấy nên anh ta vẫn không có dấu hiệu gì.

  • Maurice Druon, sinh năm 1918, theo học Đại học Luật Paris. Trong chiến tranh thế giới ln thứ hai, ông tham gia lực lượng kháng chiến Pháp chng phát xít Đức, là thông tin viên Đài Phát thanh Kháng Chiến. Giải Goncourt 1948 với tác phm "Đại Gia đình" (Les Grandes Familles). Các tác phm đậm chất trữ tình của nhà văn: "Kết thúc đời người" (La Fin des Hommes), "Hẹn gặp tại Địa ngục" (Rendez-vous aux enfers) phản ánh một thiên hướng theo trường phái Balzac.
    Ông đồng thời là tác giả một số tiểu thuyết lịch sử.

  • JENNIFER WALKUP   

    Tôi sẽ không nói với ai về việc chẩn đoán.
    Không hé răng với mẹ hay em gái tôi. Chắc chắn không phải Jake và có lẽ với Steve cũng không hề.

  • GRAHAM GREEN

    Cái chết đến kề như một nỗi nghiệt ngã day dứt mà ta hổ thẹn không dám thổ lộ với bạn bè hoặc đồng nghiệp.

  • ELISABETH SILANCE BALLARD

    Một truyện ngắn cảm động về tình thầy trò. Truyện khiến người đọc có thể nghĩ chuyện xảy ra hôm nay, không phải cách đây hơn bốn mươi năm.

  • Tác giả tên đầy đủ là Heinrich Theodor Böll (1917 - 1985). Ông được coi là một trong những nhà văn lớn nhất của Đức thời hậu chiến. Năm 1972 ông được nhận giải Nobel Văn học. Tác phẩm và quan điểm chính trị của Böll thể hiện khát vọng xây dựng một xã hội mang tính nhân văn. Các tiểu thuyết tiêu biểu của ông: “Thiên thần im lặng”, “Và tôi đã không nói một lời duy nhất”, “Nhà không có người che chở”, “Qua con mắt của chú hề”, “Bức chân dung tập thể với một quý bà”…

  • KATE CHOPIN

    Catherine O’ Flaherty sinh năm 1850 tại Saint Louis, Missouri, bố gốc người Ái Nhĩ Lan, mẹ gốc Pháp, lớn lên trong môi trường đa văn hóa, từ nhỏ đã nói tiếng Pháp đồng thời với tiếng Anh.

  • Nhà văn, nhà thơ, triết gia, họa sỹ, dịch giả Ấn Độ Rabindranath Tagore sinh năm 1861 tại Calcutta, Ấn Độ và mất năm 1941. Ông để lại một di sản văn học - nghệ thuật đồ sộ với hàng ngàn tác phẩm đủ các thể loại. Tagore còn là nhà yêu nước, đòi giải phóng Ấn Độ khỏi sự cai trị của Anh. Ông được trao giải Nobel văn học năm 1913.

  • O’Neil De Noux sinh ngày 29/11/1950 tại New Orleans, bang Louisiana, Hoa Kỳ. Ông là một nhà văn Hoa Kỳ có sức sáng tác mãnh liệt với nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn, đã có 42 đầu sách được xuất bản. Phần lớn sáng tác của ông là truyện trinh thám hình sự, tuy nhiên ông cũng viết nhiều thể loại khác như tiểu thuyết lịch sử, truyện dành cho trẻ em, truyện khoa học viễn tưởng, kinh dị, tình cảm, v.v.

  • JASON HELMANDOLLAR

    Jason Helmandollar là một nhà văn người Mỹ, tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng được đăng trên các báo, tạp chí đang thịnh hành lúc bấy giờ như Encounters Magazine, Bartleby Snopes, Title Goes Here, Sideshow Fables. “The Backward Fall” là một trong những truyện ngắn hay và hấp dẫn của ông.

  • TIMUR JONATHAN KARACA

    Timur Jonathan Karaca được sinh ra ở San Francisco. Ông là bác sĩ y khoa khoa gây mê tại UCSF. Ông sống ở Oakland, nơi ông hành nghề. Karaca theo học sáng tác tại Studio Hi Nhà văn San Francisco.

  • Naguib Mahfouz (1911 - 2006) sinh ra trong một gia đình nghèo tại Cairo. Ông học triết học tại Đại học Cairo và làm công chức cho tới khi về hưu năm 1971. Mahfouz là nhà văn lớn của Arab và của thế giới. Ông có 35 tiểu thuyết, 14 tập truyện ngắn và nhiều tác phẩm kịch. Tác phẩm của ông rất phổ biến ở phương Tây. Mahfouz được trao giải Nobel văn chương năm 1988.
    Truyện ngắn dưới đây diễn tả bi kịch của cá nhân khi bị phụ thuộc vào kẻ khác. Tuy nhiên, như rất nhiều tác phẩm khác của văn học Arab, nó còn mang tính ẩn dụ và nghĩa hàm ẩn.

  • ALBERT LAMORISSE (Pháp)

    Albert Lamorisse là một nghệ sĩ đa tài của nước Pháp. Ông vừa viết văn, làm thơ, vừa biên kịch và đạo diễn điện ảnh. Truyện "Quả bóng đỏ" (Le Ballon Rouge) này đã được chính Albert Lamorisse dựng thành phim, rất nhiều người hâm mộ.